Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục thông báo về tiến độ của chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine. Theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, quân đội Nga hôm 12/3, đã vô hiệu hóa hai cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng của Quân đội Ukraine ở khu vực Kiev.Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một sân bay quân sự ở một trong những thành phố vệ tinh của vùng Kiev là Vasilkov đã bị hỏa lực Quân đội Nga cho ngừng hoạt động. Trung tâm kỹ thuật vô tuyến do thám chính của Quân đội Ukraine ở làng Brovary cũng bị phá hủy.Có thông tin cho rằng, việc Quân đội Nga phá hủy các cơ sở quân sự này, được thực hiện thông qua việc sử dụng vũ khí chính xác tầm xa. Tuy nhiên Tướng Konashenkov không báo cáo về loại vũ khí nào được đề cập.Trung tâm tình báo Ukraine ở Brovary có nhiệm vụ cung cấp thông tin hoạt động cho quân đội Ukraine. Vừa qua, liên lạc với một số hướng của đất nước do bị gián đoạn, nhất là với những khu vực chiến sự tại Miền Đông; nhưng thông tin với một số khu vực vẫn được giữ vững.Nhưng giờ đây, trung tâm tình báo điện tử chính của Quân đội Ukraine chính thức không còn có thể hoạt động. Hiện phía Ukraine chưa đưa ra bình luận nào về việc mất các cơ sở quân sự quan trọng này.Trước bối cảnh khả năng chiến đấu bị suy giảm nghiêm trọng qua hai tuần xung đột với Nga, Kyiv đã tiếp tục đề nghị phương Tây, cung cấp hệ thống phòng không S-300 do Liên Xô sản xuất, hiện đang còn trong biên chế của Quân đội một số nước NATO. Thông tin này được Washington Post của Mỹ đưa tin. Tờ Washington Post, đã dẫn lời một quan chức châu Âu (giấu tên) cho biết, các nước phương Tây được cho là đang đàm phán, về khả năng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Kiev.Ukraine được cho là đã yêu cầu phương Tây, cung cấp các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất, hiện có trong biên chế một số quốc gia NATO; sau khi Ukraine không giải quyết được vấn đề viện trợ máy bay chiến đấu MiG-29, của Không quân Ba Lan.Hiện Ukraine đang gặp khó khăn về mặt kỹ thuật, khi tiếp nhận các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp, ngoại trừ một số hệ thống phòng không tầm thấp đơn giản như tên lửa vác vai (MANPAD); do Quân đội Ukraine chỉ có thể sử dụng những hệ thống phòng không, do Liên Xô trước đây sản xuất.Hiện nay một số quốc gia mới gia nhập NATO từ Đông Âu, có số lượng rất nhỏ hệ thống phòng không Buk và S-300. Đặc biệt, hệ thống phòng không S-300 hiện đang biên chế cho lực lượng phòng không ở Slovakia. Theo nguồn tin, người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin sẽ đến châu Âu vào tuần tới, ông cũng đã lên kế hoạch cho chuyến thăm tới Slovakia. Có lẽ Mỹ sẽ thỏa thuận “mượn tạm” hệ thống phòng không S-300, để viện trợ khẩn cấp cho Ukraine.Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky liên tục yêu cầu Mỹ và NATO đóng cửa bầu trời Ukraine và thiết lập vùng cấm bay ở nước này, nhưng Mỹ và NATO kiên quyết từ chối; lý do là sợ xung đột trực tiếp với Nga. Tiếp sau đó, Tổng tống Zelensky tiếp tục yêu cầu NATO cung cấp máy bay chiến đấu hoặc hệ thống phòng không. Vấn đề với các máy bay chiến đấu cũng không thể giải quyết, khi Mỹ từ chối tham gia vào cuộc phiêu lưu này; sau khi Ba Lan “đá quả bóng trách nhiệm” sang Washington, theo đúng nghĩa đen.Xin nhắc lại rằng, Ba