Hôm 11/4, Indonesisa đã hạ thủy thành công tàu ngầm tấn công động cơ điện-diesel đầu tiên do nước này tự chế tạo tại xưởng Semarang của PT PAT tại đảo Surabya. Nguồn ảnh: BmpdSự kiện hạ thủy con tàu KRI Alugoro (405) đánh dấu "bước nhảy vọt" công nghiệp đóng tàu quân sự Indonesia. Có thể nói, Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á “tự chế tạo” thành công một chiếc tàu ngầm hiện đại. Nguồn ảnh: BmpdNói "tự chế tạo" trong ngoặc kép là bởi vì tàu ngầm KRI Alugoro (405) là chiếc thứ 3 trong loạt 3 tàu ngầm Type 209 Improved mà Indonesia ký mua của Hàn Quốc năm 2011 với giá 1,2 tỷ USD. Theo thỏa thuận, hai chiếc đầu tiên được đóng ở Hàn Quốc, chiếc thứ 3 được đóng ở Indonesia theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ cũng như linh kiện cần thiết. Nguồn ảnh: TribuneDẫu vậy, việc lắp ráp thành công tàu ngầm đầu tiên trong nước sẽ đem lại kinh nghiệm đáng kể cho công nghiệp đóng tàu quân sự Indonesia vốn vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu với các loại tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ và vừa. Nguồn ảnh: TribuneĐáng chú ý, trước khi hạ thủy tàu ngầm 405 không lâu, ngày 12/3/2019 Indonesia đã ký hợp đồng trị giá 1 tỷ USD đóng tiếp 3 tàu ngầm với Hàn Quốc. Theo nguồn tin riêng, hợp đồng này sẽ đóng với sự tha gia sâu hơn từ phía nhà máy PT PAL của Indonesia. Nguồn ảnh: BmpdCụ thể, tàu thứ 1 phía Indonesia sẽ chế tạo 2 trong số 6 module rồi chuyển tới Hàn Quốc lắp ráp tổng thành; tàu thứ 2 Indonesia sẽ đóng 4 trong 6 module và chuyển cho Hàn Quốc; tàu thứ 3 Indonesia đang đề xuất sẽ đóng toàn bộ tàu ngầm. Nguồn ảnh: BmpdChưa có thời hạn của việc bàn giao thêm 3 tàu mới, tuy vậy có thể rơi vào giai đoạn từ 2022-2015, tới lúc đó Hải quân Indonesia sẽ trở thành lực lượng có số lượng tàu ngầm lớn nhất khu vực (8 chiếc gồm: 6 chiếc mới đóng cùng Hàn Quốc và 2 chiếc mua của Đức trong quá khứ). Nguồn ảnh: SatselhiukencanaCác tàu ngầm đóng cho Hải quân Indonesia được gọi là lớp Nagapasa hoặc là Chang Bogo (tên của Hàn) thực ra đều là phiên bản có giấy phép từ dòng tàu ngầm Type 209 do HDW Đức thiết kế, chế tạo. Nhìn chung, mọi công nghệ trên con tàu này đều dính dáng tới nước Đức, chỉ có vài phần của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: PT PALTàu ngầm tấn công Type 209 có lượng giãn nước 1.200-1.400 tấn, dài 56m, thủy thủ đoàn 33 người. Nguồn ảnh: PT PALCon tàu trang bị 4 động cơ diesel MTU và một động cơ điện, một chân vịt cho tốc độ tối đa 21,5 hải lý/h khi lặn, tầm hoạt động tổng lên tới 20.000km, có khả năng lặn liên tục 740km với tốc độ 4 hải lý/h, lặn sâu 500m, dự trữ hành trình 50 ngày. Nguồn ảnh: PT PALTàu ngầm trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm (6 ống phía đầu, 2 ống đuôi) cùng 14 quả ngư lôi kiểu SUT và có thể phóng được tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon. Nguồn ảnh: PT PALCuộc sống trên tàu ngầm Type 209. Nguồn: Youtube
