Đoàn 759, lúc đầu là đơn vị nhỏ được tổ chức dưới hình thức “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh” thuộc Tổng cục Hậu cần. Ngày 23-10-1961, Đoàn 759 chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 8-1963, Trung ương quyết định giao Đoàn 759 cho Bộ Tư lệnh Hải quân, đổi tên thành Lữ đoàn 125 cho đến ngày nay. Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải quânKhu di tích K15, Đồ Sơn, Hải Phòng - nơi con tàu đầu tiên của Đoàn tàu không số xuất phát chở vũ khí vào chiến trường miền Nam. Đây cũng là điểm đầu tiên (km 0) của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải quân.Đường Hồ Chí Minh trên biển gồm 5 tuyến đi có tổng chiều dài gần 12.000 hải lý (hơn 22.000km) là chiếc cầu nối giữa hậu phương miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam đã trở thành con đường huyền thoại với biết bao kỳ tích anh hùng. Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải quânSuốt 14 năm từ 1961 đến 1975, Đoàn 759 đã đưa hơn 152.000 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật cho miền Nam; chở hơn 80.000 lượt cán bộ, chiến sĩ vào Nam - ra Bắc, vượt qua gần 4 triệu hải lý an toàn. Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải quân.Sự trưởng thành của Lữ đoàn 125 hôm nay chính là nhờ được “tôi luyện” trong thời điểm quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Sở Chỉ huy Lữ đoàn 125 – Vùng 2 Hải quân ngày nay.Trong mọi thời điểm và ở bất cứ điều kiện nào, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn cũng vượt mọi khó khăn, gian khổ, làm việc có trách nhiệm, có bản lĩnh và trí tuệ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ảnh: cận cảnh một chiến sĩ máy tàu đang bảo quản khoang máy.Lữ đoàn 125 đáp ứng đầy đủ yêu cầu huấn luyện, SSCĐ, chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Khoảnh khắc vỏ đạn thoát ra ngoài khi viên đạn vừa rời khỏi nòng súng của một thủy thủ đang thực hiện bài bắn.Bên cạnh công tác vận tải, chi viện thì huấn luyện chiến đấu luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Lữ đoàn 125 – Vùng 2 Hải quân . Ảnh: Các tàu của Lữ đoàn 125 trong một đợt diễn tập đổ bộ đường biển.Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Vì vậy, toàn thể cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 phải nỗ lực mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ảnh: các chiến sĩ trên mâm pháo trong giờ huấn luyện.Cảnh giác, giữ yên biển trời trong mọi tình huống là nhiệm vụ và mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người lính Hải quân, trong đó có cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 anh hùng. Ảnh: chiến sĩ ngành Thông tin – ra đa đang thực hiện nhiệm vụ trên tàu Lữ đoàn 125.Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Lữ đoàn 125 hôm nay tiếp tục công việc của chặng đường đã qua, đoàn kết khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng Lữ đoàn ngày càng phát triển vững mạnh. Ảnh: Vận chuyển đạn pháo trên tàu của Lữ đoàn 125Mỗi năm Lữ đoàn 125 – Vùng 2 Hải quân thực hiện vận chuyển trung bình từ 25.000 – 30.000 tấn hàng hóa xây dựng Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Đội tàu Trường Sa của Lữ đoàn 125 trên đường làm nhiệm vụ vận tải Trường Sa.
Đoàn 759, lúc đầu là đơn vị nhỏ được tổ chức dưới hình thức “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh” thuộc Tổng cục Hậu cần. Ngày 23-10-1961, Đoàn 759 chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 8-1963, Trung ương quyết định giao Đoàn 759 cho Bộ Tư lệnh Hải quân, đổi tên thành Lữ đoàn 125 cho đến ngày nay. Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải quân
Khu di tích K15, Đồ Sơn, Hải Phòng - nơi con tàu đầu tiên của Đoàn tàu không số xuất phát chở vũ khí vào chiến trường miền Nam. Đây cũng là điểm đầu tiên (km 0) của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải quân.
Đường Hồ Chí Minh trên biển gồm 5 tuyến đi có tổng chiều dài gần 12.000 hải lý (hơn 22.000km) là chiếc cầu nối giữa hậu phương miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam đã trở thành con đường huyền thoại với biết bao kỳ tích anh hùng. Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải quân
Suốt 14 năm từ 1961 đến 1975, Đoàn 759 đã đưa hơn 152.000 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật cho miền Nam; chở hơn 80.000 lượt cán bộ, chiến sĩ vào Nam - ra Bắc, vượt qua gần 4 triệu hải lý an toàn. Ảnh: Bảo tàng Quân chủng Hải quân.
Sự trưởng thành của Lữ đoàn 125 hôm nay chính là nhờ được “tôi luyện” trong thời điểm quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Sở Chỉ huy Lữ đoàn 125 – Vùng 2 Hải quân ngày nay.
Trong mọi thời điểm và ở bất cứ điều kiện nào, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn cũng vượt mọi khó khăn, gian khổ, làm việc có trách nhiệm, có bản lĩnh và trí tuệ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ảnh: cận cảnh một chiến sĩ máy tàu đang bảo quản khoang máy.
Lữ đoàn 125 đáp ứng đầy đủ yêu cầu huấn luyện, SSCĐ, chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Khoảnh khắc vỏ đạn thoát ra ngoài khi viên đạn vừa rời khỏi nòng súng của một thủy thủ đang thực hiện bài bắn.
Bên cạnh công tác vận tải, chi viện thì huấn luyện chiến đấu luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Lữ đoàn 125 – Vùng 2 Hải quân . Ảnh: Các tàu của Lữ đoàn 125 trong một đợt diễn tập đổ bộ đường biển.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Vì vậy, toàn thể cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 phải nỗ lực mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ảnh: các chiến sĩ trên mâm pháo trong giờ huấn luyện.
Cảnh giác, giữ yên biển trời trong mọi tình huống là nhiệm vụ và mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người lính Hải quân, trong đó có cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 125 anh hùng. Ảnh: chiến sĩ ngành Thông tin – ra đa đang thực hiện nhiệm vụ trên tàu Lữ đoàn 125.
Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Lữ đoàn 125 hôm nay tiếp tục công việc của chặng đường đã qua, đoàn kết khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng Lữ đoàn ngày càng phát triển vững mạnh. Ảnh: Vận chuyển đạn pháo trên tàu của Lữ đoàn 125
Mỗi năm Lữ đoàn 125 – Vùng 2 Hải quân thực hiện vận chuyển trung bình từ 25.000 – 30.000 tấn hàng hóa xây dựng Quần đảo Trường Sa. Ảnh: Đội tàu Trường Sa của Lữ đoàn 125 trên đường làm nhiệm vụ vận tải Trường Sa.