Ukraine hiện cần nhiều hệ thống phòng không hơn và vũ khí phòng không vẫn là một trong những yêu cầu cấp thiết nhất đối với quân đội Ukraine lúc này. Mỹ và các nước NATO đã phản ứng tích cực với yêu cầu của Ukraine nhưng cho đến nay, phương Tây vẫn chưa cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không tầm xa hiện đại.Trả lời phỏng vấn tờ New York Times của Mỹ, Thiếu tướng Vadim Skibicki, Phó Cục trưởng Cục tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, theo tính toán của ông, nếu phóng 80-90 tên lửa mỗi lần, thì quân đội Nga có đủ tên lửa để phát động từ 3-5 "cuộc tấn công chính xác tầm xa" quy mô lớn nhắm vào Ukraine nữa.Thiếu tướng Skibitsky cho biết, mặc dù kho dự trữ tên lửa của quân đội Nga đã hao hụt nhưng các doanh nghiệp quân sự Nga vẫn đang “tăng tốc” sản xuất tên lửa. Kể từ khi xung đột bùng nổ, các doanh nghiệp quốc phòng Nga đã sản xuất 240 tên lửa hành trình Kh-101 và khoảng 120 tên lửa hành trình Kalibr. Thiếu tướng Skibicki cũng cho biết, quân đội Nga đã tiến hành "các cuộc tấn công chính xác tầm xa" vào Ukraine chủ yếu từ bốn hướng: tên lửa được phóng từ Biển Đen đến miền nam Ukraine, từ Biển Caspi đến đông nam Ukraine, từ lãnh thổ Nga đến miền đông Ukraine và từ Belarus đến miền bắc Ukraine. Hầu hết các tên lửa mà quân đội Nga phóng đi đều là tên lửa hành trình hiện đại, nhưng một số trong số đó là tên lửa kiểu cũ, chẳng hạn như tên lửa không đối đất Kh-22 được phóng bởi máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 "Backfire".Điều đáng chú ý là quân đội Nga gần đây đã sử dụng tên lửa hành trình Kh-55 và quân đội Ukraine đã phát hiện ra ít nhất quả tên lửa Kh-55 được sản xuất tại chính Ukraine. Đây là những tên lửa hành trình tầm xa, được sản xuất dưới thời Liên Xô, vốn được sử dụng cho các cuộc tấn công hạt nhân, hiện nay được Nga sử dụng cho tấn công mục tiêu thông thường.Khi "Bản ghi nhớ Budapest" được ký kết vào năm 1994, Ukraine đã chuyển giao một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân bao gồm tên lửa hành trình Kh-55 và phương tiện mang phóng của chúng cho Nga. Nhưng không ngờ quân đội Nga lúc này lại tháo dỡ đầu đạn hạt nhân và sử dụng chúng để tấn công Ukraina.Ngoài tên lửa hành trình Kh-55, một số chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 và Tu-95MS tham gia "đòn tấn công chính xác tầm xa" vào lãnh thổ Ukraine, cũng là “tài sản” được Ukraine bàn giao cho Nga. Với sự hỗ trợ của NATO, mạng lưới phòng không Ukraine, bao gồm máy bay chiến đấu của lực lượng không quân và các đơn vị phòng không mặt đất, có tỷ lệ đánh chặn “rất cao” tên lửa hành trình và UAV tự sát của Nga; nhưng ngay cả trong trường hợp như vậy, theo chính phủ Ukraine, vẫn có tới 40% trạm biến áp trên toàn lãnh thổ bị tê liệt. Tệ hơn nữa, các máy biến áp mà Ukraine đang cần gấp, đều theo tiêu chuẩn của Liên Xô; điều đó có nghĩa là các nước phương Tây rất khó cung cấp sự hỗ trợ cho Ukraine và những máy biến áp này, chúng chỉ có thể được tìm thấy ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ; điều này không dễ dàng để có thể làm được. Ngoài việc yêu cầu phương Tây cung cấp thêm vũ khí phòng không, quân đội Ukraine cũng đang cố gắng có xin Mỹ và phương Tây vũ khí tấn công tầm xa để tấn công các bệ phóng tên lửa đạn đạo cơ động của Nga.Người phát ngôn lực lượng không quân Ukraine Yuri Ignat cho biết, lực lượng phòng