Sáng 9/10 Nhơn Trạch - Đồng Nai, Tổng công ty Ba Son đã chính thức bàn giao hai tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Project 12418 lớp Molniya cho Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải. Đây là hai tàu tên lửa Molniya cuối cùng trong gói hợp đồng đóng mới 6 tàu Molniya giữa Tổng công ty Ba Son và Binh chủng Hải quân từ năm 2009. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Việc đóng mới 6 tàu tên lửa Molniya trong nước được thực hiện hoàn toàn bởi Tổng công ty Ba Son với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ nhà máy Vympel, Nga. Việc chế tạo này nằm trong gói hợp đồng trị giá khoảng 1 tỷ USD cho việc đóng, cung cấp và chuyển giao công nghệ đối với 8 tàu tên lửa Molniya cho Hải quân Việt Nam, 2 chiếc được đóng tại Nga và 6 chiếc được đóng tại Việt Nam. Nguồn ảnh: VOV.Như vậy sau 8 năm chờ đợi cuối cùng Hải quân Việt Nam đã chính thức đưa vào trang bị đủ biên đội 8 tàu tên lửa Molniya giúp nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu của Binh chủng Hải quân. Kết hợp với các tàu Molniya chính biên đội tàu hộ vệ tên lửa Gepard gồm 4 chiếc cũng được Việt Nam đặt mua từ Nga. Nguồn ảnh: VOV.Trong ảnh là biên đội tàu gồm bốn chiếc Molniya của Hải quân Việt Nam trong lễ bàn giao và thượng cờ hôm 9/10 tại Nhơn Trạch - Đồng Nai. Hai tàu Molniya mới của Việt Nam mang số hiệu “382” và “383”. Nguồn ảnh: VOV.Thuyền trưởng và chính trị viên của tàu Molniya “382” kéo Quốc kỳ và Cờ Hải quân trong lễ thượng cờ hôm 9/10 tại Nhơn Trạch - Đồng Nai. Nguồn ảnh: VOV.Tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Project 12418 lớp Molniya là một trong hai lớp tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam chỉ đứng sau các tàu hộ vệ tên lửa Gepard. Tuy nhiên khả năng tác chiến của nó lại không hề thua kém các tàu chiến cỡ lớn nhờ vào việc được trang bị các tên lửa chống hạm cực mạnh. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Tàu Project 12418 Molniya có lượng giãn nước 560 tấn, tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình từ 1650-2400 hải lý. Nguồn ảnh: WordPress.com.Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát…bằng các loại hỏa lực hiện đại, mạnh mẽ như 16 tên lửa chống hạm Uran-E, pháo hạm AK-176MA, pháo phòng không AK-630 và tên lửa phòng không Igla. Nguồn ảnh: WordPress.com.Điều tạo nên sức mạnh của tàu chiến có lượng giãn nước 560 tấn này chính cụm tổ hợp 16 tên lửa chống hạm Uran-E được bố trí ở hai bên thân tàu (mỗi bên 8 tên lửa). Bên trong tổ hợp tên lửa này là đạn tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E có khả năng xuyên phá cực mạnh. Nguồn ảnh: YouTubeTên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm phóng 135km với biến thể xuất khẩu có thể cải tiến lên 300km nhưng vẫn có thể mang được đầu đạn nặng 145kg. Tên lửa nổi bật với ưu điểm nhỏ gọn khiến tiết diện phản xạ radar thấp, có khả năng bay ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn. Với 16 tên lửa, một tàu Molniya có thể hủy diệt một tàu khu trục thậm chí là tàu tuần dương của đối phương.Bên cạnh Kh-35 Uran-E, các tàu Molniya còn được trang bị hải pháo AK-176MA đạt tốc độ bắn lên tới 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 10km, tầm bắn tối đa đến 15,5km. Pháo dược đánh giá có khả năng bắn chặn cả tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: Báo Nghệ An.Trong khi đó để phòng không chuyên dụng tàu Molniya sử dụng tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần AK-630 có tốc độ bắn lên tới 5.000 phát/phút là vũ khí chống máy bay, chống tên lửa hành trình. AK-630 được trang bị pháo tự động 30mm 6 nòng AO-18 có tầm bắn với mục tiêu trên không lên tới 4km, với mục tiêu mặt nước tới 5km. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.
