Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đang chỉ trích nặng nề quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf của Tổng thống Erdogan, cho rằng vũ khí này chỉ làm tình hình an ninh của họ xấu đi.Cho đến nay S-400 Triumf vẫn chưa thể đi vào hoạt động bất chấp số tiền mà Thổ Nhĩ Kỳ đã chi ra là rất lớn, khiến vũ khí trên bị nhận xét là hoàn toàn "vô dụng".Không chỉ có vậy, hợp đồng S-400 còn khiến quan hệ Mỹ - Thổ rơi vào khủng hoảng khi Ankara bị Washington loại khỏi chuỗi sản xuất, đồng thời đình chỉ bàn giao các tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.Trước tình hình trên, mới đây đã xuất hiện thông tin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bán lại hệ thống S-400 mà họ mua từ Nga cho Mỹ vào năm 2021 để đổi lấy 10 tỷ USD.Nếu việc này xảy ra thì Nga sẽ đối diện nhiều nguy cơ lớn, trong đó đáng ngại nhất là việc lộ bí mật công nghệ, trước tình hình trên thì tại Moskva đã xuất hiện tiếng nói cảnh báo."Nga có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Ankara nếu họ bán lại hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Mỹ, nhưng tôi tin Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không làm điều đó", ông Anatoly Kasputin - Chủ tịch Hiệp hội Luật quốc tế của Nga nhận định.Theo thông báo, một bản sửa đổi ngân sách quốc phòng của Mỹ nhằm mở đường cho việc mua lại hệ thống phòng không S-400 từ Thổ Nhĩ Kỳ đã được Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Thune đề xuất.Khoản tiền mà Ankara nhận được có thể lên tới 10 tỷ USD, giúp ích rất nhiều cho Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn kinh tế khó khăn, đồng thời còn giúp họ mua được vũ khí chuẩn NATO cho nhu cầu phòng thủ.Chuyên gia Kasputin cho rằng điều này tất nhiên sẽ dẫn đến sự phức tạp trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí dẫn đến việc áp dụng biện pháp trừng phạt từ phía Moskva.Mặc dù ông Kapustin không cho biết rằng mình được tiếp cận với các điều khoản trong hợp đồng bán S-400 cho Ankara, nhưng ông chắc chắn rằng họ bị cấm bán lại cho bên thứ ba.Ông Kasputin nói thêm rằng, có lẽ Nga đã tính đến trải nghiệm cay đắng khi vũ khí được giao cho các quốc gia khác, hoặc được sản xuất ở đó bằng công nghệ của Liên Xô.Sau đó vũ khí này được bán lại cho các đối thủ của Nga, để sử dụng trong các khu vực xung đột, dùng nó để chống lại chính quân nhân Nga và gây ra thiệt hại.Toàn bộ câu hỏi là Nga có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt cụ thể nào và chống lại ai? Nhưng bất kể bước đi giả định có thể là gì, đó không phải là lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ khi đối mặt với chúng.Thật vậy, đã có lúc Nga đã hạn chế các mối quan hệ liên lạc và thương mại cũng như kinh tế với Ankara, sau khi chiếc máy bay ném bom Su-24M bị bắn hạ ở phía Bắc Syria vào năm 2015.Sau đó Ankara thông qua các nhà vận động hành lang đã cố gắng bằng mọi cách thuyết phục Moskva khôi phục quan hệ và đã thành công, cho nên Ankara khó có khả năng mạo hiểm đánh đổi lần nữa, ông Kasputin nhận định.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đang chỉ trích nặng nề quyết định mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf của Tổng thống Erdogan, cho rằng vũ khí này chỉ làm tình hình an ninh của họ xấu đi.
Cho đến nay S-400 Triumf vẫn chưa thể đi vào hoạt động bất chấp số tiền mà Thổ Nhĩ Kỳ đã chi ra là rất lớn, khiến vũ khí trên bị nhận xét là hoàn toàn "vô dụng".
Không chỉ có vậy, hợp đồng S-400 còn khiến quan hệ Mỹ - Thổ rơi vào khủng hoảng khi Ankara bị Washington loại khỏi chuỗi sản xuất, đồng thời đình chỉ bàn giao các tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.
Trước tình hình trên, mới đây đã xuất hiện thông tin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bán lại hệ thống S-400 mà họ mua từ Nga cho Mỹ vào năm 2021 để đổi lấy 10 tỷ USD.
Nếu việc này xảy ra thì Nga sẽ đối diện nhiều nguy cơ lớn, trong đó đáng ngại nhất là việc lộ bí mật công nghệ, trước tình hình trên thì tại Moskva đã xuất hiện tiếng nói cảnh báo.
"Nga có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Ankara nếu họ bán lại hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Mỹ, nhưng tôi tin Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không làm điều đó", ông Anatoly Kasputin - Chủ tịch Hiệp hội Luật quốc tế của Nga nhận định.
Theo thông báo, một bản sửa đổi ngân sách quốc phòng của Mỹ nhằm mở đường cho việc mua lại hệ thống phòng không S-400 từ Thổ Nhĩ Kỳ đã được Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Thune đề xuất.
Khoản tiền mà Ankara nhận được có thể lên tới 10 tỷ USD, giúp ích rất nhiều cho Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn kinh tế khó khăn, đồng thời còn giúp họ mua được vũ khí chuẩn NATO cho nhu cầu phòng thủ.
Chuyên gia Kasputin cho rằng điều này tất nhiên sẽ dẫn đến sự phức tạp trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí dẫn đến việc áp dụng biện pháp trừng phạt từ phía Moskva.
Mặc dù ông Kapustin không cho biết rằng mình được tiếp cận với các điều khoản trong hợp đồng bán S-400 cho Ankara, nhưng ông chắc chắn rằng họ bị cấm bán lại cho bên thứ ba.
Ông Kasputin nói thêm rằng, có lẽ Nga đã tính đến trải nghiệm cay đắng khi vũ khí được giao cho các quốc gia khác, hoặc được sản xuất ở đó bằng công nghệ của Liên Xô.
Sau đó vũ khí này được bán lại cho các đối thủ của Nga, để sử dụng trong các khu vực xung đột, dùng nó để chống lại chính quân nhân Nga và gây ra thiệt hại.
Toàn bộ câu hỏi là Nga có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt cụ thể nào và chống lại ai? Nhưng bất kể bước đi giả định có thể là gì, đó không phải là lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ khi đối mặt với chúng.
Thật vậy, đã có lúc Nga đã hạn chế các mối quan hệ liên lạc và thương mại cũng như kinh tế với Ankara, sau khi chiếc máy bay ném bom Su-24M bị bắn hạ ở phía Bắc Syria vào năm 2015.
Sau đó Ankara thông qua các nhà vận động hành lang đã cố gắng bằng mọi cách thuyết phục Moskva khôi phục quan hệ và đã thành công, cho nên Ankara khó có khả năng mạo hiểm đánh đổi lần nữa, ông Kasputin nhận định.