Trên chiến trường Việt Nam, thiết giáp chở quân M113 là một trong những loại "ngựa thồ" chủ lực được quân đội Mỹ sử dụng, tuy nhiên đây lại là loại thiết giáp khiến binh lính Mỹ phàn nàn nhiều nhất vì nó quá khó xoay sở trên chiến trường và dễ bị tổn thương bởi hỏa lực của quân giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, phần thân của thiết giáp M113 được cấu thành bởi hợp kim bao gồm nhôm, mangan và magie được sản xuất bằng phương pháp cán lạnh. Ưu điểm vượt trội của loại hợp kim này là nhẹ nhưng nhược điểm chết người của nó là... không đủ bền. Nguồn ảnh: Pinterest.Lớp vỏ hợp kim này chỉ cho phép thiết giáp M113 chống chịu lại các loại hỏa lực bộ binh thông thường bao gồm súng trường tấn công, lựu đạn cầm tay hoặc mảnh văng của bom. Các loại hỏa lực hạng nặng của quân giải phóng sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam hoàn toàn có thể hạ gục loại thiết giáp này chỉ bằng một loạt khai hỏa. Nguồn ảnh: Pinterest.Ví dụ như loại hỏa lực chống tăng rẻ và hiệu quả bậc nhất mà quân giải phóng có trong biên chế đó là súng phóng lựu B-40 hoàn toàn có thể hạ gục loại thiết giáp này chỉ với một phát bắn ở mọi khoảng cách và góc va chạm. Nguồn ảnh: Pinterest.Đó là chưa kể tới việc, lớp giáp của M113 còn quá yếu, có thể dễ dàng bị các loại đại liên cỡ nòng 12,7mm hoặc 14,5mm của ta đục thủng khi giao tranh ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Pinterest.Phải tới thế hệ thứ ba - nghĩa là phiên bản M113A3 Mỹ mới trang bị cho loại thiết giáp này lớp giáp gia cố có khả năng chống đạn 14,5mm nghiêng 60 độ phía trước thân xe. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên ngay cả khi đó, lớp giáp hai bên sườn xe và phía sau xe vẫn là tử huyệt của loại thiết giáp này. Ảnh: Hỏa lực 14,5mm của quân giải phóng xé toạc lớp vỏ của thiết giáp M113 ở bên mạnh sườn. Nguồn ảnh: Pinterest.Chưa kể đến việc, vật liệu cấu thành của M113 có thành phần chủ yếu là nhôm - một loại kim loại có khả năng cháy rất cao nếu nguồn nhiệt phát ra đủ nhiệt lượng. Đây cũng chính là lý do tại sao Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA của Mỹ có sử dụng nhôm trong thành phần cấu tạo của... nhiên liệu tên lửa. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài việc dễ dàng bị hỏa lực của quân giải phóng "làm gỏi" trên chiến trường, M113 cũng là một loại phương tiện được đánh giá là không phù hợp với địa hình, địa vật ở Việt Nam do nó có trọng tâm quá cao khiến xe dễ lật. Nguồn ảnh: Pinterest.Chiều cao của loại phương tiện này lên tới 2,5 mét trong khi đó chiều rộng của nó chỉ là 2,686 mét khiến cho M113 rất khó xoay sở trên chiến trường, đặc biệt là những nơi như đồi, núi có độ dốc cao. Nguồn ảnh: Pinterest.Chưa kể đến việc, vì là thiết giáp chở quân nên M113 sẽ có cửa mở ở phía sau, buộc động cơ phải đặt lên phía trước xe. Động cơ của M113 được đặt bên phải xe ngay cạnh vị trí ngồi của lái xe, khiến xe có trọng tâm dàn trải không đều, bên phải nặng hơn bên trái nên càng dễ lật khi vượt địa hình. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù vậy, đây vẫn là loại phương tiện thiết giáp chở quân được Mỹ sử dụng với số lượng nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam và tới nay, tổng cộng đã có 80.000 chiếc M113 mọi phiên bản từng được sản xuất, phần nhiều trong số chúng vẫn tiếp tục được sử dụng trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Thiết giáp Mỹ dẫn đầu một trận càn trong Chiến tranh Việt Nam
