Gần đây, căn cứ máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga đã bị UAV của Ukraine tập kích, điều này đã khiến Moskva không thể ngồi yên; sau đó, 70 quả tên lửa của Nga đã trực tiếp tấn công Kiev.Máy bay ném bom Tu-160 là lực lượng phản công hạt nhân chiến lược của Nga, tổng cộng chỉ có hơn chục chiếc. Điều đáng quan ngại hơn, Nga đã dừng việc sản xuất máy bay Tu-160 trong một thời gian dài, nên việc mất một chiếc Tu-160 lúc này, đồng nghĩa với việc mất một phương tiện răn đe chiến lược quan trọng.Do đó, hậu quả hành động tập kích lần này của Ukraine vào lãnh thổ Nga là rất nghiêm trọng, tình hình chiến sự Nga-Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát; hiện quân đội Mỹ ở châu Âu đã bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu lên cao. Hiện lực lượng không quân chiến lược của Nga có 3 loại máy bay ném bom chủ lực là máy bay ném bom Tu-95, Tu-22M3 và Tu-160. Trong số đó, máy bay Tu-95 và Tu-160 đóng vai trò là lực lượng chính của lực lượng răn đe chiến lược của Nga và Tu-22M3 được sử dụng nhiều hơn với vai trò máy bay ném bom chiến đấu.Điều đáng nói, vốn dĩ sư đoàn máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được đặt tại Ukraine, nên khi Liên Xô tan rã, Ukraine có được chia nhiều máy bay ném bom Tu-160 nhất. Do không đủ thực lực để duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược này nên Ukraine cuối cùng đã chọn cách từ bỏ. Ngoài một số chiếc Tu-160 được bàn giao cho Nga, nhiều chiếc khác đã được Ukraine tháo dỡ; số còn lại được đưa vào bảo tàng.Từ lâu, Nga cũng đã cố gắng nối lại việc sản xuất loại máy bay ném bom này, tuy nhiên do các chỉ số kỹ thuật quá cao và việc các nhà cung cấp sản xuất máy bay Tu-160 nằm trên toàn lãnh thổ Liên Xô nên rất khó để một mình Nga có thể khôi phục lại được một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Cùng với việc thực lực kinh tế của Nga đang suy giảm, việc nối lại sản xuất loại máy bay chiến đấu này càng khó khăn hơn. Vì vậy, đối với phía Nga, mỗi chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đều là một tài sản hết sức quý giá; việc Ukraine dám tấn công những máy bay ném bom này, Nga tuyệt đối không thể bỏ qua.Nhưng câu hỏi đặt ra là sân bay nơi máy bay ném bom Tu-160 triển khai cách biên giới Nga - Ukraine tới 600 km, vậy Ukraine đã làm cách nào để xuyên thủng hệ thống phòng không của Nga và tấn công chính xác vào sân bay quân sự nằm sâu trong lãnh thổ của Nga?Theo những chuyên gia phân tích quân sự độc lập, để có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga như vậy, hành động của Ukraine không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ của các nước NATO. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Mỹ đã bí mật giúp đỡ Ukraine và hỗ trợ tình báo.Tuy nhiên, đối với hành vi tấn công Nga có tính rủi ro cao, các nước NATO không dám cung cấp bất kỳ tên lửa nào cho Ukraine, một khi các mảnh vỡ tên lửa rơi vào tay Nga, cuối cùng chính các nước phương Tây sẽ gặp rắc rối.Vì vậy, lần này Ukraine đã dùng chính loại UAV Tu-141 có từ thời Liên Xô, nhưng được cải tiến theo công nghệ phương Tây, trong đó bổ sung hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS để tăng khả năng tấn công chính xác, tiến hành tập kích các sân bay quân sự của Nga thông qua tấn công cảm tử. Còn chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho rằng, với sự trợ giúp của Mỹ, Ukraine đã sử dụng các loại đạn con dẫn đường bằng vệ tinh để tấn công sâu vào các mục tiêu như căn cứ quân sự, doanh trại của Nga và các loại đạn con này đều là đòn đánh thẳng đứng; điều này đã đặt ra một thách thức lớn đối với các hệ thống phòng không của quân đội Nga.Phía Ukraine cho rằng vụ tấn công đã khiến căn cứ quân sự và doanh trại của Nga chìm trong biển lửa, một số lượng lớn binh sĩ Nga thiệt mạng và bị thương. Tuy nhiên, phía Nga chỉ xác nhận vụ tấn công của quân đội Ukraine, chứ không trực tiếp tiết lộ con số thương vong cụ thể cũng như thiệt hại về tài sản của quân đội Nga.Trong khi đó, một số lượng lớn video và hình ảnh về cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Nga đã được tải lên Internet, có thể thấy ngọn lửa tại hiện trường là khá lớn, điều này cũng cho thấy kết quả của cuộc tấn công.Việc Ukraine thực hiện thành công các cuộc tấn công chính xác vào sâu trong lãnh thổ Nga cho thấy, cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay đang leo thang nhanh chóng; hành động lần này của Ukraine đã chạm đến điểm “giới hạn đỏ” của Nga.Mặc dù trong tuyên bố sau đó, Tổng thống Nga Putin đã hứa sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine, nhưng các cuộc không kích cường độ cao đương nhiên là không thể tránh khỏi.
