Dù thực dân Anh chính thức trao trả độc lập cho Ấn Độ vào ngày 15/8/1947, nhưng phải mãi đến ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa. Từ đó, ngày 26/1 được coi là “Ngày Cộng hòa” và New Delhi thường tổ chức các sự kiện kỷ niệm hoành tráng, quy mô lớn để kỷ niệm ngày trọng đại này hàng năm. Nguồn ảnh: India TimesTổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa là khách mời đặc biệt của lễ duyệt binh "Ngày Cộng hòa" năm nay. Ban đầu Ấn Độ đã mời Tổng thống Mỹ Donald Trump, phía Washington đã từ chối, viện dẫn lý do vướng lịch trình. Trong ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (khăn quấn màu vàng) chào mừng các khách mời tới tham dự lễ duyệt binh. Nguồn ảnh: Gulf News“Ngày Cộng hòa” cũng được xem là dịp Ấn Độ phô diễn sức mạnh quân sự của nước, khi qua mỗi năm New Delhi đều gây ấn tượng với khách mời lẫn người dân với các loại vũ khí mới được sản xuất ngay tại Ấn Độ như cách minh chứng cho thành công của chương trình “made in India” do Thủ tướng Modi khởi xướng. Nguồn ảnh: Gulf NewsBên cạnh vũ khí, lễ duyệt binh “ Ngày Cộng hòa” Ấn Độ cũng được tô vẽ bởi màu sắc của các quân binh chủng thuộc lực lượng vũ trang nước này dựa trên tôn giáo, sắc tộc và trang bị. Tham gia duyệt binh còn có cả các đội kỵ binh nổi tiếng của Ấn Độ với ngựa và lạc đà. Nguồn ảnh: India TimesHình ảnh các khối binh sĩ đại diện cho quân binh chủng thuộc lực lượng vũ trang Ấn Độ tiến qua lễ đài trong lễ duyệt binh hôm 26/1 tại New Delhi. Nguồn ảnh: BloombergKhối binh sĩ lục quân theo Đạo Sikh tham gia lễ duyệt binh tại New Delhi. Đây được xem là là lực lượng chiến đấu nòng cốt của Lục quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: India TimesKhối binh sĩ đại diễn cho lực lượng Biên phòng Ấn Độ trong lễ duyệt binh “Ngày Cộng hòa”. Nguồn ảnh: India TimesLễ duyệt binh năm nay cũng đánh dấu lần đầu tiên một khối binh sĩ nữ đại diện cho lực lượng súng trường Assam đã tham gia cuộc duyệt binh. Nguồn ảnh: Gulf NewsKhối binh sĩ đại diễn cho lực lượng không quân Ấn Độ, hiện Ấn Độ là một trong những quốc gia sở hữu sức mạnh không quân thuộc hàng top ở châu Á. Nguồn ảnh: BloombergNhư mọi năm dẫn đầu khối phương tiện cơ giới tham gia duyệt binh vẫn là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S Bhishma do Ấn Độ chế tạo trong nước theo giấy phép của Nga. Kế đến là xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và tổ hợp tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. Nguồn ảnh: Gulf NewsHiện tại xe tăng T-90S Bhishma là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ với số lượng lên tới hơn 1.600 chiếc. Nguồn ảnh: SiliconeerTrong lễ duyệt binh năm nay, hầu hết các loại vũ khí xuất hiện trong duyệt binh đều do Ấn Độ tự chế tạo dựa trên giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc tự phát triển trong nước. Điều này khiến buổi lễ duyệt binh càng trở nên đặc biệt hơn. Nguồn ảnh: BloombergPháo tự hành K9 Vajra cỡ 155 mm được Ấn Độ chế tạo tại chỗ dựa trên nguyên mẫu K9 Thunder của Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình "Made in India". Nguồn ảnh: India Abroad.Với chương trình "Made in India", Ấn Độ đã nội địa hóa thành công khá nhiều dòng vũ khí hiện đại có nguồn gốc từ Nga, Mỹ và châu Âu, từng bước xây dựng cho New Delhi một nền công nghiệp quốc phòng toàn diện trong vòng 10 nắm tới. Nguồn ảnh: Gulf NewsHệ thống tên lửa phòng không tầm trung Akash của Ấn Độ, vũ khí này mặc dù nhận rất nhiều kỳ vọng nhưng thực tế có vẻ nó còn xa mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Narendra ModiTên lửa phòng không tầm trung - xa MR-SAM do Ấn Độ hợp tác chế tạo cùng Tập đoàn Rafael của Israel, hệ thống này sử dụng đạn đánh chặn Barak-8 tầm bắn 70 km. Nguồn ảnh: Gulf NewsĐi cuối ở khối đại diện cho lực lượng cơ giới là các chiến đấu cơ và trực thăng vũ trang của Không quân Ấn Độ, trong ảnh là những chiếc trực thăng vận tải Mi-8 mang theo quốc kỳ và cờ hiệu của Hải, Lục, Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: BloombergPhi đội máy bay cường kích SEPECAT Jaguar của Không quân Ấn Độ, hiện tại Ấn Độ chỉ còn khoảng 90 chiến đấu cơ loại. Nguồn ảnh: XYZ.Tiếp theo là phi đội tiêm kích MiG-29, một trong những dòng tiêm kích mạnh nhất của Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: XYZ.Hai tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-30MKI bay kèm máy bay vận tải hạng nặng C-17A do Mỹ chế tạo, đây là hình ảnh tiêu biểu cho Không quân Ấn Độ ngày nay. Nguồn ảnh: Bloomberg.Mời độc giả xem video: Lễ duyệt binh kỷ niệm "Ngày Cộng hòa" của Ấn Độ. (nguồn RStv)
Dù thực dân Anh chính thức trao trả độc lập cho Ấn Độ vào ngày 15/8/1947, nhưng phải mãi đến ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa. Từ đó, ngày 26/1 được coi là “Ngày Cộng hòa” và New Delhi thường tổ chức các sự kiện kỷ niệm hoành tráng, quy mô lớn để kỷ niệm ngày trọng đại này hàng năm. Nguồn ảnh: India Times
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa là khách mời đặc biệt của lễ duyệt binh "Ngày Cộng hòa" năm nay. Ban đầu Ấn Độ đã mời Tổng thống Mỹ Donald Trump, phía Washington đã từ chối, viện dẫn lý do vướng lịch trình. Trong ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (khăn quấn màu vàng) chào mừng các khách mời tới tham dự lễ duyệt binh. Nguồn ảnh: Gulf News
“Ngày Cộng hòa” cũng được xem là dịp Ấn Độ phô diễn sức mạnh quân sự của nước, khi qua mỗi năm New Delhi đều gây ấn tượng với khách mời lẫn người dân với các loại vũ khí mới được sản xuất ngay tại Ấn Độ như cách minh chứng cho thành công của chương trình “made in India” do Thủ tướng Modi khởi xướng. Nguồn ảnh: Gulf News
Bên cạnh vũ khí, lễ duyệt binh “ Ngày Cộng hòa” Ấn Độ cũng được tô vẽ bởi màu sắc của các quân binh chủng thuộc lực lượng vũ trang nước này dựa trên tôn giáo, sắc tộc và trang bị. Tham gia duyệt binh còn có cả các đội kỵ binh nổi tiếng của Ấn Độ với ngựa và lạc đà. Nguồn ảnh: India Times
Hình ảnh các khối binh sĩ đại diện cho quân binh chủng thuộc lực lượng vũ trang Ấn Độ tiến qua lễ đài trong lễ duyệt binh hôm 26/1 tại New Delhi. Nguồn ảnh: Bloomberg
