Trước năm 1990, Không quân Đông Đức sở hữu lực lượng không quân xếp hàng hiện đại nhất khối quân sự Warsaw. Trong khi nhiều quốc gia XHCN Đông Âu chỉ được Liên Xô trang bị đến MiG-21 thì Đông Đức nhận tới các mẫu MiG-23, MiG-29A. Lực lượng tiêm kích - bom được trang bị cả Su-22 và MiG-23BN. Binh chủng Phòng không (nằm trong Quân chủng Không quân) có cả tên lửa S-200 và S-300. Nguồn ảnh: WikiTuy nhiên, sau ngày hợp nhất chính thức với Tây Đức để trở thành Cộng hòa Liên bang Đức “hùng mạnh”, hầu hết dàn trang bị máy bay chiến đấu hiện đại của Đông Đức đều bị xóa bỏ. Một số lượng lớn các máy bay được cung cấp tứ tán cho phương Tây mổ xẻ, nghiên cứu; một số thì được bán với giá “rẻ như cho” hoặc là “biếu không” cho đồng minh phương Tây, các nước Đông Âu và một số không hề nhỏ được đem tới các bảo tàng. Trong ảnh, một chiếc MiG-23 của Đông Đức han rỉ tại một bảo tàng. Nguồn ảnh: PlanespottersNhững chiếc máy bay chiến đấu rất hiện đại của Đông Đức hiện nay hầu như đều trong tình trạng xấu do không được chăm sóc thường xuyên. Một số lượng nhỏ thậm chí bị vứt bỏ tại các căn cứ quân sự cũ. Ảnh: Chiếc MiG-23 bị vẽ linh tinh nằm “cô đơn” tại một căn cứ bỏ hoang. Nguồn ảnh: PlanespottersCác máy bay chiến đấu Đông Đức phần nhiều bị xóa phù hiệu Luftstreitkräfte der Nationalen Volksarmee – LSK (Không quân Quân đội Nhân dân Quốc gia) nằm ở cánh đuôi. Nguồn ảnh: PlanespottersMáy bay tiêm kích MiG-23 và tiêm kích – bom Su-22. Nguồn ảnh: PlanespottersMột chiếc tiêm kích – bom MiG-23BN – số ít chiến đấu cơ còn giữ được phù hiệu LSK ở đuôi máy bay. Nguồn ảnh: PlanespottersDàn máy bay trực thăng tấn công Mi-24D, Mi-4 và tiêm kích bom Su-22 của Đông Đức tại một căn cứ của Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức. Nguồn ảnh: PlanespottersMột chiếc tiêm kích MiG-21UM được giữ lại với phù hiệu LSK. Nguồn ảnh: PlanespottersMột chiếc tiêm kích MiG-19 của Đông Đức nằm gần hầm ngầm chứa máy bay đã bị bỏ hoang nhiều năm. Nguồn ảnh: PlanespottersMáy bay ném bom Il-28 trong điều kiện khá tồi sau nhiều năm không được chăm sóc. Nguồn ảnh: Airlines.netMột chiếc trực thăng tấn công Mi-24D may mắn vẫn còn khá mới. Nguồn ảnh: PlanespottersCác tài liệu ghi nhận, có một số ít máy bay trực thăng, chiến đấu cơ của Đông Đức vẫn còn hoạt động trong Không quân CHLB Đức một thời gian sau đó mới nghỉ hưu. Ví dụ như loại tiêm kích đánh chặn MiG-29 được giữ lại làm nhiệm vụ phòng không. Sau này, chúng được “biếu không” cho Ba Lan. Nguồn ảnh: Airlines.netThậm chí, có lẽ còn vài chiếc máy bay hạng nhẹ vẫn bay được, đa phần là nằm trong bộ sưu tập tư nhân. Nguồn ảnh: AirteamVận tải cơ hạng nhẹ L-410 của LSK được sơn phù hiệu của Không quân CHLB Đức hoạt động cho tới năm 2000 mới nghỉ hưu. Nguồn ảnh: QQTất nhiên là không phải chiếc máy bay vận tải nào cũng may mắn như vậy. Nguồn ảnh: WikiTiêm kích hai chỗ ngồi MiG-21UM Đông Đức được bán cho bảo tàng tại Pháp. Nguồn ảnh: Wiki
