Theo truyền thông tại Ankara, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ - ông Mevlut Cavusoglu trong một cuộc phỏng vấn đã xác nhận thực tế chẳng lấy gì làm dễ chịu với tình hình quốc phòng của họ.Cụ thể là các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mua từ Nga vẫn chưa được lực lượng vũ trang nước này triển khai cho nhiệm vụ chiến đấu.Nguyên nhân được xác định có liên quan đến các vấn đề nội tại của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mà họ đã không thể tự giải quyết trong suốt 5 tháng qua, khi thời hạn cam kết đưa S-400 vào trạng thái chiến đấu đã trôi qua.Rắc rối bắt nguồn từ việc các quan chức quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai trục xuất chuyên gia kỹ thuật Nga khỏi lãnh thổ của mình quá sớm dưới áp lực từ Mỹ, không cho phép họ điều chỉnh hoạt động các thành phần của tổ hợp S-400.Nhưng chỉ ít lâu sau đó Ankara nhận thấy quyết định trên của mình là một sai lầm khủng khiếp vì hóa ra kỹ thuật viên địa phương chưa đủ có kinh nghiệm và kiến thức trong việc triển khai vũ khí của Nga.Hiện tại việc đưa S-400 vào trực chiến là hoàn toàn không thể nếu không có sự tham gia của chuyên gia Nga. Kíp kỹ thuật của Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là chưa đủ trình độ làm chủ khí tài một cách đầy đủ.Mặc dù vậy Ankara chưa thể mời họ lại vì NATO cho rằng quân nhân Nga có thể thực hiện một số thay đổi đối với nhiều thành phần của tổ hợp, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.Nhưng ở chiều ngược lại, giới chức quân sự Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng đồn đoán trên là thiếu chính xác khi tổ hợp S-400 đang được triển khai và các chuyên gia địa phương biết cách kích hoạt vũ khí này.Tuy vậy giới phân tích cho rằng tình hình đối với Ankara đang là khá nghiêm trọng và các quan chức quân sự của họ chỉ đang cố gắng làm giảm nhẹ mối quan tâm mà thôi.Báo chí khu vực tin rằng trên thực tế Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại việc Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với thương vụ mua vũ khí Nga và sẽ cắt khoản viện trợ kinh tế trị giá 10 tỷ USD trong bối cảnh kinh tế của họ đang lâm vào khủng hoảng.Mọi việc sẽ chỉ có lời giải đáp nếu tiếp theo Thổ Nhĩ Kỳ mua chiến đấu cơ Nga để cân bằng tiềm lực với Hy Lạp, nếu động thái này xảy ra tức là Ankara quyết bỏ qua sự đe dọa từ phía Mỹ.Xác suất xảy ra khả năng trên được xem là khá cao, nhất là khi nhiều quốc gia thành viên NATO khác tỏ rõ việc đứng về phía Hy Lạp và chống lại Thổ Nhĩ Kỳ trong tranh chấp chủ quyền tại Địa Trung Hải.Trong tình cảnh này, Washington sẽ không thể cung cấp cho Ankara những vũ khí cần thiết theo yêu cầu, thậm chí không loại trừ việc họ cấm Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng một số vũ khí như tiêm kích F-16 để chống lại đồng minh.Nếu điều đó xảy ra, Ankara rõ ràng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc quay lại đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga và tránh xa các đối tác NATO của mình.
Theo truyền thông tại Ankara, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ - ông Mevlut Cavusoglu trong một cuộc phỏng vấn đã xác nhận thực tế chẳng lấy gì làm dễ chịu với tình hình quốc phòng của họ.
Cụ thể là các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mua từ Nga vẫn chưa được lực lượng vũ trang nước này triển khai cho nhiệm vụ chiến đấu.
Nguyên nhân được xác định có liên quan đến các vấn đề nội tại của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ mà họ đã không thể tự giải quyết trong suốt 5 tháng qua, khi thời hạn cam kết đưa S-400 vào trạng thái chiến đấu đã trôi qua.
Rắc rối bắt nguồn từ việc các quan chức quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai trục xuất chuyên gia kỹ thuật Nga khỏi lãnh thổ của mình quá sớm dưới áp lực từ Mỹ, không cho phép họ điều chỉnh hoạt động các thành phần của tổ hợp S-400.
Nhưng chỉ ít lâu sau đó Ankara nhận thấy quyết định trên của mình là một sai lầm khủng khiếp vì hóa ra kỹ thuật viên địa phương chưa đủ có kinh nghiệm và kiến thức trong việc triển khai vũ khí của Nga.
Hiện tại việc đưa S-400 vào trực chiến là hoàn toàn không thể nếu không có sự tham gia của chuyên gia Nga. Kíp kỹ thuật của Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là chưa đủ trình độ làm chủ khí tài một cách đầy đủ.
Mặc dù vậy Ankara chưa thể mời họ lại vì NATO cho rằng quân nhân Nga có thể thực hiện một số thay đổi đối với nhiều thành phần của tổ hợp, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Nhưng ở chiều ngược lại, giới chức quân sự Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng đồn đoán trên là thiếu chính xác khi tổ hợp S-400 đang được triển khai và các chuyên gia địa phương biết cách kích hoạt vũ khí này.
Tuy vậy giới phân tích cho rằng tình hình đối với Ankara đang là khá nghiêm trọng và các quan chức quân sự của họ chỉ đang cố gắng làm giảm nhẹ mối quan tâm mà thôi.
Báo chí khu vực tin rằng trên thực tế Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại việc Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với thương vụ mua vũ khí Nga và sẽ cắt khoản viện trợ kinh tế trị giá 10 tỷ USD trong bối cảnh kinh tế của họ đang lâm vào khủng hoảng.
Mọi việc sẽ chỉ có lời giải đáp nếu tiếp theo Thổ Nhĩ Kỳ mua chiến đấu cơ Nga để cân bằng tiềm lực với Hy Lạp, nếu động thái này xảy ra tức là Ankara quyết bỏ qua sự đe dọa từ phía Mỹ.
Xác suất xảy ra khả năng trên được xem là khá cao, nhất là khi nhiều quốc gia thành viên NATO khác tỏ rõ việc đứng về phía Hy Lạp và chống lại Thổ Nhĩ Kỳ trong tranh chấp chủ quyền tại Địa Trung Hải.
Trong tình cảnh này, Washington sẽ không thể cung cấp cho Ankara những vũ khí cần thiết theo yêu cầu, thậm chí không loại trừ việc họ cấm Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng một số vũ khí như tiêm kích F-16 để chống lại đồng minh.
Nếu điều đó xảy ra, Ankara rõ ràng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc quay lại đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga và tránh xa các đối tác NATO của mình.