Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố rằng các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mà nước này mua từ Nga sẽ được đưa vào làm nhiệm vụ chiến đấu từ đầu tháng 4-2020.Thông tin trên được ông Erdogan khẳng định khi Mỹ gây sức ép buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải trả lại tổ hợp vũ khí này cho Nga để đổi lấy việc nhận được tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại vẫn không có bất cứ thông tin nào về việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hệ thống phòng không tối tân này.Điều đó đã làm phát sinh nhiều câu hỏi cần giải đáp, trong đó tập trung vào ý kiến cho rằng có thể là với những lý do không xác định, thời hạn đưa S-400 vào hoạt động đã bị gián đoạn.Cần lưu ý rằng, cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin về những gì có thể gây ra thất bại trong việc vận hành hệ thống phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.Thậm chí, trước đó Ankara còn tuyên bố rằng S-400 đã có màn thể hiện tuyệt vời trong các cuộc thử nghiệm với máy bay chiến đấu của nước này, nó đã đạt được mọi thông số thiết kế.Không chỉ có vậy, radar cảnh báo sớm tầm xa 96L6E của S-400 còn được báo cáo đã phát hiện ra tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ từ tận biên giới Iraq.Trước tình hình trên, các chuyên gia quân sự tin rằng trong thực tế, Ankara đã vận hành hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa tiên tiến này.Nhưng Ankara hiện không có ý định nói về việc này vì sợ rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của quốc gia này.Bên cạnh đó, lý do có thể nằm ở một số yếu tố khác, bao gồm việc không thể đưa tên lửa S-400 vào làm nhiệm vụ chiến đấu do tình hình khó khăn trong đại dịch COVID-19.Nhưng ý kiến nhận được sự đồng thuận nhiều nhất là nguy cơ đối đầu với quân đội Nga, hoặc sự phản đối từ phía Matxcơva chống lại việc Ankara không tuân thủ các thỏa thuận về tình hình ngừng bắn ở Syria.Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa S-400 vào trực chiến và đe dọa sự an toàn của chiến đấu cơ Nga hay Syria tại Idlib thì Matxcơva sẽ có động thái đáp trả tương ứng, đây là điều không có lợi cho Ankara.Ngoài ra, lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ và các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung MIM-23 Hawk hay HISAR-A do nước này tự phát triển theo đánh giá đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.Cần lưu ý thêm rằng cho tới lúc này, vẫn không có bình luận chính thức nào từ Ankara về chủ đề trên, điều đó càng làm cho giới truyền thông tỏ ra sốt ruột hơn, nhất là khi cuộc chiến tại Idlib có thể sớm khởi động trở lại.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố rằng các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mà nước này mua từ Nga sẽ được đưa vào làm nhiệm vụ chiến đấu từ đầu tháng 4-2020.
Thông tin trên được ông Erdogan khẳng định khi Mỹ gây sức ép buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải trả lại tổ hợp vũ khí này cho Nga để đổi lấy việc nhận được tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.
Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại vẫn không có bất cứ thông tin nào về việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hệ thống phòng không tối tân này.
Điều đó đã làm phát sinh nhiều câu hỏi cần giải đáp, trong đó tập trung vào ý kiến cho rằng có thể là với những lý do không xác định, thời hạn đưa S-400 vào hoạt động đã bị gián đoạn.
Cần lưu ý rằng, cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thông tin về những gì có thể gây ra thất bại trong việc vận hành hệ thống phòng không S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thậm chí, trước đó Ankara còn tuyên bố rằng S-400 đã có màn thể hiện tuyệt vời trong các cuộc thử nghiệm với máy bay chiến đấu của nước này, nó đã đạt được mọi thông số thiết kế.
Không chỉ có vậy, radar cảnh báo sớm tầm xa 96L6E của S-400 còn được báo cáo đã phát hiện ra tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ từ tận biên giới Iraq.
Trước tình hình trên, các chuyên gia quân sự tin rằng trong thực tế, Ankara đã vận hành hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa tiên tiến này.
Nhưng Ankara hiện không có ý định nói về việc này vì sợ rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của quốc gia này.
Bên cạnh đó, lý do có thể nằm ở một số yếu tố khác, bao gồm việc không thể đưa tên lửa S-400 vào làm nhiệm vụ chiến đấu do tình hình khó khăn trong đại dịch COVID-19.
Nhưng ý kiến nhận được sự đồng thuận nhiều nhất là nguy cơ đối đầu với quân đội Nga, hoặc sự phản đối từ phía Matxcơva chống lại việc Ankara không tuân thủ các thỏa thuận về tình hình ngừng bắn ở Syria.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa S-400 vào trực chiến và đe dọa sự an toàn của chiến đấu cơ Nga hay Syria tại Idlib thì Matxcơva sẽ có động thái đáp trả tương ứng, đây là điều không có lợi cho Ankara.
Ngoài ra, lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ và các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung MIM-23 Hawk hay HISAR-A do nước này tự phát triển theo đánh giá đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cần lưu ý thêm rằng cho tới lúc này, vẫn không có bình luận chính thức nào từ Ankara về chủ đề trên, điều đó càng làm cho giới truyền thông tỏ ra sốt ruột hơn, nhất là khi cuộc chiến tại Idlib có thể sớm khởi động trở lại.