Máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (viết tắt tiếng Anh AWACS), là nền tảng cốt lõi để nhận thức tình huống, chỉ huy và kiểm soát trong các hoạt động tác chiến trên không hiện đại. Vị trí, vài trò của máy bay AWACS trên chiến truòng đương đại, là điều không còn gì phải nghi ngờ.Sau trận không chiến giữa Israel và Syria tại thung lũng Bekaa (thuộc lãnh thổ Liban) trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ 5 (năm 1982), tất cả các nước đều công nhận máy bay AWACS là "bội số" của sức mạnh không chiến.Số lượng máy bay AWACS được Không quân Liên Xô trang bị từ những năm 1960 cho đến khi tan rã với hai phiên bản chủ yếu. Phiên bản máy bay AWACS thế hệ thứ nhất Tu-126, Liên Xô sản xuất chỉ có hơn 10 chiếc và số lượng AWACS dòng A-50 thế hệ thứ hai là khoảng 40 chiếc (đến thời điểm Liên Xô tan rã năm 1991). Sau khi Liên Xô tan rã, mặc dù quy mô của Không quân Nga đã giảm nhiều so với Liên Xô về quy mô, nhưng lực lượng máy bay AWACS vẫn được Không quân Nga duy trì với quy mô phi đội khoảng 15 chiếc. Đồng thời Nga tiếp tục thực hiện hàng loạt nâng cấp, cải tiến máy bay AWACS lên phiên bản A-50U và mẫu mới A-100.Nhưng đánh giá từ sự phát triển chung của Không quân Nga, cũng như kết quả chiến đấu thực tế của cuộc xung đột Nga-Ukraine trong một năm vừa qua, thì lực lượng máy bay AWACS của Không quân Nga có những điểm yếu khá nghiêm trọng. Từ góc độ trang bị, mặc dù Nga sở hữu máy bay AWACS, nhưng quá trình phát triển và tiến độ trang bị của một số mẫu máy bay AWACS “hơi khó mô tả”. Sau khi Liên Xô tan rã, tổn thất số máy bay AWACS do bảo quản kém, nên Không quân Nga chỉ có 16 chiếc AWACS A-50 và A-50M; thấp hơn cả Không quân NATO.Về góc độ kỹ thuật, những chiếc AWACS A-50 của Nga đã được sản xuất trên 30 năm, hiệu suất của thiết bị điện tử được phát triển dựa trên trình độ công nghệ của Liên Xô trong những năm 1970, không phải là hiện đại vào thời điểm đó và nó đã hoàn toàn lạc hậu cho đến ngày nay.Mặc dù Nga đã tiến hành nâng cấp, cải tiến AWACS A-50 thành phiên bản A-50U, nhưng quá trình phát triển mẫu máy bay này mới bắt đầu từ năm 2003. Thực chất nó vẫn mang tư duy công nghệ thời Liên Xô và không đáp ứng được điều kiện tác chiến của chiến trường số hóa. Hơn nữa, tốc độ cải tiến của AWACS A-50U không nhanh, trong hơn 10 năm sau khi nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thiện và chuyển giao cho Không quân Nga, đến khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm ngoái, Quân đội Nga chỉ nhận được 7 chiếc A-50U. Mặc dù Nga có sẵn một số lượng lớn khung thân máy bay vận tải Il-76, nhưng họ không chế tạo AWACS mới; mà chọn phương án nâng cấp máy bay AWACS A-50 từ thời Liên Xô lên A-50U. Việc này dẫn đến không tăng được số lượng máy bay AWACS của quân đội Nga. Mặc dù việc cải tiến máy bay AWACS A-50 lên phiên bản A-50U đã làm tăng khả năng tác chiến của máy bay AWACS trong lực lượng Không quân Nga; nhưng điều đó cũng không thay đổi được thực trạng hiện nay đó là máy bay AWACS của Nga vừa yếu công nghệ, vừa thiếu số lượng.Đối với máy bay AWACS thế hệ tiếp theo A-100 của Nga, quá trình phát triển của nó đã hoàn toàn bị đình trệ. Hợp đồng phát triển loại AWACS này đã được ký vào đầu năm 2006, và được cho là một thế hệ AWACS hoàn toàn mới, dựa trên nền tảng khung thân máy bay vận tải Il-476 sử dụng động cơ PS-90 mới. Công nghệ quan trọng trên AWACS A-100 là trang bị radar mảng pha chủ động, có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình như F-22, F-35 hay máy bay ném bom B-21 của Mỹ. A-100 có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu, với phạm vi phát hiện lên tới 650 km. Tuy nhiên, tiến độ phát triển của A-100 vô cùng chậm trễ.Không khó để nhận thấy rằng, thiết bị và công nghệ trên máy bay AWACS A-100 của Nga, sử dụng công nghệ hoàn toàn "hướng Tây". Tuy nhiên lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sau năm 2014, đã làm chậm quá trình phát triển A-100; đặc biệt là các linh kiện điện tử, nhất là các chip.Mặc dù các quan chức và giới truyền thông Nga lạc quan rằng, A-100 có kế hoạch hoàn thành thử nghiệm quốc gia vào năm 2024 và phấn đấu đưa nó vào sản xuất hàng loạt cùng năm. Nhưng thông tin này diễn ra trước khi xung đột Nga-Ukraine một tháng và tình hình hiện tại liệu có khả quan? Không quân Nga rất cần máy bay AWACS để cung cấp thông tin tình báo trên không ở chiến trường Ukraine. Nhưng sự lạc hậu về tính năng kỹ thuật và thiếu số lượng của máy bay AWACS A-50/A-50U, đã khiến lực lượng phòng không, không quân Nga thiếu khả năng nhận biết tình huống chiến trường theo thời gian thực.Bên cạnh đó, Không quân Nga không thể để số máy bay AWACS ít ỏi của mình “dốc toàn lực” vào cuộc chiến. Đồng thời chưa phối hợp tốt với lực lượng radar trinh sát mặt đất để phát hiện các hoạt động theo hướng chiến trường Ukraine; đặc biệt là theo hướng biên giới giữa Nga và Ukraine (phía đông Ukraine) và theo hướng biên giới Belarus-Ukraine (phía bắc Ukraine). Đặc biệt là các AWACS của Nga chưa phát hiện được các mục tiêu ở độ cao thấp trong mọi điều kiện thời tiết và liên tục 24/24. Đồng thời chưa hỗ trợ tốt cho các hoạt động của lực lượng phòng không, không quân của họ và ngăn chặn máy bay chiến đấu và UAV của Ukraine tổ chức các cuộc tấn công bí mật, vào các mục tiêu mặt đất của Nga.Đồng thời, khi các máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới, chúng cũng cần được hỗ trợ tình huống trên không đi kèm; đặc biệt là sự “giúp đỡ” của những chiếc máy bay AWACS.Nhưng do trang bị điện tử của số máy bay AWACS A-50/A-50M đời đầu còn lạc hậu, khả năng quan sát hạn chế và sự thiếu hụt rõ rệt của máy bay AWACS loại A-50U, nên quân đội Nga gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức một chiến dịch đường không quy mô lớn vào sâu trong lãnh thổ của Ukraine. Các sự cố trước đây như vụ UAV tự sát Tu-141 của Ukraine tấn công căn cứ không quân chiến lược Engels, nằm sâu trong lãnh thổ Nga là những sai lầm điển hình do sơ hở về khả năng cảnh báo và phòng không của quân đội Nga.Mặc dù quân đội Ukraine hiện tại không có khả năng tổ chức các chiến dịch trên không tốt như quân đội Nga, nhưng những sơ hở dễ thấy như vậy do việc thiếu máy bay AWACS của Nga, đương nhiên sẽ bị các đối thủ lợi dụng.
Máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (viết tắt tiếng Anh AWACS), là nền tảng cốt lõi để nhận thức tình huống, chỉ huy và kiểm soát trong các hoạt động tác chiến trên không hiện đại. Vị trí, vài trò của máy bay AWACS trên chiến truòng đương đại, là điều không còn gì phải nghi ngờ.
Sau trận không chiến giữa Israel và Syria tại thung lũng Bekaa (thuộc lãnh thổ Liban) trong Chiến tranh Trung Đông lần thứ 5 (năm 1982), tất cả các nước đều công nhận máy bay AWACS là "bội số" của sức mạnh không chiến.
Số lượng máy bay AWACS được Không quân Liên Xô trang bị từ những năm 1960 cho đến khi tan rã với hai phiên bản chủ yếu. Phiên bản máy bay AWACS thế hệ thứ nhất Tu-126, Liên Xô sản xuất chỉ có hơn 10 chiếc và số lượng AWACS dòng A-50 thế hệ thứ hai là khoảng 40 chiếc (đến thời điểm Liên Xô tan rã năm 1991).
Sau khi Liên Xô tan rã, mặc dù quy mô của Không quân Nga đã giảm nhiều so với Liên Xô về quy mô, nhưng lực lượng máy bay AWACS vẫn được Không quân Nga duy trì với quy mô phi đội khoảng 15 chiếc. Đồng thời Nga tiếp tục thực hiện hàng loạt nâng cấp, cải tiến máy bay AWACS lên phiên bản A-50U và mẫu mới A-100.
Nhưng đánh giá từ sự phát triển chung của Không quân Nga, cũng như kết quả chiến đấu thực tế của cuộc xung đột Nga-Ukraine trong một năm vừa qua, thì lực lượng máy bay AWACS của Không quân Nga có những điểm yếu khá nghiêm trọng.
Từ góc độ trang bị, mặc dù Nga sở hữu máy bay AWACS, nhưng quá trình phát triển và tiến độ trang bị của một số mẫu máy bay AWACS “hơi khó mô tả”. Sau khi Liên Xô tan rã, tổn thất số máy bay AWACS do bảo quản kém, nên Không quân Nga chỉ có 16 chiếc AWACS A-50 và A-50M; thấp hơn cả Không quân NATO.
Về góc độ kỹ thuật, những chiếc AWACS A-50 của Nga đã được sản xuất trên 30 năm, hiệu suất của thiết bị điện tử được phát triển dựa trên trình độ công nghệ của Liên Xô trong những năm 1970, không phải là hiện đại vào thời điểm đó và nó đã hoàn toàn lạc hậu cho đến ngày nay.
Mặc dù Nga đã tiến hành nâng cấp, cải tiến AWACS A-50 thành phiên bản A-50U, nhưng quá trình phát triển mẫu máy bay này mới bắt đầu từ năm 2003. Thực chất nó vẫn mang tư duy công nghệ thời Liên Xô và không đáp ứng được điều kiện tác chiến của chiến trường số hóa.
Hơn nữa, tốc độ cải tiến của AWACS A-50U không nhanh, trong hơn 10 năm sau khi nguyên mẫu đầu tiên được hoàn thiện và chuyển giao cho Không quân Nga, đến khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm ngoái, Quân đội Nga chỉ nhận được 7 chiếc A-50U.
Mặc dù Nga có sẵn một số lượng lớn khung thân máy bay vận tải Il-76, nhưng họ không chế tạo AWACS mới; mà chọn phương án nâng cấp máy bay AWACS A-50 từ thời Liên Xô lên A-50U. Việc này dẫn đến không tăng được số lượng máy bay AWACS của quân đội Nga.
Mặc dù việc cải tiến máy bay AWACS A-50 lên phiên bản A-50U đã làm tăng khả năng tác chiến của máy bay AWACS trong lực lượng Không quân Nga; nhưng điều đó cũng không thay đổi được thực trạng hiện nay đó là máy bay AWACS của Nga vừa yếu công nghệ, vừa thiếu số lượng.