Gần đây, căn cứ máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga đã bị UAV của Ukraine tập kích, điều này đã khiến Moskva không thể ngồi yên; sau đó, 70 quả tên lửa của Nga đã trực tiếp tấn công Kiev.
Máy bay ném bom Tu-160 là lực lượng phản công hạt nhân chiến lược của Nga, tổng cộng chỉ có hơn chục chiếc. Điều đáng quan ngại hơn, Nga đã dừng việc sản xuất máy bay Tu-160 trong một thời gian dài, nên việc mất một chiếc Tu-160 lúc này, đồng nghĩa với việc mất một phương tiện răn đe chiến lược quan trọng.
Do đó, hậu quả hành động tập kích lần này của Ukraine vào lãnh thổ Nga là rất nghiêm trọng, tình hình chiến sự Nga-Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát; hiện quân đội Mỹ ở châu Âu đã bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu lên cao.
Hiện lực lượng không quân chiến lược của Nga có 3 loại máy bay ném bom chủ lực là máy bay ném bom Tu-95, Tu-22M3 và Tu-160. Trong số đó, máy bay Tu-95 và Tu-160 đóng vai trò là lực lượng chính của lực lượng răn đe chiến lược của Nga và Tu-22M3 được sử dụng nhiều hơn với vai trò máy bay ném bom chiến đấu.
Điều đáng nói, vốn dĩ sư đoàn máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được đặt tại Ukraine, nên khi Liên Xô tan rã, Ukraine có được chia nhiều máy bay ném bom Tu-160 nhất. Do không đủ thực lực để duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược này nên Ukraine cuối cùng đã chọn cách từ bỏ. Ngoài một số chiếc Tu-160 được bàn giao cho Nga, nhiều chiếc khác đã được Ukraine tháo dỡ; số còn lại được đưa vào bảo tàng.
Từ lâu, Nga cũng đã cố gắng nối lại việc sản xuất loại máy bay ném bom này, tuy nhiên do các chỉ số kỹ thuật quá cao và việc các nhà cung cấp sản xuất máy bay Tu-160 nằm trên toàn lãnh thổ Liên Xô nên rất khó để một mình Nga có thể khôi phục lại được một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Cùng với việc thực lực kinh tế của Nga đang suy giảm, việc nối lại sản xuất loại máy bay chiến đấu này càng khó khăn hơn.
Vì vậy, đối với phía Nga, mỗi chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 đều là một tài sản hết sức quý giá; việc Ukraine dám tấn công những máy bay ném bom này, Nga tuyệt đối không thể bỏ qua.
Nhưng câu hỏi đặt ra là sân bay nơi máy bay ném bom Tu-160 triển khai cách biên giới Nga - Ukraine tới 600 km, vậy Ukraine đã làm cách nào để xuyên thủng hệ thống phòng không của Nga và tấn công chính xác vào sân bay quân sự nằm sâu trong lãnh thổ của Nga?
Theo những chuyên gia phân tích quân sự độc lập, để có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga như vậy, hành động của Ukraine không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ của các nước NATO. Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, Mỹ đã bí mật giúp đỡ Ukraine và hỗ trợ tình báo.
Tuy nhiên, đối với hành vi tấn công Nga có tính rủi ro cao, các nước NATO không dám cung cấp bất kỳ tên lửa nào cho Ukraine, một khi các mảnh vỡ tên lửa rơi vào tay Nga, cuối cùng chính các nước phương Tây sẽ gặp rắc rối.
Vì vậy, lần này Ukraine đã dùng chính loại UAV Tu-141 có từ thời Liên Xô, nhưng được cải tiến theo công nghệ phương Tây, trong đó bổ sung hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS để tăng khả năng tấn công chính xác, tiến hành tập kích các sân bay quân sự của Nga thông qua tấn công cảm tử.
Còn chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho rằng, với sự trợ giúp của Mỹ, Ukraine đã sử dụng các loại đạn con dẫn đường bằng vệ tinh để tấn công sâu vào các mục tiêu như căn cứ quân sự, doanh trại của Nga và các loại đạn con này đều là đòn đánh thẳng đứng; điều này đã đặt ra một thách thức lớn đối với các hệ thống phòng không của quân đội Nga.
Phía Ukraine cho rằng vụ tấn công đã khiến căn cứ quân sự và doanh trại của Nga chìm trong biển lửa, một số lượng lớn binh sĩ Nga thiệt mạng và bị thương. Tuy nhiên, phía Nga chỉ xác nhận vụ tấn công của quân đội Ukraine, chứ không trực tiếp tiết lộ con số thương vong cụ thể cũng như thiệt hại về tài sản của quân đội Nga.
Trong khi đó, một số lượng lớn video và hình ảnh về cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Nga đã được tải lên Internet, có thể thấy ngọn lửa tại hiện trường là khá lớn, điều này cũng cho thấy kết quả của cuộc tấn công.
Việc Ukraine thực hiện thành công các cuộc tấn công chính xác vào sâu trong lãnh thổ Nga cho thấy, cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay đang leo thang nhanh chóng; hành động lần này của Ukraine đã chạm đến điểm “giới hạn đỏ” của Nga.
Mặc dù trong tuyên bố sau đó, Tổng thống Nga Putin đã hứa sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine, nhưng các cuộc không kích cường độ cao đương nhiên là không thể tránh khỏi.