Hôm 11/4, Indonesisa đã hạ thủy thành công tàu ngầm tấn công động cơ điện-diesel đầu tiên do nước này tự chế tạo tại xưởng Semarang của PT PAT tại đảo Surabya. Nguồn ảnh: Bmpd
Sự kiện hạ thủy con tàu KRI Alugoro (405) đánh dấu "bước nhảy vọt" công nghiệp đóng tàu quân sự Indonesia. Có thể nói, Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á “tự chế tạo” thành công một chiếc tàu ngầm hiện đại. Nguồn ảnh: Bmpd
Nói "tự chế tạo" trong ngoặc kép là bởi vì tàu ngầm KRI Alugoro (405) là chiếc thứ 3 trong loạt 3 tàu ngầm Type 209 Improved mà Indonesia ký mua của Hàn Quốc năm 2011 với giá 1,2 tỷ USD. Theo thỏa thuận, hai chiếc đầu tiên được đóng ở Hàn Quốc, chiếc thứ 3 được đóng ở Indonesia theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ cũng như linh kiện cần thiết. Nguồn ảnh: Tribune
Dẫu vậy, việc lắp ráp thành công tàu ngầm đầu tiên trong nước sẽ đem lại kinh nghiệm đáng kể cho công nghiệp đóng tàu quân sự Indonesia vốn vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu với các loại tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ và vừa. Nguồn ảnh: Tribune
Đáng chú ý, trước khi hạ thủy tàu ngầm 405 không lâu, ngày 12/3/2019 Indonesia đã ký hợp đồng trị giá 1 tỷ USD đóng tiếp 3 tàu ngầm với Hàn Quốc. Theo nguồn tin riêng, hợp đồng này sẽ đóng với sự tha gia sâu hơn từ phía nhà máy PT PAL của Indonesia. Nguồn ảnh: Bmpd
Cụ thể, tàu thứ 1 phía Indonesia sẽ chế tạo 2 trong số 6 module rồi chuyển tới Hàn Quốc lắp ráp tổng thành; tàu thứ 2 Indonesia sẽ đóng 4 trong 6 module và chuyển cho Hàn Quốc; tàu thứ 3 Indonesia đang đề xuất sẽ đóng toàn bộ tàu ngầm. Nguồn ảnh: Bmpd
Chưa có thời hạn của việc bàn giao thêm 3 tàu mới, tuy vậy có thể rơi vào giai đoạn từ 2022-2015, tới lúc đó Hải quân Indonesia sẽ trở thành lực lượng có số lượng tàu ngầm lớn nhất khu vực (8 chiếc gồm: 6 chiếc mới đóng cùng Hàn Quốc và 2 chiếc mua của Đức trong quá khứ). Nguồn ảnh: Satselhiukencana
Các tàu ngầm đóng cho Hải quân Indonesia được gọi là lớp Nagapasa hoặc là Chang Bogo (tên của Hàn) thực ra đều là phiên bản có giấy phép từ dòng tàu ngầm Type 209 do HDW Đức thiết kế, chế tạo. Nhìn chung, mọi công nghệ trên con tàu này đều dính dáng tới nước Đức, chỉ có vài phần của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: PT PAL
Tàu ngầm tấn công Type 209 có lượng giãn nước 1.200-1.400 tấn, dài 56m, thủy thủ đoàn 33 người. Nguồn ảnh: PT PAL
Con tàu trang bị 4 động cơ diesel MTU và một động cơ điện, một chân vịt cho tốc độ tối đa 21,5 hải lý/h khi lặn, tầm hoạt động tổng lên tới 20.000km, có khả năng lặn liên tục 740km với tốc độ 4 hải lý/h, lặn sâu 500m, dự trữ hành trình 50 ngày. Nguồn ảnh: PT PAL
Tàu ngầm trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm (6 ống phía đầu, 2 ống đuôi) cùng 14 quả ngư lôi kiểu SUT và có thể phóng được tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon. Nguồn ảnh: PT PAL
Cuộc sống trên tàu ngầm Type 209. Nguồn: Youtube