không Ukraine không thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo của quân đội Nga; cách hiệu quả nhất để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo này là phá hủy các bệ phóng khi quân đội Nga phóng các tên lửa này. Nhưng điều này là quá khó.Hiện tại, tên lửa đạn đạo chiến thuật mà quân đội Nga tấn công Ukraine chủ yếu là "Iskander-M" và Tochka-U. Tuy nhiên theo các nguồn tin công khai, hai loại tên lửa đạn đạo này gần đây không được phóng với số lượng lớn, do tên lửa đạn đạo chiến thuật của Nga có khả năng đã hết. Tuy nhiên, nhiều khả năng Nga sẽ mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran.Về mặt lý thuyết, lực lượng phòng không Ukraine hiện có các vũ khí phòng không bao gồm S-300, NASAMS, IRIS-T và thậm chí cả "Hawk" cải tiến; tất cả những hệ thống phòng không này đều có khả năng chống tên lửa nhất định, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, nhưng đây cũng là “về lý thuyết”.Theo các thông tin công khai, tên lửa đạn đạo "Iskander-M" do quân đội Nga phóng có khả năng xuyên phá mạnh, ngoài khả năng cơ động ở cuối đường bay, nó còn có thể thả thiết bị gây nhiễu điện tử Kandel-M, nên việc đánh chặn là “khá khó khăn”.Cho đến nay, chưa có báo cáo công khai nào cho thấy, quân đội Ukraine đã đánh chặn thành công tên lửa "Iskander-M". Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Ukraine yêu cầu Mỹ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Patriot.Mặc dù vậy, trong quá khứ, tên lửa phòng không Patriot của Arab Saudi đã thất bại trong việc đánh chặn các tên lửa Scud “cổ lỗ” của Yemen; thế nên, dù Ukraine có trang bị Patriot, cũng khó có thể đánh chặn được loại tên lửa chiến thuật nguy hiểm này. Và nếu như vậy, sẽ “ảnh hưởng đến danh tiếng” của loại tên lửa của Mỹ; vì vậy Mỹ rất khó cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này.
Ukraine hiện cần nhiều hệ thống phòng không hơn và vũ khí phòng không vẫn là một trong những yêu cầu cấp thiết nhất đối với quân đội Ukraine lúc này. Mỹ và các nước NATO đã phản ứng tích cực với yêu cầu của Ukraine nhưng cho đến nay, phương Tây vẫn chưa cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không tầm xa hiện đại.
Trả lời phỏng vấn tờ New York Times của Mỹ, Thiếu tướng Vadim Skibicki, Phó Cục trưởng Cục tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, theo tính toán của ông, nếu phóng 80-90 tên lửa mỗi lần, thì quân đội Nga có đủ tên lửa để phát động từ 3-5 "cuộc tấn công chính xác tầm xa" quy mô lớn nhắm vào Ukraine nữa.
Thiếu tướng Skibitsky cho biết, mặc dù kho dự trữ tên lửa của quân đội Nga đã hao hụt nhưng các doanh nghiệp quân sự Nga vẫn đang “tăng tốc” sản xuất tên lửa. Kể từ khi xung đột bùng nổ, các doanh nghiệp quốc phòng Nga đã sản xuất 240 tên lửa hành trình Kh-101 và khoảng 120 tên lửa hành trình Kalibr.
Thiếu tướng Skibicki cũng cho biết, quân đội Nga đã tiến hành "các cuộc tấn công chính xác tầm xa" vào Ukraine chủ yếu từ bốn hướng: tên lửa được phóng từ Biển Đen đến miền nam Ukraine, từ Biển Caspi đến đông nam Ukraine, từ lãnh thổ Nga đến miền đông Ukraine và từ Belarus đến miền bắc Ukraine.
Hầu hết các tên lửa mà quân đội Nga phóng đi đều là tên lửa hành trình hiện đại, nhưng một số trong số đó là tên lửa kiểu cũ, chẳng hạn như tên lửa không đối đất Kh-22 được phóng bởi máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 "Backfire".
Điều đáng chú ý là quân đội Nga gần đây đã sử dụng tên lửa hành trình Kh-55 và quân đội Ukraine đã phát hiện ra ít nhất quả tên lửa Kh-55 được sản xuất tại chính Ukraine. Đây là những tên lửa hành trình tầm xa, được sản xuất dưới thời Liên Xô, vốn được sử dụng cho các cuộc tấn công hạt nhân, hiện nay được Nga sử dụng cho tấn công mục tiêu thông thường.
Khi "Bản ghi nhớ Budapest" được ký kết vào năm 1994, Ukraine đã chuyển giao một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân bao gồm tên lửa hành trình Kh-55 và phương tiện mang phóng của chúng cho Nga. Nhưng không ngờ quân đội Nga lúc này lại tháo dỡ đầu đạn hạt nhân và sử dụng chúng để tấn công Ukraina.
Ngoài tên lửa hành trình Kh-55, một số chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160 và Tu-95MS tham gia "đòn tấn công chính xác tầm xa" vào lãnh thổ Ukraine, cũng là “tài sản” được Ukraine bàn giao cho Nga.
Với sự hỗ trợ của NATO, mạng lưới phòng không Ukraine, bao gồm máy bay chiến đấu của lực lượng không quân và các đơn vị phòng không mặt đất, có tỷ lệ đánh chặn “rất cao” tên lửa hành trình và UAV tự sát của Nga; nhưng ngay cả trong trường hợp như vậy, theo chính phủ Ukraine, vẫn có tới 40% trạm biến áp trên toàn lãnh thổ bị tê liệt.
Tệ hơn nữa, các máy biến áp mà Ukraine đang cần gấp, đều theo tiêu chuẩn của Liên Xô; điều đó có nghĩa là các nước phương Tây rất khó cung cấp sự hỗ trợ cho Ukraine và những máy biến áp này, chúng chỉ có thể được tìm thấy ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ; điều này không dễ dàng để có thể làm được.
Ngoài việc yêu cầu phương Tây cung cấp thêm vũ khí phòng không, quân đội Ukraine cũng đang cố gắng có xin Mỹ và phương Tây vũ khí tấn công tầm xa để tấn công các bệ phóng tên lửa đạn đạo cơ động của Nga.
Người phát ngôn lực lượng không quân Ukraine Yuri Ignat cho biết, lực lượng phòng không Ukraine không thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo của quân đội Nga; cách hiệu quả nhất để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo này là phá hủy các bệ phóng khi quân đội Nga phóng các tên lửa này. Nhưng điều này là quá khó.
Hiện tại, tên lửa đạn đạo chiến thuật mà quân đội Nga tấn công Ukraine chủ yếu là "Iskander-M" và Tochka-U. Tuy nhiên theo các nguồn tin công khai, hai loại tên lửa đạn đạo này gần đây không được phóng với số lượng lớn, do tên lửa đạn đạo chiến thuật của Nga có khả năng đã hết. Tuy nhiên, nhiều khả năng Nga sẽ mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran.
Về mặt lý thuyết, lực lượng phòng không Ukraine hiện có các vũ khí phòng không bao gồm S-300, NASAMS, IRIS-T và thậm chí cả "Hawk" cải tiến; tất cả những hệ thống phòng không này đều có khả năng chống tên lửa nhất định, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, nhưng đây cũng là “về lý thuyết”.
Theo các thông tin công khai, tên lửa đạn đạo "Iskander-M" do quân đội Nga phóng có khả năng xuyên phá mạnh, ngoài khả năng cơ động ở cuối đường bay, nó còn có thể thả thiết bị gây nhiễu điện tử Kandel-M, nên việc đánh chặn là “khá khó khăn”.
Cho đến nay, chưa có báo cáo công khai nào cho thấy, quân đội Ukraine đã đánh chặn thành công tên lửa "Iskander-M". Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Ukraine yêu cầu Mỹ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Mặc dù vậy, trong quá khứ, tên lửa phòng không Patriot của Arab Saudi đã thất bại trong việc đánh chặn các tên lửa Scud “cổ lỗ” của Yemen; thế nên, dù Ukraine có trang bị Patriot, cũng khó có thể đánh chặn được loại tên lửa chiến thuật nguy hiểm này. Và nếu như vậy, sẽ “ảnh hưởng đến danh tiếng” của loại tên lửa của Mỹ; vì vậy Mỹ rất khó cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này.