Vào lúc 9:50 sáng ngày 7/11/2023, từ Đảo Abdul Kalam ngoài khơi bờ biển Odisha của Ấn Độ; Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa bán đạn đạo tầm ngắn Pralay.Theo DRDO, cuộc thử nghiệm đã đạt được tất cả các mục tiêu nhiệm vụ của nó. Từ ngữ được DRDO sử dụng được hiểu đây là một thử nghiệm để nghiệm thu về sản phẩm, chứ không phải là việc thử nghiệm thống số từng giai đoạn của tên lửa.Trước đó tên lửa Pralay được phóng thử nghiệm để kiểm tra các thông số cuối cùng vào ngày 22, 23 tháng 12 năm 2021, từ Đảo Dr APJ Abdul Kalam, hai tên lửa ở hai cấu hình với tải trọng đầu đạn khác nhau, đã được phóng thử vào hai ngày liên tiếp. Mẫu tên lửa đạn đạo tấn công mặt đất Pralay được cho là được phát triển từ mẫu tên lửa phòng không Prithvi của DRDO. Dự án đã được phê duyệt vào tháng 3/2015, khi đó Quân đội Ấn Độ yêu cầu một mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tương tự như tên lửa Iskander của Nga; loại tên lửa hiện đang nổi danh trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra. Tầm bắn của tên lửa Pralay có thể dao động trong khoảng 150-500 km. Với trọng tải đầu đạn 500 kg, tên lửa có tầm bắn 400 km và với trọng tải 1.000 kg, tên lửa giảm tầm bắn xuống còn 350 km. Ngoài các đặc điểm về tầm bắn và quỹ đạo tương tự, tên lửa Pralay và Iskander còn có độ chính xác tương tự, với độ lệch mục tiêu tối đa (CEP) là 10 m. Độ chính xác cao của hai loại tên lửa, có thể là do khả năng dẫn đường ở thiết bị đầu cuối, khi sử dụng thiết bị tìm kiếm mục tiêu trực tiếp. Tên lửa đạn đạo Iskander-M sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và DSMAC (so sánh bản đồ kỹ thuật số và địa hình thực tế) tần số vô tuyến hoặc quang học giai đoạn cuối. Có khả năng tên lửa Pralay hiện chỉ sử dụng tần số vô tuyến DSMAC. Tên lửa Pralay sử dụng hệ thống vòi phun để điều khiển vectơ lực đẩy, cho thấy tên lửa có thể thực hiện thay đổi đường bay trong giai đoạn cuối của hành trình. Có thể tên lửa Pralaycũng có thể phóng mồi nhử, giống như Iskander-M, để đánh lừa các hệ thống phòng không đối phương.Tên lửa Praley được dẫn đường tới mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường quán tính giai đoạn đầu; giai đoạn cuối sử dụng tín hiệu radar kỹ thuật số, để so sánh bản đồ kỹ thuật số và địa hình thực tế, để hiệu chỉnh tên lửa đánh chính xác mục tiêu. Theo một số thông tin được tiết lộ, tên lửa Pralay khó bị đánh chặn hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo chiến thuật khác mà Ấn Độ đang sở hữu, như tên lửa chiến thuật Prithvi hiện đang trang bị cho các đơn vị tên lửa của Không quân và Lục quân Ấn Độ.Do đường bay của tên lửa đạn đạo như Prithvi có thể dự đoán được, dựa trên quỹ đạo của nó tại thời điểm động cơ tên lửa ngừng hoạt động. Lúc này tên lửa chuyển từ quỹ đạo đạn đạo phóng thẳng đứng, sang quỹ đạo phẳng và bay bằng lực quán tính. Tên lửa lúc này bay theo một đường bay ổn định và hạ thấp dần độ cao để tiếp cận mục tiêu, do vậy radar radar đối phương có thể đoán được và tính toán thời điểm đánh chặn. Nhưng nếu tên lửa có thể điều chỉnh quỹ đạo bay lúc này, sẽ khó khăn cho việc đánh chặn, do tên lửa đạn đạo thường có tốc độ rất cao. Tên lửa Pralay đã khắc phục được điểm yếu của tên lửa đạn đạo thông thường như Prithvi, khi kết hợp giữa tốc độ cao, lực đẩy gần như suốt hành trình và khả năng cơ động ở giai đoạn cuối, khiến tên lửa Pralay gần như không thể bị đánh chặn, giống như trường hợp của Iskander-M.Theo DRDO, Pralay được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn, cho lực đẩy lớn và thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn. Tên lửa có trọng lượng phóng 5 tấn, trong đó chỉ riêng trọng lượng thuốc phóng gần 3 tấn. Đuôi tên lửa sử dụng thiết kế 4 cánh, để giữ ổn định đường bay và giúp giảm tín hiệu phản xạ radar. Giống như tên lửa Iskander-M của Nga, Pralay là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tấn công mục tiêu mặt đất; do vậy bệ phóng của tên lửa là xe cơ giới việt dã 6 cầu (12×12). Một bệ phóng có thể mang hai tên lửa hoặc bệ phóng 4 cầu (8×8) với một tên lửa. Mỗi bệ phóng tên lửa Pralay đi kèm một xe chỉ huy (BCC), trên đó trang bị các hệ thống thông tin liên lạc, tính toán, đo đạc, khí tượng... Nhưng điểm khác biệt với tên lửa Iskander của Nga, là Pralay được chứa trong các ống bảo quản, kiêm ống phóng. Theo một số thông tin, có khả năng “màn trình diễn ngoạn mục” của tên lửa Iskander-M của Nga ở Ukraine đã thúc đẩy Bộ Quốc phòng Ấn Độ và DRDO đẩy nhanh quá trình phát triển và trang bị loại tên lửa này. Hãng tin Ấn Độ ANI vào ngày 25/12/2022 đưa tin, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt mua khoảng 120 tên lửa đạn đạo Pralay cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.Hiện nay cả hai đối thủ của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan đều trang bị những hệ thống phòng không hiện đại tại khu vực đường giới tuyến. Ấn Độ sẽ khó tấn công các mục tiêu của đối phương nằm sâu phía sau giới tuyến bằng máy bay có người lái hoặc tên lửa hành trình. Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã chỉ ra rằng, ngay cả tên lửa hành trình tàng hình cũng phải đối mặt với khả năng đánh chặn cao, khi đối phương sử dụng các hệ thống phòng không hiện đại. Do đó, Ấn Độ buộc phải phát triển và triển khai các tên lửa không thể bị hệ thống phòng không của đối phương đánh chặn.
Vào lúc 9:50 sáng ngày 7/11/2023, từ Đảo Abdul Kalam ngoài khơi bờ biển Odisha của Ấn Độ; Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa bán đạn đạo tầm ngắn Pralay.
Theo DRDO, cuộc thử nghiệm đã đạt được tất cả các mục tiêu nhiệm vụ của nó. Từ ngữ được DRDO sử dụng được hiểu đây là một thử nghiệm để nghiệm thu về sản phẩm, chứ không phải là việc thử nghiệm thống số từng giai đoạn của tên lửa.
Trước đó tên lửa Pralay được phóng thử nghiệm để kiểm tra các thông số cuối cùng vào ngày 22, 23 tháng 12 năm 2021, từ Đảo Dr APJ Abdul Kalam, hai tên lửa ở hai cấu hình với tải trọng đầu đạn khác nhau, đã được phóng thử vào hai ngày liên tiếp.
Mẫu tên lửa đạn đạo tấn công mặt đất Pralay được cho là được phát triển từ mẫu tên lửa phòng không Prithvi của DRDO. Dự án đã được phê duyệt vào tháng 3/2015, khi đó Quân đội Ấn Độ yêu cầu một mẫu tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tương tự như tên lửa Iskander của Nga; loại tên lửa hiện đang nổi danh trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra.
Tầm bắn của tên lửa Pralay có thể dao động trong khoảng 150-500 km. Với trọng tải đầu đạn 500 kg, tên lửa có tầm bắn 400 km và với trọng tải 1.000 kg, tên lửa giảm tầm bắn xuống còn 350 km.
Ngoài các đặc điểm về tầm bắn và quỹ đạo tương tự, tên lửa Pralay và Iskander còn có độ chính xác tương tự, với độ lệch mục tiêu tối đa (CEP) là 10 m. Độ chính xác cao của hai loại tên lửa, có thể là do khả năng dẫn đường ở thiết bị đầu cuối, khi sử dụng thiết bị tìm kiếm mục tiêu trực tiếp.
Tên lửa đạn đạo Iskander-M sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và DSMAC (so sánh bản đồ kỹ thuật số và địa hình thực tế) tần số vô tuyến hoặc quang học giai đoạn cuối. Có khả năng tên lửa Pralay hiện chỉ sử dụng tần số vô tuyến DSMAC.