Khối binh sĩ lục quân theo Đạo Sikh tham gia lễ duyệt binh tại New Delhi. Đây được xem là là lực lượng chiến đấu nòng cốt của Lục quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: India Times
Khối binh sĩ đại diễn cho lực lượng Biên phòng Ấn Độ trong lễ duyệt binh “Ngày Cộng hòa”. Nguồn ảnh: India Times
Lễ duyệt binh năm nay cũng đánh dấu lần đầu tiên một khối binh sĩ nữ đại diện cho lực lượng súng trường Assam đã tham gia cuộc duyệt binh. Nguồn ảnh: Gulf News
Khối binh sĩ đại diễn cho lực lượng không quân Ấn Độ, hiện Ấn Độ là một trong những quốc gia sở hữu sức mạnh không quân thuộc hàng top ở châu Á. Nguồn ảnh: Bloomberg
Như mọi năm dẫn đầu khối phương tiện cơ giới tham gia duyệt binh vẫn là xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S Bhishma do Ấn Độ chế tạo trong nước theo giấy phép của Nga. Kế đến là xe chiến đấu bộ binh BMP-2 và tổ hợp tên lửa hành trình siêu âm BrahMos. Nguồn ảnh: Gulf News
Hiện tại xe tăng T-90S Bhishma là xương sống của lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ với số lượng lên tới hơn 1.600 chiếc. Nguồn ảnh: Siliconeer
Trong lễ duyệt binh năm nay, hầu hết các loại vũ khí xuất hiện trong duyệt binh đều do Ấn Độ tự chế tạo dựa trên giấy phép chuyển giao công nghệ hoặc tự phát triển trong nước. Điều này khiến buổi lễ duyệt binh càng trở nên đặc biệt hơn. Nguồn ảnh: Bloomberg
Pháo tự hành K9 Vajra cỡ 155 mm được Ấn Độ chế tạo tại chỗ dựa trên nguyên mẫu K9 Thunder của Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình "Made in India". Nguồn ảnh: India Abroad.
Với chương trình "Made in India", Ấn Độ đã nội địa hóa thành công khá nhiều dòng vũ khí hiện đại có nguồn gốc từ Nga, Mỹ và châu Âu, từng bước xây dựng cho New Delhi một nền công nghiệp quốc phòng toàn diện trong vòng 10 nắm tới. Nguồn ảnh: Gulf News
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Akash của Ấn Độ, vũ khí này mặc dù nhận rất nhiều kỳ vọng nhưng thực tế có vẻ nó còn xa mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Narendra Modi
Tên lửa phòng không tầm trung - xa MR-SAM do Ấn Độ hợp tác chế tạo cùng Tập đoàn Rafael của Israel, hệ thống này sử dụng đạn đánh chặn Barak-8 tầm bắn 70 km. Nguồn ảnh: Gulf News
Đi cuối ở khối đại diện cho lực lượng cơ giới là các chiến đấu cơ và trực thăng vũ trang của Không quân Ấn Độ, trong ảnh là những chiếc trực thăng vận tải Mi-8 mang theo quốc kỳ và cờ hiệu của Hải, Lục, Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Bloomberg
Phi đội máy bay cường kích SEPECAT Jaguar của Không quân Ấn Độ, hiện tại Ấn Độ chỉ còn khoảng 90 chiến đấu cơ loại. Nguồn ảnh: XYZ.
Tiếp theo là phi đội tiêm kích MiG-29, một trong những dòng tiêm kích mạnh nhất của Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: XYZ.
Hai tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-30MKI bay kèm máy bay vận tải hạng nặng C-17A do Mỹ chế tạo, đây là hình ảnh tiêu biểu cho Không quân Ấn Độ ngày nay. Nguồn ảnh: Bloomberg.
Mời độc giả xem video: Lễ duyệt binh kỷ niệm "Ngày Cộng hòa" của Ấn Độ. (nguồn RStv)