Theo Sohu, một xe chiến đấu bộ binh Bradley M2A2 ODS-SA do Mỹ sản xuất, được viện trợ cho quân đội Ukraine đã bị phá hủy trong cuộc phản công của Ukraine, trên hướng Zaporozhye. Ảnh: Wmblood.Thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chiếc Bradley đã bị tên lửa chống tăng của Nga biến thành đống đổ nát, xich xe và bánh xe bị phá hủy nghiêm trọng, nắp khoang động cơ phía trước thân xe cũng bị biến dạng. Ảnh: Wmblood. Nghiêm trọng nhất là tháp pháo của chiếc Bradley đã bị thổi bay, do sức nổ cực lớn của chính những quả tên lửa chống tăng TOW trong xe phát nổ, khi xe bị trúng tên lửa của quân Nga. Ảnh: Wmblood.Xe chiến đấu bộ binh Bradley M2A2 ODS-SA được trang bị súng máy 25mm, đây là loại pháo cỡ nhỏ. Trừ đạn xuyên giáp thì đầu đạn không có thuốc nổ; còn nếu là đạn nổ phá sát thương, thì bên trong đều có thuốc nổ. Ảnh: Flickr.Khi bị tên lửa chống tăng đánh trúng xe, số đạn nổ phá này cũng bị kích nổ. Nhưng sức nổ của những viên đạn pháo 25mm không thể thổi bay được tháp pháo. Như vậy việc bay mất tháp pháo của chiếc Bradley M2, có thể do uy lực của tên lửa chống tăng hạng nặng TOW trên xe bị kích nổ. Ảnh: Wmblood. Đầu đạn tên lửa chống tăng TOW trang bị trên xe Bradley, có thể xuyên thủng giáp trước của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72; cho nên uy lực của vụ nổ đạn tên lửa TOW khiến tháp pháo bị thổi bay. Ảnh: Wmblood.Chiếc xe Bradley bị quân Nga phá hủy tại Zaporizhia là mẫu mới nhất của dòng M2A2, vũ khí chính là một khẩu pháo 25 mm M242 và một ống phóng tên lửa chống tăng TOW liên kết kép, ngoài ra còn có đạn dự phòng, có thể nạp lại. Ảnh: Wmblood.Xét từ sức mạnh của vụ nổ, rõ ràng là do vụ nổ của tên lửa TOW gây ra. Không có hình ảnh nào về tháp pháo, vốn có khả năng bị phá hủy trong vụ nổ do lớp giáp tương đối mỏng. Ở mức độ nổ này, cơ may sống sót cho kíp chiến đấu là rất mong manh. Ảnh: Wmblood.Những hình ảnh check in của lính Ukraine trên mạng xã hội, do không có tháp pháo nên ban đầu người ta cho rằng nó là xe thiết giáp chở quân M113, nhưng có thể nhìn thấy dấu vết của phần đế tháp pháo còn lại, người ta mới biết đó là xe chiến đấu bộ binh Bradley M2 của Mỹ. Ảnh: Wmblood. Cần phải nói rằng, so với xe chiến đấu bộ binh BMP-2/3 của quân đội Nga, xe chiến đấu bộ binh Bradley M2A2 ODS-SA vẫn có những ưu điểm kỹ chiến thuật nhất định. Còn phiên bản Bradley M2A2 là bản nâng cấp của dòng Bradley cải tiến với nhiều tính năng mới (IBAS). Ảnh: Flickr.IBAS bao gồm "Hệ thống thu thập mục tiêu (TAS)", tích hợp hệ thống quan sát hồng ngoại thế hệ thứ hai; camera CCD ban ngày; kính quang học đánh dấu trực tiếp (DVO); máy đo xa laser an toàn cho mắt (ELRF); hệ thống phụ điều khiển tên lửa (MCS); bệ phóng tên lửa TOW nâng cấp (TML) và khí tài theo dõi mục tiêu tự động (ATT), cho phép xạ thủ theo dõi tốt các mục tiêu trong tầm nhìn. Ảnh: Flickr. Hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống thông tin liên lạc và trình độ thông tin hóa của M2A2 ODS-SA có những ưu điểm lớn hơn so với xe chiến đấu bộ binh BMP-2/3 của Liên Xô cùng thời kỳ. Ảnh: Military.Trong Chiến tranh vùng Vịnh, xe chiến đấu bộ binh dòng M2 chiếm ưu thế vượt trội so với xe tăng, thiết giáp Iraq nhờ hệ thống ngắm và điều khiển hỏa lực tiên tiến; giúp xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abram giành chiến thắng với thương vong gần như bằng không. Ảnh: Flickr. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi; trên chiến trường hiện đại, hiện những chiếc Bradley không chỉ đối phó với các phương tiện chiến đấu bộ binh cùng cấp của Nga, mà có thể là xe tăng chiến đấu chủ lực, UAV tự sát và đặc biệt là trực thăng vũ trang; trong khi Ukraine không có ưu thế trên không. Ảnh: Pinterest. Xe thiết giáp Bradley M2A2, dù có lớp giáp dày hơn những chiếc BMP-2/3 của Liên Xô, nhưng cũng không bằng lớp giáp hạng nặng của xe tăng chiến đấu chủ lực, nên bị hạ gục cũng là điều hiển nhiên. Ảnh: Milinfolive.Theo Trung tá không quân Mỹ Karen Kwiatkowski, việc chính quyền Mỹ viện trợ thêm xe bọc thép Bradley cho Ukraine, sẽ không làm cho cuộc phản công của Kiev hiệu quả hơn. Ảnh: Telegram.Trung tá Karen Kwiatkowski cho rằng: "Chỉ trong một trận đánh, lực lượng Nga đã loại khỏi vòng chiến đấu ít nhất 17 chiếc Bradley Mỹ chuyển cho Ukraine. Liệu rằng những cỗ xe như vậy được tăng cường có được Kiev tiếp tục tin dùng trong các cuộc phản công?". Ảnh: Telegram. Trung tá Mỹ cho biết thêm: "Do được phát triển với những vật liệu và công nghệ từ những năm 1980, nên xe chiến đấu Bradley không còn phù hợp trong trong các cuộc xung đột hiện đại. Đặc biệt khi chúng phải đối đầu với đối thủ mạnh như Nga". Ảnh: Telegram.
Theo Sohu, một xe chiến đấu bộ binh Bradley M2A2 ODS-SA do Mỹ sản xuất, được viện trợ cho quân đội Ukraine đã bị phá hủy trong cuộc phản công của Ukraine, trên hướng Zaporozhye. Ảnh: Wmblood.
Thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chiếc Bradley đã bị tên lửa chống tăng của Nga biến thành đống đổ nát, xich xe và bánh xe bị phá hủy nghiêm trọng, nắp khoang động cơ phía trước thân xe cũng bị biến dạng. Ảnh: Wmblood.
Nghiêm trọng nhất là tháp pháo của chiếc Bradley đã bị thổi bay, do sức nổ cực lớn của chính những quả tên lửa chống tăng TOW trong xe phát nổ, khi xe bị trúng tên lửa của quân Nga. Ảnh: Wmblood.
Xe chiến đấu bộ binh Bradley M2A2 ODS-SA được trang bị súng máy 25mm, đây là loại pháo cỡ nhỏ. Trừ đạn xuyên giáp thì đầu đạn không có thuốc nổ; còn nếu là đạn nổ phá sát thương, thì bên trong đều có thuốc nổ. Ảnh: Flickr.
Khi bị tên lửa chống tăng đánh trúng xe, số đạn nổ phá này cũng bị kích nổ. Nhưng sức nổ của những viên đạn pháo 25mm không thể thổi bay được tháp pháo. Như vậy việc bay mất tháp pháo của chiếc Bradley M2, có thể do uy lực của tên lửa chống tăng hạng nặng TOW trên xe bị kích nổ. Ảnh: Wmblood.
Đầu đạn tên lửa chống tăng TOW trang bị trên xe Bradley, có thể xuyên thủng giáp trước của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72; cho nên uy lực của vụ nổ đạn tên lửa TOW khiến tháp pháo bị thổi bay. Ảnh: Wmblood.
Chiếc xe Bradley bị quân Nga phá hủy tại Zaporizhia là mẫu mới nhất của dòng M2A2, vũ khí chính là một khẩu pháo 25 mm M242 và một ống phóng tên lửa chống tăng TOW liên kết kép, ngoài ra còn có đạn dự phòng, có thể nạp lại. Ảnh: Wmblood.
