Vào ngày 25/3 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ được triển khai tới lãnh thổ của nước láng giềng Belarus, đồng thời mạnh mẽ chỉ ra rằng những vũ khí này sẽ được tích hợp vào kho tên lửa đạn đạo Iskander đóng tại nước này.Tổng thống Putin giải thích thêm, "Chúng tôi đã bàn giao cho Belarus hệ thống Iskander nổi tiếng và rất hiệu quả, có thể mang vũ khí hạt nhân, vào ngày 3/4, chúng tôi sẽ bắt đầu huấn luyện binh sĩ và vào ngày 1/7 chúng tôi sẽ hoàn thành việc xây dựng các trận địa”.Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cũng thừa nhận rằng, từ lâu đã thảo luận về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ Belarus. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng việc triển khai này một phần là phản ứng đối với việc Anh cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine.Theo ông Putin, thỏa thuận với Belarus cũng tương tự như thỏa thuận chia sẻ hạt nhân mà Mỹ có với một số đồng minh NATO, cho phép các nước này huấn luyện sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ của họ và sẽ được tiếp cận trong trường hợp chiến tranh.Do đó, vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay Nga, nhưng các lực lượng Belarus sẽ huấn luyện để sử dụng chúng và tiếp nhận chúng trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Là đối tác an ninh duy nhất của Nga ở châu Âu, vì vậy chỉ có Belarus có thể theo đuổi thỏa thuận chia sẻ hạt nhân trên.Tổng thống Putin tuyên bố rằng 10 máy bay của lực lượng Không quân Belarus cũng được tái trang bị để vận chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật, mặc dù kho vũ khí Iskander dự kiến sẽ là phương tiện vận chuyển chính.Ngay từ tháng 6/2022, Tổng thống Putin đã chỉ ra rằng phi đội máy bay yểm trợ trên không tầm gần Su-25 của Belarus, có thể được sửa đổi để mang vũ khí hạt nhân chiến thuật, mặc dù khả năng phù hợp của chúng cho vai trò như vậy vẫn còn nhiều nghi vấn.Những máy bay tấn công phù hợp nhất của Belarus để vận chuyển vũ khí hạt nhân là MiG-25BM và Su-24M đã lần lượt bị loại bỏ và xuất khẩu sang Sudan. Tuy nhiên, Belarus vẫn đang triển khai một kho tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka khá lớn, nó là tiền thân của tên lửa Iskander.Bên cạnh đó, một phiên bản Iskander do Belarus nghiên cứu với sự hỗ trợ của Nga cũng đang được sản xuất. Là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật nổi tiếng nhất sau Chiến tranh Lạnh, Iskander được đưa vào sử dụng từ năm 2006, được thử nghiệm chiến đấu trong chiến tranh Gruzia vào năm 2008 và là vũ khí có khả năng mang hạt nhân được mua nhiều nhất của Nga.Tên lửa có tầm bắn 500 km, độ chính xác cao, khả năng cơ động linh hoạt và tốc độ tên lửa đạt siêu thanh Mach 5,8-8,7 khiến nó rất khó bị đánh chặn. Hệ thống này đặc biệt được đánh giá cao vì nó giúp quân đội Nga thời hậu Xô Viết lấy lại thế cân bằng trước những vũ khí NATO.Đối mặt với sự chênh lệch sức mạnh quân sự ngày càng bất lợi từ những năm 1990, đặc biệt là trên không và trên biển, khiến Nga phải đầu tư mạnh vào một loạt các vũ khí phi đối xứng, cụ thể là tên lửa hành trình và đạn đạo di động cùng hệ thống phòng không và vũ khí hạt nhân.Belarus và Nga đã tăng cường hợp tác quân sự từ cuối năm 2020, khi cả hai cáo buộc rằng các nước phương Tây đang tìm cách hỗ trợ lật đổ chính phủ Belarus bằng cách kích động bất ổn xã hội, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Minsk.Trong bối cảnh căng thẳng với NATO lên cao vào cuối năm 2021, Nga đã nhiều lần cho máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân bay qua Belarus để phô trương lực lượng trước NATO, trong khi Tổng thống Lukashenko mạnh mẽ chỉ ra rằng đất nước của ông có thể chứa vũ khí hạt nhân của Nga.Ông Lukashenko nhấn mạnh rằng cơ sở hạ tầng thời Liên Xô dành cho những loại vũ khí này vẫn còn nguyên vẹn, bất chấp những áp lực của phương Tây trong những năm 1990 để phá hủy những cơ sở này.Kể từ đó, Belarus đã tiếp nhận ngày càng nhiều khí tài cao cấp của Nga, bao gồm hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 được triển khai lại vào tháng 1/2022, với các căn cứ trên lãnh thổ Belarus đã củng cố đáng kể vị thế của Nga trước NATO và mang lại lợi ích cho khả năng hoạt động của Nga ở Ukraine.
