Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) 9M133 Kornet của Nga (tên mã của NATO là AT-14 Spriggan), được phát triển từ thời Liên Xô, được Nga hoàn thiện và sản xuất; gia nhập biên chế quân đội Nga vào năm 1998.Loại tên lửa chống tăng 9M133 Kornet là loại mang vác bằng sức người, được thiết kế để có thể tiêu diệt tất cả các loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) trên thế giới, kể cả những phương tiện được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) hay hệ thống phòng hộ chủ động. Tên lửa cũng có thể dùng tiêu diệt sinh lực trong công sự kiên cố.Tên lửa 9M133 Kornet là loại tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ thứ hai, được phát triển để thay thế các hệ thống tên lửa đời trước là Fagot và Konkurs. Tuy nhiên, Kornet cũng chưa bao giờ thay thế hoàn toàn các hệ thống trước đó, do giá thành cao.Vừa qua Dmitry Litovkin, Tổng biên tập của Tạp chí Quân sự Độc lập có trụ sở tại Nga, nhấn mạnh thêm về cách tên lửa chống tăng Kornet, có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống bảo vệ chủ động nào. Litovkin phát biểu với hãng thông tấn TASS của Nga, tên lửa Kornet có thể phóng đạn song song trước - sau, cụ thể là hai tên lửa có thể được phóng cùng lúc, trong một hệ thống điều khiển và chỉ huy duy nhất, để xuyên thủng hệ thống bảo vệ chủ động của xe tăng đối phương. Cả hai tên lửa được phóng đi song song trước – sau với nhau trong một chùm tia laser duy nhất với khoảng cách ngắn, giúp đánh lừa các hệ thống bảo vệ thông minh của xe tăng hiện đại, chẳng hạn như hệ thống Iron Fist do IMI của Israel phát triển.Các hệ thống bảo vệ thông minh như hệ thống IMI hoạt động bằng cách phát chùm tia radar về phía tên lửa đang bay đến, và kích hoạt đạn đánh chặn; tuy nhiên biện pháp bảo vệ này có thể thất bại trước hệ thống Kornet, khi tên lửa thứ hai được phóng đi. Ngoài ra tên lửa chống tăng Kornet còn có khả năng vượt qua cả các hệ thống bảo vệ thụ động như đạn khói, hay mồi bẫy hồng ngoại, thường trang bị trên các loại xe bọc thép hiện nay. Litovkin phân tích, ngay cả khi màn khói xuất hiện đột ngột trong khi tên lửa tiếp cận mục tiêu, thì tên lửa vẫn không bị mất kiểm soát và tiếp tục di chuyển theo đường bay ban đầu. Với vận tốc của tên lửa, rất có thể mục tiêu sẽ không có đủ thời gian để thay đổi vị trí và sẽ bị tiêu diệt, bất chấp màn khói ngụy trang.Những đầu đạn mà tên lửa Kornet được trang bị, có thể là đầu đạn phóng cặp hoặc đầu đạn song song theo kiểu "mẹ bồng con", có thể xuyên thủng lớp giáp phản ứng nổ và các tấm giáp bổ sung khác nhau, ngày càng được sử dụng rộng rãi, để chống lại các loại đầu đạn như vậy.Ông Litovkin cho biết: “Thiết kế quan trọng của tên lửa Kornet là trang bị cả hai loại đầu đạn; loại đạn đầu tiên phóng hai tên lửa song song trước – sau, giúp loại bỏ hệ thống bảo vệ chủ động đánh chặn như Iron Fist do IMI. Đầu đạn chính của Kornet có sức xuyên cao phóng theo sau, được thiết kê theo kiểu nổ nối tiếp (đầu đạn Tandem). Đầu đạn đầu tiên [1] loại bỏ giáp phản ứng nổ của mục tiêu, trong khi đầu đạn tiếp theo [2] trực tiếp xuyên thủng và phá hủy mục tiêu.Các chuyên gia cho rằng, các loại giáp phản ứng nổ, có thể bảo vệ tốt trước các loại đạn xuyên lõm tiêu chuẩn, nhưng nó kém hiệu quả hơn khi chống lại những đầu đạn nổ lõm nối tiếp, tương tự như những loại mà tên lửa Kornet sử dụng.Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet thường được sử dụng bởi một kíp chiến đấu hai người; giá phóng ba chân, trên có khối điều khiển; trắc thủ có thể đưa dễ dàng đưa đường tin chữ thập của kính ngắm bám sát mục tiêu, bằng hệ thống máy tầm, máy hướng.Tên lửa Kornet được dẫn đường bằng chùm tia laze bán chủ động, tầm bắn tối đa của tên lửa có thể lên tới 8 km. Trắc thủ điều khiển, sau khi khóa được mục tiêu trên đường tin chữ thập của kính ngắm, tiến hành phóng và liên tục giữ đường tin chữ thập trên mục tiêu, để giữ chùm tia laser dẫn đường cho tên lửa, cho đến khi tên lửa đánh trúng mục tiêu. Phiên bản xuất khẩu là Kornet-E, đã được Quân đội Iraq sử dụng để chống lại lực lượng Mỹ và liên quân trong Chiến dịch Tự do bền vững tại Iraq năm 2003, và đã phá hủy một số phương tiện bọc thép của Quân đội Mỹ, bao gồm cả một chiếc xe tăng M1 Abrams MBT. Nguồn ảnh: QQ.
Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) 9M133 Kornet của Nga (tên mã của NATO là AT-14 Spriggan), được phát triển từ thời Liên Xô, được Nga hoàn thiện và sản xuất; gia nhập biên chế quân đội Nga vào năm 1998.
Loại tên lửa chống tăng 9M133 Kornet là loại mang vác bằng sức người, được thiết kế để có thể tiêu diệt tất cả các loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) trên thế giới, kể cả những phương tiện được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) hay hệ thống phòng hộ chủ động. Tên lửa cũng có thể dùng tiêu diệt sinh lực trong công sự kiên cố.
Tên lửa 9M133 Kornet là loại tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ thứ hai, được phát triển để thay thế các hệ thống tên lửa đời trước là Fagot và Konkurs. Tuy nhiên, Kornet cũng chưa bao giờ thay thế hoàn toàn các hệ thống trước đó, do giá thành cao.
Vừa qua Dmitry Litovkin, Tổng biên tập của Tạp chí Quân sự Độc lập có trụ sở tại Nga, nhấn mạnh thêm về cách tên lửa chống tăng Kornet, có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống bảo vệ chủ động nào.
Litovkin phát biểu với hãng thông tấn TASS của Nga, tên lửa Kornet có thể phóng đạn song song trước - sau, cụ thể là hai tên lửa có thể được phóng cùng lúc, trong một hệ thống điều khiển và chỉ huy duy nhất, để xuyên thủng hệ thống bảo vệ chủ động của xe tăng đối phương.
Cả hai tên lửa được phóng đi song song trước – sau với nhau trong một chùm tia laser duy nhất với khoảng cách ngắn, giúp đánh lừa các hệ thống bảo vệ thông minh của xe tăng hiện đại, chẳng hạn như hệ thống Iron Fist do IMI của Israel phát triển.
Các hệ thống bảo vệ thông minh như hệ thống IMI hoạt động bằng cách phát chùm tia radar về phía tên lửa đang bay đến, và kích hoạt đạn đánh chặn; tuy nhiên biện pháp bảo vệ này có thể thất bại trước hệ thống Kornet, khi tên lửa thứ hai được phóng đi.
Ngoài ra tên lửa chống tăng Kornet còn có khả năng vượt qua cả các hệ thống bảo vệ thụ động như đạn khói, hay mồi bẫy hồng ngoại, thường trang bị trên các loại xe bọc thép hiện nay.
Litovkin phân tích, ngay cả khi màn khói xuất hiện đột ngột trong khi tên lửa tiếp cận mục tiêu, thì tên lửa vẫn không bị mất kiểm soát và tiếp tục di chuyển theo đường bay ban đầu. Với vận tốc của tên lửa, rất có thể mục tiêu sẽ không có đủ thời gian để thay đổi vị trí và sẽ bị tiêu diệt, bất chấp màn khói ngụy trang.
Những đầu đạn mà tên lửa Kornet được trang bị, có thể là đầu đạn phóng cặp hoặc đầu đạn song song theo kiểu "mẹ bồng con", có thể xuyên thủng lớp giáp phản ứng nổ và các tấm giáp bổ sung khác nhau, ngày càng được sử dụng rộng rãi, để chống lại các loại đầu đạn như vậy.
Ông Litovkin cho biết: “Thiết kế quan trọng của tên lửa Kornet là trang bị cả hai loại đầu đạn; loại đạn đầu tiên phóng hai tên lửa song song trước – sau, giúp loại bỏ hệ thống bảo vệ chủ động đánh chặn như Iron Fist do IMI.
Đầu đạn chính của Kornet có sức xuyên cao phóng theo sau, được thiết kê theo kiểu nổ nối tiếp (đầu đạn Tandem). Đầu đạn đầu tiên [1] loại bỏ giáp phản ứng nổ của mục tiêu, trong khi đầu đạn tiếp theo [2] trực tiếp xuyên thủng và phá hủy mục tiêu.
Các chuyên gia cho rằng, các loại giáp phản ứng nổ, có thể bảo vệ tốt trước các loại đạn xuyên lõm tiêu chuẩn, nhưng nó kém hiệu quả hơn khi chống lại những đầu đạn nổ lõm nối tiếp, tương tự như những loại mà tên lửa Kornet sử dụng.
Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet thường được sử dụng bởi một kíp chiến đấu hai người; giá phóng ba chân, trên có khối điều khiển; trắc thủ có thể đưa dễ dàng đưa đường tin chữ thập của kính ngắm bám sát mục tiêu, bằng hệ thống máy tầm, máy hướng.
Tên lửa Kornet được dẫn đường bằng chùm tia laze bán chủ động, tầm bắn tối đa của tên lửa có thể lên tới 8 km. Trắc thủ điều khiển, sau khi khóa được mục tiêu trên đường tin chữ thập của kính ngắm, tiến hành phóng và liên tục giữ đường tin chữ thập trên mục tiêu, để giữ chùm tia laser dẫn đường cho tên lửa, cho đến khi tên lửa đánh trúng mục tiêu.
Phiên bản xuất khẩu là Kornet-E, đã được Quân đội Iraq sử dụng để chống lại lực lượng Mỹ và liên quân trong Chiến dịch Tự do bền vững tại Iraq năm 2003, và đã phá hủy một số phương tiện bọc thép của Quân đội Mỹ, bao gồm cả một chiếc xe tăng M1 Abrams MBT. Nguồn ảnh: QQ.