Tên lửa Pralay sử dụng hệ thống vòi phun để điều khiển vectơ lực đẩy, cho thấy tên lửa có thể thực hiện thay đổi đường bay trong giai đoạn cuối của hành trình. Có thể tên lửa Pralaycũng có thể phóng mồi nhử, giống như Iskander-M, để đánh lừa các hệ thống phòng không đối phương.
Tên lửa Praley được dẫn đường tới mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường quán tính giai đoạn đầu; giai đoạn cuối sử dụng tín hiệu radar kỹ thuật số, để so sánh bản đồ kỹ thuật số và địa hình thực tế, để hiệu chỉnh tên lửa đánh chính xác mục tiêu.
Theo một số thông tin được tiết lộ, tên lửa Pralay khó bị đánh chặn hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo chiến thuật khác mà Ấn Độ đang sở hữu, như tên lửa chiến thuật Prithvi hiện đang trang bị cho các đơn vị tên lửa của Không quân và Lục quân Ấn Độ.
Do đường bay của tên lửa đạn đạo như Prithvi có thể dự đoán được, dựa trên quỹ đạo của nó tại thời điểm động cơ tên lửa ngừng hoạt động. Lúc này tên lửa chuyển từ quỹ đạo đạn đạo phóng thẳng đứng, sang quỹ đạo phẳng và bay bằng lực quán tính.
Tên lửa lúc này bay theo một đường bay ổn định và hạ thấp dần độ cao để tiếp cận mục tiêu, do vậy radar radar đối phương có thể đoán được và tính toán thời điểm đánh chặn. Nhưng nếu tên lửa có thể điều chỉnh quỹ đạo bay lúc này, sẽ khó khăn cho việc đánh chặn, do tên lửa đạn đạo thường có tốc độ rất cao.
Tên lửa Pralay đã khắc phục được điểm yếu của tên lửa đạn đạo thông thường như Prithvi, khi kết hợp giữa tốc độ cao, lực đẩy gần như suốt hành trình và khả năng cơ động ở giai đoạn cuối, khiến tên lửa Pralay gần như không thể bị đánh chặn, giống như trường hợp của Iskander-M.
Theo DRDO, Pralay được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn, cho lực đẩy lớn và thời gian triển khai chiến đấu nhanh hơn. Tên lửa có trọng lượng phóng 5 tấn, trong đó chỉ riêng trọng lượng thuốc phóng gần 3 tấn. Đuôi tên lửa sử dụng thiết kế 4 cánh, để giữ ổn định đường bay và giúp giảm tín hiệu phản xạ radar.
Giống như tên lửa Iskander-M của Nga, Pralay là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tấn công mục tiêu mặt đất; do vậy bệ phóng của tên lửa là xe cơ giới việt dã 6 cầu (12×12). Một bệ phóng có thể mang hai tên lửa hoặc bệ phóng 4 cầu (8×8) với một tên lửa.
Mỗi bệ phóng tên lửa Pralay đi kèm một xe chỉ huy (BCC), trên đó trang bị các hệ thống thông tin liên lạc, tính toán, đo đạc, khí tượng... Nhưng điểm khác biệt với tên lửa Iskander của Nga, là Pralay được chứa trong các ống bảo quản, kiêm ống phóng.
Theo một số thông tin, có khả năng “màn trình diễn ngoạn mục” của tên lửa Iskander-M của Nga ở Ukraine đã thúc đẩy Bộ Quốc phòng Ấn Độ và DRDO đẩy nhanh quá trình phát triển và trang bị loại tên lửa này. Hãng tin Ấn Độ ANI vào ngày 25/12/2022 đưa tin, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt mua khoảng 120 tên lửa đạn đạo Pralay cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ.
Hiện nay cả hai đối thủ của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan đều trang bị những hệ thống phòng không hiện đại tại khu vực đường giới tuyến. Ấn Độ sẽ khó tấn công các mục tiêu của đối phương nằm sâu phía sau giới tuyến bằng máy bay có người lái hoặc tên lửa hành trình.
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã chỉ ra rằng, ngay cả tên lửa hành trình tàng hình cũng phải đối mặt với khả năng đánh chặn cao, khi đối phương sử dụng các hệ thống phòng không hiện đại. Do đó, Ấn Độ buộc phải phát triển và triển khai các tên lửa không thể bị hệ thống phòng không của đối phương đánh chặn.