Lan đã tuyên bố sẵn sàng chuyển các máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine, nhưng không phải trực tiếp cho Ukraine, mà chuyển cho Quân đội Mỹ đóng tại Đức; sau đó Mỹ bàn giao cho Ukraine. Nhưng Lầu Năm Góc ngay lập tức bác bỏ viễn cảnh như vậy, nói rằng họ không ủng hộ việc chuyển giao máy bay. Trong bối cảnh nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây cho Quân đội Ukraine vẫn ùn ùn đổ về, Nga đã “nghiêm khắc” cảnh báo phương Tây, về khả năng Nga sẵn sàng tấn công vào bất kỳ mục tiêu “không thân thiện nào”, bao gồm cả các đoàn xe vận chuyển vũ khí tới Ukraine.Thông tin này do Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov công bố: “Chúng tôi đã cảnh báo Mỹ rằng, việc điều phối vũ khí từ một số quốc gia vào Ukraine, không chỉ là một động thái nguy hiểm, mà còn là một hành động biến các đoàn xe thành các mục tiêu hợp pháp của Quân đội Nga”.Thứ trưởng Ngoại giao Nga không nêu rõ bất kỳ chi tiết nào về việc này, nhưng với tuyên bố như vậy, liệu Nga chỉ tấn công các đoàn xe trên lãnh thổ Ukraine, hay cả trên lãnh thổ các quốc gia khác của châu Âu? Mà việc này, Nga có thừa khả năng.Trước đó vào ngày 11/3, Mỹ và các nước NATO tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine và cung cấp cho Kiev mọi hình thức hỗ trợ quân sự. Phía Nga cho rằng, việc Mỹ và NATO tiếp tục viện trợ vũ khí, gây cho Ukraine “ảo tưởng”, tiếp tục chống Nga và các nước cộng hòa ly khai Miền Đông.
Lực lượng đổ bộ đường không của Quân đội Nga thực hiện chiến dịch đổ bộ thành công tại khu vực sân bay Gostomel ở ngoại ô Kyiv.
Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục thông báo về tiến độ của chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine. Theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, quân đội Nga hôm 12/3, đã vô hiệu hóa hai cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng của Quân đội Ukraine ở khu vực Kiev.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một sân bay quân sự ở một trong những thành phố vệ tinh của vùng Kiev là Vasilkov đã bị hỏa lực Quân đội Nga cho ngừng hoạt động. Trung tâm kỹ thuật vô tuyến do thám chính của Quân đội Ukraine ở làng Brovary cũng bị phá hủy.
Có thông tin cho rằng, việc Quân đội Nga phá hủy các cơ sở quân sự này, được thực hiện thông qua việc sử dụng vũ khí chính xác tầm xa. Tuy nhiên Tướng Konashenkov không báo cáo về loại vũ khí nào được đề cập.
Trung tâm tình báo Ukraine ở Brovary có nhiệm vụ cung cấp thông tin hoạt động cho quân đội Ukraine. Vừa qua, liên lạc với một số hướng của đất nước do bị gián đoạn, nhất là với những khu vực chiến sự tại Miền Đông; nhưng thông tin với một số khu vực vẫn được giữ vững.
Nhưng giờ đây, trung tâm tình báo điện tử chính của Quân đội Ukraine chính thức không còn có thể hoạt động. Hiện phía Ukraine chưa đưa ra bình luận nào về việc mất các cơ sở quân sự quan trọng này.
Trước bối cảnh khả năng chiến đấu bị suy giảm nghiêm trọng qua hai tuần xung đột với Nga, Kyiv đã tiếp tục đề nghị phương Tây, cung cấp hệ thống phòng không S-300 do Liên Xô sản xuất, hiện đang còn trong biên chế của Quân đội một số nước NATO. Thông tin này được Washington Post của Mỹ đưa tin.
Tờ Washington Post, đã dẫn lời một quan chức châu Âu (giấu tên) cho biết, các nước phương Tây được cho là đang đàm phán, về khả năng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Kiev.