Trên chiến trường Việt Nam, thiết giáp chở quân M113 là một trong những loại "ngựa thồ" chủ lực được quân đội Mỹ sử dụng, tuy nhiên đây lại là loại thiết giáp khiến binh lính Mỹ phàn nàn nhiều nhất vì nó quá khó xoay sở trên chiến trường và dễ bị tổn thương bởi hỏa lực của quân giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, phần thân của thiết giáp M113 được cấu thành bởi hợp kim bao gồm nhôm, mangan và magie được sản xuất bằng phương pháp cán lạnh. Ưu điểm vượt trội của loại hợp kim này là nhẹ nhưng nhược điểm chết người của nó là... không đủ bền. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lớp vỏ hợp kim này chỉ cho phép thiết giáp M113 chống chịu lại các loại hỏa lực bộ binh thông thường bao gồm súng trường tấn công, lựu đạn cầm tay hoặc mảnh văng của bom. Các loại hỏa lực hạng nặng của quân giải phóng sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam hoàn toàn có thể hạ gục loại thiết giáp này chỉ bằng một loạt khai hỏa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ví dụ như loại hỏa lực chống tăng rẻ và hiệu quả bậc nhất mà quân giải phóng có trong biên chế đó là súng phóng lựu B-40 hoàn toàn có thể hạ gục loại thiết giáp này chỉ với một phát bắn ở mọi khoảng cách và góc va chạm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đó là chưa kể tới việc, lớp giáp của M113 còn quá yếu, có thể dễ dàng bị các loại đại liên cỡ nòng 12,7mm hoặc 14,5mm của ta đục thủng khi giao tranh ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phải tới thế hệ thứ ba - nghĩa là phiên bản M113A3 Mỹ mới trang bị cho loại thiết giáp này lớp giáp gia cố có khả năng chống đạn 14,5mm nghiêng 60 độ phía trước thân xe. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên ngay cả khi đó, lớp giáp hai bên sườn xe và phía sau xe vẫn là tử huyệt của loại thiết giáp này. Ảnh: Hỏa lực 14,5mm của quân giải phóng xé toạc lớp vỏ của thiết giáp M113 ở bên mạnh sườn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chưa kể đến việc, vật liệu cấu thành của M113 có thành phần chủ yếu là nhôm - một loại kim loại có khả năng cháy rất cao nếu nguồn nhiệt phát ra đủ nhiệt lượng. Đây cũng chính là lý do tại sao Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA của Mỹ có sử dụng nhôm trong thành phần cấu tạo của... nhiên liệu tên lửa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài việc dễ dàng bị hỏa lực của quân giải phóng "làm gỏi" trên chiến trường, M113 cũng là một loại phương tiện được đánh giá là không phù hợp với địa hình, địa vật ở Việt Nam do nó có trọng tâm quá cao khiến xe dễ lật. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiều cao của loại phương tiện này lên tới 2,5 mét trong khi đó chiều rộng của nó chỉ là 2,686 mét khiến cho M113 rất khó xoay sở trên chiến trường, đặc biệt là những nơi như đồi, núi có độ dốc cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chưa kể đến việc, vì là thiết giáp chở quân nên M113 sẽ có cửa mở ở phía sau, buộc động cơ phải đặt lên phía trước xe. Động cơ của M113 được đặt bên phải xe ngay cạnh vị trí ngồi của lái xe, khiến xe có trọng tâm dàn trải không đều, bên phải nặng hơn bên trái nên càng dễ lật khi vượt địa hình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, đây vẫn là loại phương tiện thiết giáp chở quân được Mỹ sử dụng với số lượng nhiều nhất trong Chiến tranh Việt Nam và tới nay, tổng cộng đã có 80.000 chiếc M113 mọi phiên bản từng được sản xuất, phần nhiều trong số chúng vẫn tiếp tục được sử dụng trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Thiết giáp Mỹ dẫn đầu một trận càn trong Chiến tranh Việt Nam