Xét từ sức mạnh của vụ nổ, rõ ràng là do vụ nổ của tên lửa TOW gây ra. Không có hình ảnh nào về tháp pháo, vốn có khả năng bị phá hủy trong vụ nổ do lớp giáp tương đối mỏng. Ở mức độ nổ này, cơ may sống sót cho kíp chiến đấu là rất mong manh. Ảnh: Wmblood.
Những hình ảnh check in của lính Ukraine trên mạng xã hội, do không có tháp pháo nên ban đầu người ta cho rằng nó là xe thiết giáp chở quân M113, nhưng có thể nhìn thấy dấu vết của phần đế tháp pháo còn lại, người ta mới biết đó là xe chiến đấu bộ binh Bradley M2 của Mỹ. Ảnh: Wmblood.
Cần phải nói rằng, so với xe chiến đấu bộ binh BMP-2/3 của quân đội Nga, xe chiến đấu bộ binh Bradley M2A2 ODS-SA vẫn có những ưu điểm kỹ chiến thuật nhất định. Còn phiên bản Bradley M2A2 là bản nâng cấp của dòng Bradley cải tiến với nhiều tính năng mới (IBAS). Ảnh: Flickr.
IBAS bao gồm "Hệ thống thu thập mục tiêu (TAS)", tích hợp hệ thống quan sát hồng ngoại thế hệ thứ hai; camera CCD ban ngày; kính quang học đánh dấu trực tiếp (DVO); máy đo xa laser an toàn cho mắt (ELRF); hệ thống phụ điều khiển tên lửa (MCS); bệ phóng tên lửa TOW nâng cấp (TML) và khí tài theo dõi mục tiêu tự động (ATT), cho phép xạ thủ theo dõi tốt các mục tiêu trong tầm nhìn. Ảnh: Flickr.
Hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống thông tin liên lạc và trình độ thông tin hóa của M2A2 ODS-SA có những ưu điểm lớn hơn so với xe chiến đấu bộ binh BMP-2/3 của Liên Xô cùng thời kỳ. Ảnh: Military.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, xe chiến đấu bộ binh dòng M2 chiếm ưu thế vượt trội so với xe tăng, thiết giáp Iraq nhờ hệ thống ngắm và điều khiển hỏa lực tiên tiến; giúp xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abram giành chiến thắng với thương vong gần như bằng không. Ảnh: Flickr.
Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi; trên chiến trường hiện đại, hiện những chiếc Bradley không chỉ đối phó với các phương tiện chiến đấu bộ binh cùng cấp của Nga, mà có thể là xe tăng chiến đấu chủ lực, UAV tự sát và đặc biệt là trực thăng vũ trang; trong khi Ukraine không có ưu thế trên không. Ảnh: Pinterest.
Xe thiết giáp Bradley M2A2, dù có lớp giáp dày hơn những chiếc BMP-2/3 của Liên Xô, nhưng cũng không bằng lớp giáp hạng nặng của xe tăng chiến đấu chủ lực, nên bị hạ gục cũng là điều hiển nhiên. Ảnh: Milinfolive.
Theo Trung tá không quân Mỹ Karen Kwiatkowski, việc chính quyền Mỹ viện trợ thêm xe bọc thép Bradley cho Ukraine, sẽ không làm cho cuộc phản công của Kiev hiệu quả hơn. Ảnh: Telegram.
Trung tá Karen Kwiatkowski cho rằng: "Chỉ trong một trận đánh, lực lượng Nga đã loại khỏi vòng chiến đấu ít nhất 17 chiếc Bradley Mỹ chuyển cho Ukraine. Liệu rằng những cỗ xe như vậy được tăng cường có được Kiev tiếp tục tin dùng trong các cuộc phản công?". Ảnh: Telegram.
Trung tá Mỹ cho biết thêm: "Do được phát triển với những vật liệu và công nghệ từ những năm 1980, nên xe chiến đấu Bradley không còn phù hợp trong trong các cuộc xung đột hiện đại. Đặc biệt khi chúng phải đối đầu với đối thủ mạnh như Nga". Ảnh: Telegram.