Sau khi xuất hiện nhiều nguồn tin cho rằng Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa đạn đạo trùng với thời điểm đặc phái viên Kim Song của nước này phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 28/9, phương tiện truyền thông nhà nước của Triều Tiên ngày hôm sau cũng tiết lộ rằng vụ phóng này là một loại tên lửa mới có tên Hwasong-8.Tên lửa này được xem là vũ khí chiến lược mới của Triều Tiên, có thể mang một đầu đạn tách rời với tốc độ bay siêu âm và là tên lửa mới thứ ba mà nước này đã trình làng trong tháng qua, cùng với tên lửa chiến thuật phóng từ tàu hỏa và tên lửa hành trình tầm xa chiến lược.Tên lửa được bắn từ Mupyong Ri ở tỉnh Jagang, các nguồn tin từ Hàn Quốc cho biết đây là một thiết kế tên lửa mới có thể bao gồm một số loại phương tiện có thể điều khiển được, với các tính năng bay khác với những tên lửa mà Triều Tiên đã thử nghiệm trước đây, những thông tin này sau đó cũng được xác nhận bởi truyền thông nhà nước Triều Tiên.Tên lửa được phóng đã bay ở độ cao 60km trước khi bắn trúng mục tiêu cách đó chỉ có phạm vi dưới 200km, theo tính toán của các chuyên gia điều này cho thấy rằng loại tên lửa này có thể có tầm bắn trên 1.000km khi bắn theo quỹ đạo thông thường.Tên lửa Hwasong-8 gần giống với DF-17 của Trung Quốc, đây là loại tên lửa duy nhất thuộc loại này trên thế giới, mặc dù kích thước của tên lửa mới của Triều Tiên vẫn đang được suy đoán. Nga cũng đang vận hành một loại vũ khí tương tự có phạm vi liên lục địa có tên là Avangard.Theo các chuyên gia, phương tiện bay siêu thanh của Triều Tiên sử dụng tên lửa đẩy để tăng tốc đạt đến độ cao và tốc độ cao hơn đáng kể so với tên lửa Avangard của Nga, trước khi tách ra và đi theo quỹ đạo bay trong khí quyển với mức độ cơ động rất cao.Những tên lửa như vậy được tối ưu hóa để né tránh hệ thống phòng không của đối phương và được coi là thách thức để các hệ thống phòng thủ có thể khóa chặt hoặc theo dõi chúng. Các phương tiện bay này khác với tên lửa hành trình siêu thanh khi có thể bay ở độ cao cao hơn trong suốt quỹ đạo của chúng và có khả năng cơ động cao.Việc Triều Tiên triển khai các tên lửa như vậy được cho là sẽ là cơ sở quan trọng trong việc cho phép nước này chống lại các hệ thống phòng không hiện đại, cả trên tàu và trên bộ hiện đang được Mỹ sử dụng để bảo vệ các mục tiêu của trên khắp Đông Á.Việc phát triển các công nghệ như vậy đã được nhấn mạnh như một ưu tiên tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 1/2021. Mặc dù các tên lửa trước đó của Triều Tiên đã có kỹ thuật siêu thanh vì chúng vượt quá tốc độ Mach 5, nhưng độ tin cậy của các phương tiện này trong việc né tránh các hệ thống phòng không hiện đại vẫn còn hạn chế.Điều đáng chú ý là việc bố trí động cơ tên lửa trên Hwasong-8 rất giống với trên tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 “Guam Killer”, đã được Triều Tiên thử nghiệm nhiều lần vào năm 2017 và được đưa vào hoạt động trong năm đó, cho thấy cả hai có thể sử dụng cùng một loại động cơ.Việc hai tên lửa có thể sử dụng cùng một loại động cơ là điều chưa từng có, trước đó trong giai đoạn đầu thử nghiệm tên lửa Avangard của Nga cũng từng được sử dụng từ tên lửa cũ UR-100NUTTkH nhưng không đạt được hiệu quả.Theo các chuyên gia, điều này cũng có thể chỉ ra rằng Hwasong-8 cũng sẽ chỉ có tầm bắn tương tự khoảng 6.000km, vì Hwasong-12 cũng đã chứng minh tầm bắn ngắn hơn nhiều khi thử nghiệm lần đầu.Hiện tại những hệ thống phòng không hiện đại do Mỹ sản xuất tiếp tục gặp khó khăn ngay cả khi chống lại các thiết kế tên lửa đạn đạo tương đối cơ bản. Động thái mới của Triều Tiên nhằm hiện đại hóa khả năng tấn công bằng công nghệ siêu thanh sẽ là một phương án hiệu quả, đảm bảo khả năng răn đe của nước này đối với Mỹ trong thập kỷ tới. Nguồn ảnh: KCNA. Cận cảnh vụ thử tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên trong quá khứ. Nguồn: KCNA.
