Theo trang Topwar của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Mỹ bán cho họ hệ thống tên lửa phòng không Patriot đi kèm cả công nghệ để sản xuất.Nếu Washington không thực hiện đòi hỏi trên thì Ankara không những sẽ tiếp tục mua hệ thống phòng không S-400 từ Moskva, mà còn có thể bao gồm "một cái gì đó" từ Bắc Kinh.Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ - ông Mevlut Cavusolu nói rằng đất nước của mình sẽ tiếp tục quay sang các nhà cung cấp hệ thống phòng không tầm xa khác, nếu đồng minh phương Tây truyền thống không ngừng thực hiện "ý thích bất chợt" của họ."Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cần vũ khí hiện đại như S-400. Nếu bạn không muốn chúng tôi mua nó, hãy cung cấp vũ khí tối tân tương đương kèm bí quyết, hoặc chúng tôi sẽ tiếp tục mua từ Nga", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định.Ông Cavusolu còn nói thêm: "Hôm nay là S-400, ngày mai có thể chúng ta sẽ mua thứ khác, điều đó không quan trọng", lời nói trên có thể ám chỉ tới tổ hợp phòng không FD-2000 do Trung Quốc sản xuất.Ngoại trưởng Cavusolu đã thành thật giải thích với các đối tác NATO của mình rằng Ankara mong muốn hiện đại hóa một cách có chất lượng hệ thống phòng không của mình bằng bất cứ giá nào.Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đồng ý về việc Ankara mua tổ hợp S-400 thứ hai ở cấp trung đoàn, vũ khí sẽ được sản xuất trên lãnh thổ quốc gia này. Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dừng lại ở đó."Chúng tôi cần nhiều hơn hai tổ hợp S-400 Triumf ở cấp trung đoàn. Con số có thể là 2,3 hoặc 5 cho đến khi chúng ta học được cách tự sản xuất chúng".Bộ trưởng Cavusolu nhấn mạnh yếu tố trên, đồng thời đề cập đến những mối đe dọa có thể xảy ra với đất nước của mình khi khu vực phía Đông Địa Trung Hải đang tỏ ra ngày một bất ổn.Gần đây Washington đã đề nghị Ankara mua tổ hợp Patriot, nhưng với điều kiện là Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ S-400. Ông Cavusolu tin rằng hệ thống phòng không Mỹ vẫn là giải pháp thay thế, nhưng Washington không thể "áp đặt" đối với Ankara.Báo chí quốc tế cho rằng rõ ràng giới chức quân sự - chính trị Thổ Nhĩ Kỳ muốn có toàn quyền kiểm soát hệ thống vũ khí của mình mà không phải chịu bất kỳ hạn chế hoặc một điều khoản ràng buộc nào.Bên cạnh đó, Ankara muốn đủ sức hoàn toàn tự cung tự cấp mà không phải phụ thuộc vào Mỹ hay các quốc gia khác trong tổ hợp công nghiệp - quân sự phương Tây.Sau đó, Ankara sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch tạo ra một "Thổ Nhĩ Kỳ Lớn" chính là Đế quốc Ottoman năm xưa bằng cách tận dụng những cuộc khủng hoảng hiện có và tương lai để trỗi dậy.Nhưng dễ nhận thấy rằng quan điểm mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ trái ngược hẳn với những gì họ đưa ra chỉ cách đây vài tuần, đó là Ankara đồng ý từ bỏ thương vụ S-400, thậm chí còn bán lại cho Mỹ.Mục đích của Ankara được cho là hướng đến khoản cứu trợ kinh tế trị giá 10 tỷ USD, đồng thời mong muốn sẽ quay lại chương trình sản xuất tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.Nhưng có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy Mỹ sẽ không cho phép họ sử dụng vũ khí có nguồn gốc từ Washington để chống lại đồng minh thuộc khối quân sự NATO, cho nên họ quay sang vũ khí Nga và dẫn tới lời cảnh báo nói trên.