Ukraine được cho là đã yêu cầu phương Tây, cung cấp các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất, hiện có trong biên chế một số quốc gia NATO; sau khi Ukraine không giải quyết được vấn đề viện trợ máy bay chiến đấu MiG-29, của Không quân Ba Lan.
Hiện Ukraine đang gặp khó khăn về mặt kỹ thuật, khi tiếp nhận các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp, ngoại trừ một số hệ thống phòng không tầm thấp đơn giản như tên lửa vác vai (MANPAD); do Quân đội Ukraine chỉ có thể sử dụng những hệ thống phòng không, do Liên Xô trước đây sản xuất.
Hiện nay một số quốc gia mới gia nhập NATO từ Đông Âu, có số lượng rất nhỏ hệ thống phòng không Buk và S-300. Đặc biệt, hệ thống phòng không S-300 hiện đang biên chế cho lực lượng phòng không ở Slovakia.
Theo nguồn tin, người đứng đầu Lầu Năm Góc Lloyd Austin sẽ đến châu Âu vào tuần tới, ông cũng đã lên kế hoạch cho chuyến thăm tới Slovakia. Có lẽ Mỹ sẽ thỏa thuận “mượn tạm” hệ thống phòng không S-300, để viện trợ khẩn cấp cho Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Zelensky liên tục yêu cầu Mỹ và NATO đóng cửa bầu trời Ukraine và thiết lập vùng cấm bay ở nước này, nhưng Mỹ và NATO kiên quyết từ chối; lý do là sợ xung đột trực tiếp với Nga.
Tiếp sau đó, Tổng tống Zelensky tiếp tục yêu cầu NATO cung cấp máy bay chiến đấu hoặc hệ thống phòng không. Vấn đề với các máy bay chiến đấu cũng không thể giải quyết, khi Mỹ từ chối tham gia vào cuộc phiêu lưu này; sau khi Ba Lan “đá quả bóng trách nhiệm” sang Washington, theo đúng nghĩa đen.
Xin nhắc lại rằng, Ba Lan đã tuyên bố sẵn sàng chuyển các máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine, nhưng không phải trực tiếp cho Ukraine, mà chuyển cho Quân đội Mỹ đóng tại Đức; sau đó Mỹ bàn giao cho Ukraine. Nhưng Lầu Năm Góc ngay lập tức bác bỏ viễn cảnh như vậy, nói rằng họ không ủng hộ việc chuyển giao máy bay.
Trong bối cảnh nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây cho Quân đội Ukraine vẫn ùn ùn đổ về, Nga đã “nghiêm khắc” cảnh báo phương Tây, về khả năng Nga sẵn sàng tấn công vào bất kỳ mục tiêu “không thân thiện nào”, bao gồm cả các đoàn xe vận chuyển vũ khí tới Ukraine.
Thông tin này do Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov công bố: “Chúng tôi đã cảnh báo Mỹ rằng, việc điều phối vũ khí từ một số quốc gia vào Ukraine, không chỉ là một động thái nguy hiểm, mà còn là một hành động biến các đoàn xe thành các mục tiêu hợp pháp của Quân đội Nga”.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga không nêu rõ bất kỳ chi tiết nào về việc này, nhưng với tuyên bố như vậy, liệu Nga chỉ tấn công các đoàn xe trên lãnh thổ Ukraine, hay cả trên lãnh thổ các quốc gia khác của châu Âu? Mà việc này, Nga có thừa khả năng.
Trước đó vào ngày 11/3, Mỹ và các nước NATO tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine và cung cấp cho Kiev mọi hình thức hỗ trợ quân sự. Phía Nga cho rằng, việc Mỹ và NATO tiếp tục viện trợ vũ khí, gây cho Ukraine “ảo tưởng”, tiếp tục chống Nga và các nước cộng hòa ly khai Miền Đông.
Lực lượng đổ bộ đường không của Quân đội Nga thực hiện chiến dịch đổ bộ thành công tại khu vực sân bay Gostomel ở ngoại ô Kyiv.