Sáng 9/10 Nhơn Trạch - Đồng Nai, Tổng công ty Ba Son đã chính thức bàn giao hai tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Project 12418 lớp Molniya cho Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải. Đây là hai tàu tên lửa Molniya cuối cùng trong gói hợp đồng đóng mới 6 tàu Molniya giữa Tổng công ty Ba Son và Binh chủng Hải quân từ năm 2009. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Việc đóng mới 6 tàu tên lửa Molniya trong nước được thực hiện hoàn toàn bởi Tổng công ty Ba Son với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ nhà máy Vympel, Nga. Việc chế tạo này nằm trong gói hợp đồng trị giá khoảng 1 tỷ USD cho việc đóng, cung cấp và chuyển giao công nghệ đối với 8 tàu tên lửa Molniya cho Hải quân Việt Nam, 2 chiếc được đóng tại Nga và 6 chiếc được đóng tại Việt Nam. Nguồn ảnh: VOV.
Như vậy sau 8 năm chờ đợi cuối cùng Hải quân Việt Nam đã chính thức đưa vào trang bị đủ biên đội 8 tàu tên lửa Molniya giúp nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu của Binh chủng Hải quân. Kết hợp với các tàu Molniya chính biên đội tàu hộ vệ tên lửa Gepard gồm 4 chiếc cũng được Việt Nam đặt mua từ Nga. Nguồn ảnh: VOV.
Trong ảnh là biên đội tàu gồm bốn chiếc Molniya của Hải quân Việt Nam trong lễ bàn giao và thượng cờ hôm 9/10 tại Nhơn Trạch - Đồng Nai. Hai tàu Molniya mới của Việt Nam mang số hiệu “382” và “383”. Nguồn ảnh: VOV.
Thuyền trưởng và chính trị viên của tàu Molniya “382” kéo Quốc kỳ và Cờ Hải quân trong lễ thượng cờ hôm 9/10 tại Nhơn Trạch - Đồng Nai. Nguồn ảnh: VOV.
Tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Project 12418 lớp Molniya là một trong hai lớp tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam chỉ đứng sau các tàu hộ vệ tên lửa Gepard. Tuy nhiên khả năng tác chiến của nó lại không hề thua kém các tàu chiến cỡ lớn nhờ vào việc được trang bị các tên lửa chống hạm cực mạnh. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Tàu Project 12418 Molniya có lượng giãn nước 560 tấn, tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình từ 1650-2400 hải lý. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát…bằng các loại hỏa lực hiện đại, mạnh mẽ như 16 tên lửa chống hạm Uran-E, pháo hạm AK-176MA, pháo phòng không AK-630 và tên lửa phòng không Igla. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Điều tạo nên sức mạnh của tàu chiến có lượng giãn nước 560 tấn này chính cụm tổ hợp 16 tên lửa chống hạm Uran-E được bố trí ở hai bên thân tàu (mỗi bên 8 tên lửa). Bên trong tổ hợp tên lửa này là đạn tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E có khả năng xuyên phá cực mạnh. Nguồn ảnh: YouTube
Tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E có tầm phóng 135km với biến thể xuất khẩu có thể cải tiến lên 300km nhưng vẫn có thể mang được đầu đạn nặng 145kg. Tên lửa nổi bật với ưu điểm nhỏ gọn khiến tiết diện phản xạ radar thấp, có khả năng bay ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn. Với 16 tên lửa, một tàu Molniya có thể hủy diệt một tàu khu trục thậm chí là tàu tuần dương của đối phương.
Bên cạnh Kh-35 Uran-E, các tàu Molniya còn được trang bị hải pháo AK-176MA đạt tốc độ bắn lên tới 120 phát/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 10km, tầm bắn tối đa đến 15,5km. Pháo dược đánh giá có khả năng bắn chặn cả tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: Báo Nghệ An.
Trong khi đó để phòng không chuyên dụng tàu Molniya sử dụng tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần AK-630 có tốc độ bắn lên tới 5.000 phát/phút là vũ khí chống máy bay, chống tên lửa hành trình. AK-630 được trang bị pháo tự động 30mm 6 nòng AO-18 có tầm bắn với mục tiêu trên không lên tới 4km, với mục tiêu mặt nước tới 5km. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân.