Trong số năm cánh quân chủ lực cùng lực lượng quần chúng nhân dân, có thể coi mũi tiến công Tây Nam là lực lượng mang tính quyết định, giúp chiến tranh chấm dứt ngay lập tức sau khi giải phóng được Sài Gòn. Nguồn ảnh: TL.Cụ thể, hướng tấn công Tây Nam có nhiệm vụ cắt đường số 4 từ Bến Lức đi ngã ba Trung Lương, giải phóng vùng Tân An, Mỹ Tho và chia cắt Sài Gòn với miền Tây Nam Bộ. Nguồn ảnh: TL.Việc cắt đứt đường số 4 khiến quân đội Sài Gòn không thể tiếp tục rút lui về Tây Nam Bộ bằng đường bộ, buộc chúng phải buông vũ khí đầu hàng ngay trong Sài Gòn vì không còn đường lui. Nguồn ảnh: TL.Nếu để địch quân rút về Tây Nam Bộ, chiến tranh có thể sẽ kéo dài cả tháng nữa, tổn thất thêm cả về nhân mạng của binh lính cũng như của dân thường vô tội. Nguồn ảnh: TL.Ngoài ra, nhiệm vụ của cánh quân hướng Tây Nam còn rất quan trọng, bao gồm những mục tiêu chiến lược mà lực lượng này có trách nhiệm chiếm đóng bao gồm Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô, câu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha Cảnh Sát cũng như các quận 5, 6, 7, 8, 10 và 11. Nguồn ảnh: TL.Đặc biệt là hai toà nhà của Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô và Tổng Nha Cảnh sát là nơi lưu giữ những tài liệu cực kỳ quan trọng và có giá trị, giúp chúng ta có đủ thông tin để không chế, đập tan những âm mưu phá hoại sau này của đối phương. Nguồn ảnh: TL.Tiến công ở hướng Tây Nam là Đoàn 232 Binh đoàn Cửu Long gồm các Sư đoàn 5 và Sư đoàn 9 cùng với Sư đoàn Phước Long và nhiều đơn vị tăng, thiết giáp, đặc công, pháo binh khác hợp thành. Nguồn ảnh: TL.Quân số của Đoàn 232 lên tới 42.000 người sau khi được tăng cường thêm Sư đoàn 8 từ Quân khu 8. Lực lượng này được chỉ huy bởi tướng Lê Đức Anh và chính uỷ Lê Văn Tưởng. Nguồn ảnh: TL.Mặc dù Sài Gòn - Gia Định là một thành phố lớn nhất nhì Đông Dương lúc bấy giờ với diện tích lên tới hơn 1000 cây số vuông cùng 3,5 triệu dân, tuy nhiên Bộ Tư lệnh chiến dịch Quân giải phóng chỉ vạch ra năm mục tiêu quan trọng nhất. Nguồn ảnh: TL.Trong số năm mục tiêu đó, chỉ riêng hướng tiến công Tây Nam đã có nhiệm vụ chiếm hai mục tiêu. Ngoài ra hướng tiến quân này còn có nhiệm vụ cắt đường rút lui của địch về đồng bằng Sông Cửu Long, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chấm dứt chiến tranh vào ngày 30/4/1975. Nguồn ảnh: Getty Images.Tổng cộng trong toàn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân giải phóng huy động 250.000 quân chủ lực, 20.000 quân địa phương và du kích cùng khoảng 180.000 dân công để phục vụ chiến dịch. Nguồn ảnh: Getty Images.Ngoài ra, chúng ta còn huy động tổng cộng 265 xe tăng và 127 xe thiết giáp các loại, 241 khẩu pháo kéo, 88 pháo mang vác và hơn 400 khẩu pháo cao xạ. Nguồn ảnh: TL. Video Chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước. Nguồn: VTV4.
Trong số năm cánh quân chủ lực cùng lực lượng quần chúng nhân dân, có thể coi mũi tiến công Tây Nam là lực lượng mang tính quyết định, giúp chiến tranh chấm dứt ngay lập tức sau khi giải phóng được Sài Gòn. Nguồn ảnh: TL.
Cụ thể, hướng tấn công Tây Nam có nhiệm vụ cắt đường số 4 từ Bến Lức đi ngã ba Trung Lương, giải phóng vùng Tân An, Mỹ Tho và chia cắt Sài Gòn với miền Tây Nam Bộ. Nguồn ảnh: TL.
Việc cắt đứt đường số 4 khiến quân đội Sài Gòn không thể tiếp tục rút lui về Tây Nam Bộ bằng đường bộ, buộc chúng phải buông vũ khí đầu hàng ngay trong Sài Gòn vì không còn đường lui. Nguồn ảnh: TL.
Nếu để địch quân rút về Tây Nam Bộ, chiến tranh có thể sẽ kéo dài cả tháng nữa, tổn thất thêm cả về nhân mạng của binh lính cũng như của dân thường vô tội. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài ra, nhiệm vụ của cánh quân hướng Tây Nam còn rất quan trọng, bao gồm những mục tiêu chiến lược mà lực lượng này có trách nhiệm chiếm đóng bao gồm Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô, câu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha Cảnh Sát cũng như các quận 5, 6, 7, 8, 10 và 11. Nguồn ảnh: TL.
Đặc biệt là hai toà nhà của Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô và Tổng Nha Cảnh sát là nơi lưu giữ những tài liệu cực kỳ quan trọng và có giá trị, giúp chúng ta có đủ thông tin để không chế, đập tan những âm mưu phá hoại sau này của đối phương. Nguồn ảnh: TL.
Tiến công ở hướng Tây Nam là Đoàn 232 Binh đoàn Cửu Long gồm các Sư đoàn 5 và Sư đoàn 9 cùng với Sư đoàn Phước Long và nhiều đơn vị tăng, thiết giáp, đặc công, pháo binh khác hợp thành. Nguồn ảnh: TL.
Quân số của Đoàn 232 lên tới 42.000 người sau khi được tăng cường thêm Sư đoàn 8 từ Quân khu 8. Lực lượng này được chỉ huy bởi tướng Lê Đức Anh và chính uỷ Lê Văn Tưởng. Nguồn ảnh: TL.
Mặc dù Sài Gòn - Gia Định là một thành phố lớn nhất nhì Đông Dương lúc bấy giờ với diện tích lên tới hơn 1000 cây số vuông cùng 3,5 triệu dân, tuy nhiên Bộ Tư lệnh chiến dịch Quân giải phóng chỉ vạch ra năm mục tiêu quan trọng nhất. Nguồn ảnh: TL.
Trong số năm mục tiêu đó, chỉ riêng hướng tiến công Tây Nam đã có nhiệm vụ chiếm hai mục tiêu. Ngoài ra hướng tiến quân này còn có nhiệm vụ cắt đường rút lui của địch về đồng bằng Sông Cửu Long, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chấm dứt chiến tranh vào ngày 30/4/1975. Nguồn ảnh: Getty Images.
Tổng cộng trong toàn chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân giải phóng huy động 250.000 quân chủ lực, 20.000 quân địa phương và du kích cùng khoảng 180.000 dân công để phục vụ chiến dịch. Nguồn ảnh: Getty Images.
Ngoài ra, chúng ta còn huy động tổng cộng 265 xe tăng và 127 xe thiết giáp các loại, 241 khẩu pháo kéo, 88 pháo mang vác và hơn 400 khẩu pháo cao xạ. Nguồn ảnh: TL.
Video Chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước. Nguồn: VTV4.