Sau khi xuất hiện nhiều nguồn tin cho rằng Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa đạn đạo trùng với thời điểm đặc phái viên Kim Song của nước này phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 28/9, phương tiện truyền thông nhà nước của Triều Tiên ngày hôm sau cũng tiết lộ rằng vụ phóng này là một loại tên lửa mới có tên Hwasong-8.
Tên lửa này được xem là vũ khí chiến lược mới của Triều Tiên, có thể mang một đầu đạn tách rời với tốc độ bay siêu âm và là tên lửa mới thứ ba mà nước này đã trình làng trong tháng qua, cùng với tên lửa chiến thuật phóng từ tàu hỏa và tên lửa hành trình tầm xa chiến lược.
Tên lửa được bắn từ Mupyong Ri ở tỉnh Jagang, các nguồn tin từ Hàn Quốc cho biết đây là một thiết kế tên lửa mới có thể bao gồm một số loại phương tiện có thể điều khiển được, với các tính năng bay khác với những tên lửa mà Triều Tiên đã thử nghiệm trước đây, những thông tin này sau đó cũng được xác nhận bởi truyền thông nhà nước Triều Tiên.
Tên lửa được phóng đã bay ở độ cao 60km trước khi bắn trúng mục tiêu cách đó chỉ có phạm vi dưới 200km, theo tính toán của các chuyên gia điều này cho thấy rằng loại tên lửa này có thể có tầm bắn trên 1.000km khi bắn theo quỹ đạo thông thường.
Tên lửa Hwasong-8 gần giống với DF-17 của Trung Quốc, đây là loại tên lửa duy nhất thuộc loại này trên thế giới, mặc dù kích thước của tên lửa mới của Triều Tiên vẫn đang được suy đoán. Nga cũng đang vận hành một loại vũ khí tương tự có phạm vi liên lục địa có tên là Avangard.
Theo các chuyên gia, phương tiện bay siêu thanh của Triều Tiên sử dụng tên lửa đẩy để tăng tốc đạt đến độ cao và tốc độ cao hơn đáng kể so với tên lửa Avangard của Nga, trước khi tách ra và đi theo quỹ đạo bay trong khí quyển với mức độ cơ động rất cao.
Những tên lửa như vậy được tối ưu hóa để né tránh hệ thống phòng không của đối phương và được coi là thách thức để các hệ thống phòng thủ có thể khóa chặt hoặc theo dõi chúng. Các phương tiện bay này khác với tên lửa hành trình siêu thanh khi có thể bay ở độ cao cao hơn trong suốt quỹ đạo của chúng và có khả năng cơ động cao.
Việc Triều Tiên triển khai các tên lửa như vậy được cho là sẽ là cơ sở quan trọng trong việc cho phép nước này chống lại các hệ thống phòng không hiện đại, cả trên tàu và trên bộ hiện đang được Mỹ sử dụng để bảo vệ các mục tiêu của trên khắp Đông Á.
Việc phát triển các công nghệ như vậy đã được nhấn mạnh như một ưu tiên tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 1/2021. Mặc dù các tên lửa trước đó của Triều Tiên đã có kỹ thuật siêu thanh vì chúng vượt quá tốc độ Mach 5, nhưng độ tin cậy của các phương tiện này trong việc né tránh các hệ thống phòng không hiện đại vẫn còn hạn chế.
Điều đáng chú ý là việc bố trí động cơ tên lửa trên Hwasong-8 rất giống với trên tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 “Guam Killer”, đã được Triều Tiên thử nghiệm nhiều lần vào năm 2017 và được đưa vào hoạt động trong năm đó, cho thấy cả hai có thể sử dụng cùng một loại động cơ.
Việc hai tên lửa có thể sử dụng cùng một loại động cơ là điều chưa từng có, trước đó trong giai đoạn đầu thử nghiệm tên lửa Avangard của Nga cũng từng được sử dụng từ tên lửa cũ UR-100NUTTkH nhưng không đạt được hiệu quả.
Theo các chuyên gia, điều này cũng có thể chỉ ra rằng Hwasong-8 cũng sẽ chỉ có tầm bắn tương tự khoảng 6.000km, vì Hwasong-12 cũng đã chứng minh tầm bắn ngắn hơn nhiều khi thử nghiệm lần đầu.
Hiện tại những hệ thống phòng không hiện đại do Mỹ sản xuất tiếp tục gặp khó khăn ngay cả khi chống lại các thiết kế tên lửa đạn đạo tương đối cơ bản. Động thái mới của Triều Tiên nhằm hiện đại hóa khả năng tấn công bằng công nghệ siêu thanh sẽ là một phương án hiệu quả, đảm bảo khả năng răn đe của nước này đối với Mỹ trong thập kỷ tới. Nguồn ảnh: KCNA.
Cận cảnh vụ thử tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên trong quá khứ. Nguồn: KCNA.