Vào ngày 25/3 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ được triển khai tới lãnh thổ của nước láng giềng Belarus, đồng thời mạnh mẽ chỉ ra rằng những vũ khí này sẽ được tích hợp vào kho tên lửa đạn đạo Iskander đóng tại nước này.
Tổng thống Putin giải thích thêm, "Chúng tôi đã bàn giao cho Belarus hệ thống Iskander nổi tiếng và rất hiệu quả, có thể mang vũ khí hạt nhân, vào ngày 3/4, chúng tôi sẽ bắt đầu huấn luyện binh sĩ và vào ngày 1/7 chúng tôi sẽ hoàn thành việc xây dựng các trận địa”.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cũng thừa nhận rằng, từ lâu đã thảo luận về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ Belarus. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng việc triển khai này một phần là phản ứng đối với việc Anh cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine.
Theo ông Putin, thỏa thuận với Belarus cũng tương tự như thỏa thuận chia sẻ hạt nhân mà Mỹ có với một số đồng minh NATO, cho phép các nước này huấn luyện sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ của họ và sẽ được tiếp cận trong trường hợp chiến tranh.
Do đó, vũ khí hạt nhân sẽ vẫn nằm trong tay Nga, nhưng các lực lượng Belarus sẽ huấn luyện để sử dụng chúng và tiếp nhận chúng trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Là đối tác an ninh duy nhất của Nga ở châu Âu, vì vậy chỉ có Belarus có thể theo đuổi thỏa thuận chia sẻ hạt nhân trên.
Tổng thống Putin tuyên bố rằng 10 máy bay của lực lượng Không quân Belarus cũng được tái trang bị để vận chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật, mặc dù kho vũ khí Iskander dự kiến sẽ là phương tiện vận chuyển chính.
Ngay từ tháng 6/2022, Tổng thống Putin đã chỉ ra rằng phi đội máy bay yểm trợ trên không tầm gần Su-25 của Belarus, có thể được sửa đổi để mang vũ khí hạt nhân chiến thuật, mặc dù khả năng phù hợp của chúng cho vai trò như vậy vẫn còn nhiều nghi vấn.
Những máy bay tấn công phù hợp nhất của Belarus để vận chuyển vũ khí hạt nhân là MiG-25BM và Su-24M đã lần lượt bị loại bỏ và xuất khẩu sang Sudan. Tuy nhiên, Belarus vẫn đang triển khai một kho tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka khá lớn, nó là tiền thân của tên lửa Iskander.
Bên cạnh đó, một phiên bản Iskander do Belarus nghiên cứu với sự hỗ trợ của Nga cũng đang được sản xuất. Là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật nổi tiếng nhất sau Chiến tranh Lạnh, Iskander được đưa vào sử dụng từ năm 2006, được thử nghiệm chiến đấu trong chiến tranh Gruzia vào năm 2008 và là vũ khí có khả năng mang hạt nhân được mua nhiều nhất của Nga.
Tên lửa có tầm bắn 500 km, độ chính xác cao, khả năng cơ động linh hoạt và tốc độ tên lửa đạt siêu thanh Mach 5,8-8,7 khiến nó rất khó bị đánh chặn. Hệ thống này đặc biệt được đánh giá cao vì nó giúp quân đội Nga thời hậu Xô Viết lấy lại thế cân bằng trước những vũ khí NATO.
Đối mặt với sự chênh lệch sức mạnh quân sự ngày càng bất lợi từ những năm 1990, đặc biệt là trên không và trên biển, khiến Nga phải đầu tư mạnh vào một loạt các vũ khí phi đối xứng, cụ thể là tên lửa hành trình và đạn đạo di động cùng hệ thống phòng không và vũ khí hạt nhân.
Belarus và Nga đã tăng cường hợp tác quân sự từ cuối năm 2020, khi cả hai cáo buộc rằng các nước phương Tây đang tìm cách hỗ trợ lật đổ chính phủ Belarus bằng cách kích động bất ổn xã hội, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Minsk.
Trong bối cảnh căng thẳng với NATO lên cao vào cuối năm 2021, Nga đã nhiều lần cho máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân bay qua Belarus để phô trương lực lượng trước NATO, trong khi Tổng thống Lukashenko mạnh mẽ chỉ ra rằng đất nước của ông có thể chứa vũ khí hạt nhân của Nga.
Ông Lukashenko nhấn mạnh rằng cơ sở hạ tầng thời Liên Xô dành cho những loại vũ khí này vẫn còn nguyên vẹn, bất chấp những áp lực của phương Tây trong những năm 1990 để phá hủy những cơ sở này.
Kể từ đó, Belarus đã tiếp nhận ngày càng nhiều khí tài cao cấp của Nga, bao gồm hệ thống phòng không S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 được triển khai lại vào tháng 1/2022, với các căn cứ trên lãnh thổ Belarus đã củng cố đáng kể vị thế của Nga trước NATO và mang lại lợi ích cho khả năng hoạt động của Nga ở Ukraine.