Vào hôm 18/6, thông tin về việc hải quân Ukraine tiến hành vụ thử nghiệm thành công đối với tên lửa hành trình diệt hạm R-360 Neptune đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của báo chí quốc tế.Tên lửa R-360 Neptune được phóng đi từ bờ biển, nhằm vào một con tàu mục tiêu neo cách đó vài chục km, đối tượng đã bị "xé toạc" theo đúng nghĩa đen.Chúng ta đang nói về một chiếc tàu biển được chuẩn bị đặc biệt, với thiệt hại lớn như thông báo, tên lửa hành trình diệt hạm của Ukraine rõ ràng là một vũ khí khá mạnh.Các chuyên gia quân sự tin rằng tên lửa Neptune của Ukraine là bản cải tiến từ thiết kế Kh-35 Uran ra đời từ thời Liên Xô, nhưng Kiev đã nâng gấp đôi tầm bắn lên con số 300 km, đi kèm mở rộng đầu đạn cho sức công phá lớn hơn nhiều."Theo thông tin nhận được từ cựu thư ký của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine - NSDC, ông Alexander Turchinov thì chu kỳ thử tên nghiệm lửa hành trình chống hạm Neptune đã kết thúc sau vụ phóng thử nói trên"."Trong đó hiệu quả của việc tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn của tên lửa đã được xác minh, ông Turchinov nhấn mạnh rằng R-360 Neptune đã thể hiện rõ tính hiệu quả của nó", trang Defense Express cho biết.Mặc dù thông tin chi tiết khác liên quan đến việc thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm Neptune vẫn chưa được công bố, nhưng mới đây Ukraine lại tiết lộ một tình tiết cực kỳ đáng quan tâm.Ukraine đã chính thức đưa ra lời cáo buộc Nga cố gắng giành quyền kiểm soát tên lửa hành trình chống hạm R-360 Neptune của họ, Kiev cho rằng sự việc xảy ra ngay trong vụ thử gần đây nhất.Các tổ hợp tác chiến điện tử (EW) của lực lượng vũ trang Liên bang Nga được bố trí nằm trên bán đảo Crimea đã tham gia sự kiện này, bao gồm cả những hệ thống Krasukha-4, Defense Express nói rõ."Ukraine cho rằng Nga đã sử dụng những hệ thống EW để thay đổi hành trình của tên lửa nhằm làm giảm khả năng bắn trúng mục tiêu. Ngoài ra không loại trừ việc Moskva dùng khí tài này để thu thập thông tin về tên lửa Ukraine"."Tuy nhiên thực tế cho thấy không một hệ thống tác chiến điện tử nào của Nga có thể ngăn chặn tên lửa R-360 Neptune của Ukraine bắn trúng mục tiêu"."Như các chuyên gia quân sự nhấn mạnh, tất cả mọi tổ hợp EW của phương Tây và Nga đều không có khả năng hạ gục hoặc vô hiệu hóa tên lửa hành trình như Tomahawk hoặc R-360 Neptune"."Điều duy nhất họ có thể làm chính là giảm bớt độ chính xác của hệ thống dẫn đường, nhưng thực tế tên lửa vẫn sẽ bắn trúng mục tiêu"."Chính vì vậy, tất cả mọi tuyên bố từ phía Nga rằng hệ thống tác chiến điện tử làm của họ làm cho tên lửa đối phương rơi xuống là không đúng sự thật", Defense Express khẳng định.Hiện tại Bộ Quốc phòng Liên bang Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào liên quan đến những gì mà báo chí Ukraine vừa đăng tải.Nhưng trước đó nhiều chuyên gia quân sự Nga nhận định tên lửa Kh-35 Uran của họ và R-360 Neptune của Ukraine có nhiều điểm tương đồng, nên việc gây nhiễu vũ khí này chẳng có gì khó khăn.
Vào hôm 18/6, thông tin về việc hải quân Ukraine tiến hành vụ thử nghiệm thành công đối với tên lửa hành trình diệt hạm R-360 Neptune đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của báo chí quốc tế.
Tên lửa R-360 Neptune được phóng đi từ bờ biển, nhằm vào một con tàu mục tiêu neo cách đó vài chục km, đối tượng đã bị "xé toạc" theo đúng nghĩa đen.
Chúng ta đang nói về một chiếc tàu biển được chuẩn bị đặc biệt, với thiệt hại lớn như thông báo, tên lửa hành trình diệt hạm của Ukraine rõ ràng là một vũ khí khá mạnh.
Các chuyên gia quân sự tin rằng tên lửa Neptune của Ukraine là bản cải tiến từ thiết kế Kh-35 Uran ra đời từ thời Liên Xô, nhưng Kiev đã nâng gấp đôi tầm bắn lên con số 300 km, đi kèm mở rộng đầu đạn cho sức công phá lớn hơn nhiều.
"Theo thông tin nhận được từ cựu thư ký của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Ukraine - NSDC, ông Alexander Turchinov thì chu kỳ thử tên nghiệm lửa hành trình chống hạm Neptune đã kết thúc sau vụ phóng thử nói trên".
"Trong đó hiệu quả của việc tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn của tên lửa đã được xác minh, ông Turchinov nhấn mạnh rằng R-360 Neptune đã thể hiện rõ tính hiệu quả của nó", trang Defense Express cho biết.
Mặc dù thông tin chi tiết khác liên quan đến việc thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm Neptune vẫn chưa được công bố, nhưng mới đây Ukraine lại tiết lộ một tình tiết cực kỳ đáng quan tâm.
Ukraine đã chính thức đưa ra lời cáo buộc Nga cố gắng giành quyền kiểm soát tên lửa hành trình chống hạm R-360 Neptune của họ, Kiev cho rằng sự việc xảy ra ngay trong vụ thử gần đây nhất.
Các tổ hợp tác chiến điện tử (EW) của lực lượng vũ trang Liên bang Nga được bố trí nằm trên bán đảo Crimea đã tham gia sự kiện này, bao gồm cả những hệ thống Krasukha-4, Defense Express nói rõ.
"Ukraine cho rằng Nga đã sử dụng những hệ thống EW để thay đổi hành trình của tên lửa nhằm làm giảm khả năng bắn trúng mục tiêu. Ngoài ra không loại trừ việc Moskva dùng khí tài này để thu thập thông tin về tên lửa Ukraine".
"Tuy nhiên thực tế cho thấy không một hệ thống tác chiến điện tử nào của Nga có thể ngăn chặn tên lửa R-360 Neptune của Ukraine bắn trúng mục tiêu".
"Như các chuyên gia quân sự nhấn mạnh, tất cả mọi tổ hợp EW của phương Tây và Nga đều không có khả năng hạ gục hoặc vô hiệu hóa tên lửa hành trình như Tomahawk hoặc R-360 Neptune".
"Điều duy nhất họ có thể làm chính là giảm bớt độ chính xác của hệ thống dẫn đường, nhưng thực tế tên lửa vẫn sẽ bắn trúng mục tiêu".
"Chính vì vậy, tất cả mọi tuyên bố từ phía Nga rằng hệ thống tác chiến điện tử làm của họ làm cho tên lửa đối phương rơi xuống là không đúng sự thật", Defense Express khẳng định.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Liên bang Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào liên quan đến những gì mà báo chí Ukraine vừa đăng tải.
Nhưng trước đó nhiều chuyên gia quân sự Nga nhận định tên lửa Kh-35 Uran của họ và R-360 Neptune của Ukraine có nhiều điểm tương đồng, nên việc gây nhiễu vũ khí này chẳng có gì khó khăn.