Theo trang Topwar của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Mỹ bán cho họ hệ thống tên lửa phòng không Patriot đi kèm cả công nghệ để sản xuất.
Nếu Washington không thực hiện đòi hỏi trên thì Ankara không những sẽ tiếp tục mua hệ thống phòng không S-400 từ Moskva, mà còn có thể bao gồm "một cái gì đó" từ Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ - ông Mevlut Cavusolu nói rằng đất nước của mình sẽ tiếp tục quay sang các nhà cung cấp hệ thống phòng không tầm xa khác, nếu đồng minh phương Tây truyền thống không ngừng thực hiện "ý thích bất chợt" của họ.
"Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cần vũ khí hiện đại như S-400. Nếu bạn không muốn chúng tôi mua nó, hãy cung cấp vũ khí tối tân tương đương kèm bí quyết, hoặc chúng tôi sẽ tiếp tục mua từ Nga", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định.
Ông Cavusolu còn nói thêm: "Hôm nay là S-400, ngày mai có thể chúng ta sẽ mua thứ khác, điều đó không quan trọng", lời nói trên có thể ám chỉ tới tổ hợp phòng không FD-2000 do Trung Quốc sản xuất.
Ngoại trưởng Cavusolu đã thành thật giải thích với các đối tác NATO của mình rằng Ankara mong muốn hiện đại hóa một cách có chất lượng hệ thống phòng không của mình bằng bất cứ giá nào.
Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đồng ý về việc Ankara mua tổ hợp S-400 thứ hai ở cấp trung đoàn, vũ khí sẽ được sản xuất trên lãnh thổ quốc gia này. Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dừng lại ở đó.
"Chúng tôi cần nhiều hơn hai tổ hợp S-400 Triumf ở cấp trung đoàn. Con số có thể là 2,3 hoặc 5 cho đến khi chúng ta học được cách tự sản xuất chúng".
Bộ trưởng Cavusolu nhấn mạnh yếu tố trên, đồng thời đề cập đến những mối đe dọa có thể xảy ra với đất nước của mình khi khu vực phía Đông Địa Trung Hải đang tỏ ra ngày một bất ổn.
Gần đây Washington đã đề nghị Ankara mua tổ hợp Patriot, nhưng với điều kiện là Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ S-400. Ông Cavusolu tin rằng hệ thống phòng không Mỹ vẫn là giải pháp thay thế, nhưng Washington không thể "áp đặt" đối với Ankara.
Báo chí quốc tế cho rằng rõ ràng giới chức quân sự - chính trị Thổ Nhĩ Kỳ muốn có toàn quyền kiểm soát hệ thống vũ khí của mình mà không phải chịu bất kỳ hạn chế hoặc một điều khoản ràng buộc nào.
Bên cạnh đó, Ankara muốn đủ sức hoàn toàn tự cung tự cấp mà không phải phụ thuộc vào Mỹ hay các quốc gia khác trong tổ hợp công nghiệp - quân sự phương Tây.
Sau đó, Ankara sẽ bắt đầu thực hiện kế hoạch tạo ra một "Thổ Nhĩ Kỳ Lớn" chính là Đế quốc Ottoman năm xưa bằng cách tận dụng những cuộc khủng hoảng hiện có và tương lai để trỗi dậy.
Nhưng dễ nhận thấy rằng quan điểm mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ trái ngược hẳn với những gì họ đưa ra chỉ cách đây vài tuần, đó là Ankara đồng ý từ bỏ thương vụ S-400, thậm chí còn bán lại cho Mỹ.
Mục đích của Ankara được cho là hướng đến khoản cứu trợ kinh tế trị giá 10 tỷ USD, đồng thời mong muốn sẽ quay lại chương trình sản xuất tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.
Nhưng có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy Mỹ sẽ không cho phép họ sử dụng vũ khí có nguồn gốc từ Washington để chống lại đồng minh thuộc khối quân sự NATO, cho nên họ quay sang vũ khí Nga và dẫn tới lời cảnh báo nói trên.