Trước năm 1990, Không quân Đông Đức sở hữu lực lượng không quân xếp hàng hiện đại nhất khối quân sự Warsaw. Trong khi nhiều quốc gia XHCN Đông Âu chỉ được Liên Xô trang bị đến MiG-21 thì Đông Đức nhận tới các mẫu MiG-23, MiG-29A. Lực lượng tiêm kích - bom được trang bị cả Su-22 và MiG-23BN. Binh chủng Phòng không (nằm trong Quân chủng Không quân) có cả tên lửa S-200 và S-300. Nguồn ảnh: Wiki
Tuy nhiên, sau ngày hợp nhất chính thức với Tây Đức để trở thành Cộng hòa Liên bang Đức “hùng mạnh”, hầu hết dàn trang bị máy bay chiến đấu hiện đại của Đông Đức đều bị xóa bỏ. Một số lượng lớn các máy bay được cung cấp tứ tán cho phương Tây mổ xẻ, nghiên cứu; một số thì được bán với giá “rẻ như cho” hoặc là “biếu không” cho đồng minh phương Tây, các nước Đông Âu và một số không hề nhỏ được đem tới các bảo tàng. Trong ảnh, một chiếc MiG-23 của Đông Đức han rỉ tại một bảo tàng. Nguồn ảnh: Planespotters
Những chiếc máy bay chiến đấu rất hiện đại của Đông Đức hiện nay hầu như đều trong tình trạng xấu do không được chăm sóc thường xuyên. Một số lượng nhỏ thậm chí bị vứt bỏ tại các căn cứ quân sự cũ. Ảnh: Chiếc MiG-23 bị vẽ linh tinh nằm “cô đơn” tại một căn cứ bỏ hoang. Nguồn ảnh: Planespotters
Các máy bay chiến đấu Đông Đức phần nhiều bị xóa phù hiệu Luftstreitkräfte der Nationalen Volksarmee – LSK (Không quân Quân đội Nhân dân Quốc gia) nằm ở cánh đuôi. Nguồn ảnh: Planespotters
Máy bay tiêm kích MiG-23 và tiêm kích – bom Su-22. Nguồn ảnh: Planespotters
Một chiếc tiêm kích – bom MiG-23BN – số ít chiến đấu cơ còn giữ được phù hiệu LSK ở đuôi máy bay. Nguồn ảnh: Planespotters
Dàn máy bay trực thăng tấn công Mi-24D, Mi-4 và tiêm kích bom Su-22 của Đông Đức tại một căn cứ của Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức. Nguồn ảnh: Planespotters
Một chiếc tiêm kích MiG-21UM được giữ lại với phù hiệu LSK. Nguồn ảnh: Planespotters
Một chiếc tiêm kích MiG-19 của Đông Đức nằm gần hầm ngầm chứa máy bay đã bị bỏ hoang nhiều năm. Nguồn ảnh: Planespotters
Máy bay ném bom Il-28 trong điều kiện khá tồi sau nhiều năm không được chăm sóc. Nguồn ảnh: Airlines.net
Một chiếc trực thăng tấn công Mi-24D may mắn vẫn còn khá mới. Nguồn ảnh: Planespotters
Các tài liệu ghi nhận, có một số ít máy bay trực thăng, chiến đấu cơ của Đông Đức vẫn còn hoạt động trong Không quân CHLB Đức một thời gian sau đó mới nghỉ hưu. Ví dụ như loại tiêm kích đánh chặn MiG-29 được giữ lại làm nhiệm vụ phòng không. Sau này, chúng được “biếu không” cho Ba Lan. Nguồn ảnh: Airlines.net
Thậm chí, có lẽ còn vài chiếc máy bay hạng nhẹ vẫn bay được, đa phần là nằm trong bộ sưu tập tư nhân. Nguồn ảnh: Airteam
Vận tải cơ hạng nhẹ L-410 của LSK được sơn phù hiệu của Không quân CHLB Đức hoạt động cho tới năm 2000 mới nghỉ hưu. Nguồn ảnh: QQ
Tất nhiên là không phải chiếc máy bay vận tải nào cũng may mắn như vậy. Nguồn ảnh: Wiki
Tiêm kích hai chỗ ngồi MiG-21UM Đông Đức được bán cho bảo tàng tại Pháp. Nguồn ảnh: Wiki