Đối với máy bay AWACS thế hệ tiếp theo A-100 của Nga, quá trình phát triển của nó đã hoàn toàn bị đình trệ. Hợp đồng phát triển loại AWACS này đã được ký vào đầu năm 2006, và được cho là một thế hệ AWACS hoàn toàn mới, dựa trên nền tảng khung thân máy bay vận tải Il-476 sử dụng động cơ PS-90 mới.
Công nghệ quan trọng trên AWACS A-100 là trang bị radar mảng pha chủ động, có thể phát hiện máy bay chiến đấu tàng hình như F-22, F-35 hay máy bay ném bom B-21 của Mỹ. A-100 có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu, với phạm vi phát hiện lên tới 650 km. Tuy nhiên, tiến độ phát triển của A-100 vô cùng chậm trễ.
Không khó để nhận thấy rằng, thiết bị và công nghệ trên máy bay AWACS A-100 của Nga, sử dụng công nghệ hoàn toàn "hướng Tây". Tuy nhiên lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sau năm 2014, đã làm chậm quá trình phát triển A-100; đặc biệt là các linh kiện điện tử, nhất là các chip.
Mặc dù các quan chức và giới truyền thông Nga lạc quan rằng, A-100 có kế hoạch hoàn thành thử nghiệm quốc gia vào năm 2024 và phấn đấu đưa nó vào sản xuất hàng loạt cùng năm. Nhưng thông tin này diễn ra trước khi xung đột Nga-Ukraine một tháng và tình hình hiện tại liệu có khả quan?
Không quân Nga rất cần máy bay AWACS để cung cấp thông tin tình báo trên không ở chiến trường Ukraine. Nhưng sự lạc hậu về tính năng kỹ thuật và thiếu số lượng của máy bay AWACS A-50/A-50U, đã khiến lực lượng phòng không, không quân Nga thiếu khả năng nhận biết tình huống chiến trường theo thời gian thực.
Bên cạnh đó, Không quân Nga không thể để số máy bay AWACS ít ỏi của mình “dốc toàn lực” vào cuộc chiến. Đồng thời chưa phối hợp tốt với lực lượng radar trinh sát mặt đất để phát hiện các hoạt động theo hướng chiến trường Ukraine; đặc biệt là theo hướng biên giới giữa Nga và Ukraine (phía đông Ukraine) và theo hướng biên giới Belarus-Ukraine (phía bắc Ukraine).
Đặc biệt là các AWACS của Nga chưa phát hiện được các mục tiêu ở độ cao thấp trong mọi điều kiện thời tiết và liên tục 24/24. Đồng thời chưa hỗ trợ tốt cho các hoạt động của lực lượng phòng không, không quân của họ và ngăn chặn máy bay chiến đấu và UAV của Ukraine tổ chức các cuộc tấn công bí mật, vào các mục tiêu mặt đất của Nga.
Đồng thời, khi các máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga tiến hành các cuộc tấn công xuyên biên giới, chúng cũng cần được hỗ trợ tình huống trên không đi kèm; đặc biệt là sự “giúp đỡ” của những chiếc máy bay AWACS.
Nhưng do trang bị điện tử của số máy bay AWACS A-50/A-50M đời đầu còn lạc hậu, khả năng quan sát hạn chế và sự thiếu hụt rõ rệt của máy bay AWACS loại A-50U, nên quân đội Nga gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức một chiến dịch đường không quy mô lớn vào sâu trong lãnh thổ của Ukraine.
Các sự cố trước đây như vụ UAV tự sát Tu-141 của Ukraine tấn công căn cứ không quân chiến lược Engels, nằm sâu trong lãnh thổ Nga là những sai lầm điển hình do sơ hở về khả năng cảnh báo và phòng không của quân đội Nga.
Mặc dù quân đội Ukraine hiện tại không có khả năng tổ chức các chiến dịch trên không tốt như quân đội Nga, nhưng những sơ hở dễ thấy như vậy do việc thiếu máy bay AWACS của Nga, đương nhiên sẽ bị các đối thủ lợi dụng.