Trước đây, Mỹ cùng đã từng phát hiện loại tên lửa này xuất hiện khi bắt giữ 2 lô hàng tại biển Ả Rập. Theo thông tin nước này, loại tên lửa này bảo gồm 2 động cơ và đầu đạn nổ, loại vũ khí này có thể được lắp sau khi xuất xưởng và bắn trên bệ phóng thô sơ từ mặt đất – một loại tên lửa đất đối không bay theo mô hình số 8 săn đuổi mục tiêu.Và theo một quan chức quân sự của Mỹ, loại tên lửa 358 của Iran đã được bắn về phía máy bay quân sự nước này tại không phận Yemen nhưng chưa thành công.Loại tên lửa này có thể tạo nguy hiểm đến các máy bay quân sự của Mỹ, ví dụ như vận tải cơ V-22 Osprey.Hiện này, theo nhiều nguồn thông tin, đây là một loại tên lửa hành trình chưa từng được Iran công khai. Chính vì vậy, chúng ta chưa có được quá nhiều thông tin về loại tên lửa cực kỳ nguy hiểm này của Tehran.Amir Ali Hajizadeh, giữ chức vụ Tư lệnh Không quân Vệ binh Cách mạng Hồi Giáo Ỉran (IRGC) đã từng khẳng định "Chúng tôi dẫn đầu về tên lửa và UAV ở khu vực và trên thế giới. Nhiều nước gọi khả năng quân sự như vậy là đáng nể và ấn tượng, nhất là với một quốc gia hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt"Tehran cũng đã từng hứng chịu lệnh cấm nhập vũ khí do Liên Hợp Quốc ban bố vào năm 2006.Kho tên lửa của Iran cực kì đa dạng, có thể nói là đa dạng nhất Trung Đông, có từ tên lửa đạn đạo đến tên lửa hành trình, với tầm bắn có thể vươn tới hầu hết các căn cứ quân sự hiện diện ở Trung Đông.Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã từng cho rằng, Tehran hiện nay đang sở hữu ít nhất 8 loại tên lửa tấn công, với tầm bắn linh hoạt các cự li từ 300-2.500km.Năm 2019, báo cáo của tình báo Mỹ đã xác nhận, dù chịu sức ép trừng phạt trong nhiều thập kỷ, Iran vẫn thành công trong việc phát triển tên lửa và hiện đang sở hữu dàn tên lửa lớn hơn bất kỳ quốc gia Trung Đông nào khác, bao gồm cả Israel.Vốn dĩ, chương trình tên lửa là một trong những yếu tố chính giúp Iran duy trì sức mạnh quân sự Iran, củng cố quyền lực, và răn đe các nước đối đầu trong khu vực.Kho tên lửa của Tehran có thể nói là đa dạng nhất khu vực Trung Đông. Khi không chỉ sở hữu tên lửa tự chế tạo, nước này còn cải biên lại một số lượng đáng kể tên lửa từ Trung Quốc và Nga.Nổi bật nhất chính là bộ 3 “át chủ bài” của Iran trong lĩnh vực phát triển tên lửa và sự tàn phá trên chiến trường.“Con át” đầu tiên, không thể không nói tới tên lửa Fateh-110. Chương trình tên lửa Fateh-110 đã được Iran bắt đầu phát triển vào giữa những năm 1990, cho đến năm 2003 thì loại tên lửa này chính thức được sản xuất hàng loạt.Chi tiết hơn về Fateh-110, đây là một loại tên lửa đạn đạo tầm gần được phát triển và chế tạo bởi Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran. Nó có chiều dài thân là 8860mm, đường kính là 610mm với khối lượng lên đến 3450kg.Các tên lửa này sử dụng động cơ đẩy một tầng và nhiên liệu rắn. Đảm bảo được cho Fateh-110 đạt tốc độ tối đa lên đến Mach 3.5 và tầm bắn đạt khoảng 210km, triệt hạ mục tiêu chính xác với hệ thống dẫn đường quán tính cùng thiết bị quang điện tử.Fateh-110 cũng được cho là có thể mang theo đầu đạn có khối lượng lên tới 500kg và được phóng từ bệ phóng di động và sử dụng đa loại bệ phóng khác nhau, rất linh hoạt. Kế đến, “con át thứ 2” của Tehran chính là Shahab-1. Shahab-1 chính là một nền tảng cho tên lửa tầm xa của Iran. Đây là một biển thể riêng của Iran được dựa theo tên lửa SS-1Cud do Nga sản xuất.Shahab-1 đã được sản xuất từ những năm 1980, trong giai đoạn diễn ra Chiến tranh giữa Iran và Iraq. Shahab-1 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, có tầm bắn đạt đến 330km và có thể mang theo đầu đạn lên đến 1.000kg.Tuy rất mạnh mẽ, thế nhưng Shahab-1 lại có một nhược điểm, sai số trượt mục tiêu (CEP) của loại tên lửa này là khá lớn, vào khoảng 500m do nó chỉ sở hữu khả năng dẫn đường quán tính, chỉ được dùng để tấn công các mục tiêu cố định của địch. Và “con át cuối cùng”, tên lửa liên lục địa Sejjil, đây là một trong những tên lửa uy lực nhất của Iran. Đồng thời, đây là một tên lửa do Iran sản xuất hoàn toàn nội địa.Tên lửa lục địa Sejjil thuộc kiểu tên lửa chiến lược siêu thanh được dẫn đường chính xác. Là một trong những tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn của Iran.Sejjil có khối lượng lên tới 22,5 tấn với chiều dài là 18.2m, đường kính 1.25m. Tên lửa đạn đạo này được cho là có thể mang đầu đạn với khối lượng lên tới 1.500kg. Với việc được sử dụng nhiên liệu rắn thì vì nhiên liệu lỏng, điều này trở thành một ưu thế của nó. Cho phép Sejjil có sức mạnh vượt trội hơn, giảm được đáng kể thời gian phóng và tăng cường khả năng cơ động của nó.Tốc độ tối đa của Sejjil có thể lên tới Mach 14, với tầm bắn tối đa được cho là lên tới 2.500km với sự dẫn đường chính xác từ hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp GPS. Có thể nói, với uy lực mạnh mẽ như vậy, Sejjil sẽ là một mối đe doạ lớn tới bất cứ quốc gia nào đối đầu với Iran. Nó hoàn toàn có thể vươn tới Israel và thậm chí một phần của Đông Nam Châu Âu. Nguồn ảnh: URIN. Hình ảnh Iran phô diễn sức mạnh quân sự trên sa mạc, cho thấy rõ ràng uy lực của kho vũ khí tên lửa Tehran. Nguồn: RT.
Trước đây, Mỹ cùng đã từng phát hiện loại tên lửa này xuất hiện khi bắt giữ 2 lô hàng tại biển Ả Rập. Theo thông tin nước này, loại tên lửa này bảo gồm 2 động cơ và đầu đạn nổ, loại vũ khí này có thể được lắp sau khi xuất xưởng và bắn trên bệ phóng thô sơ từ mặt đất – một loại tên lửa đất đối không bay theo mô hình số 8 săn đuổi mục tiêu.
Và theo một quan chức quân sự của Mỹ, loại tên lửa 358 của Iran đã được bắn về phía máy bay quân sự nước này tại không phận Yemen nhưng chưa thành công.Loại tên lửa này có thể tạo nguy hiểm đến các máy bay quân sự của Mỹ, ví dụ như vận tải cơ V-22 Osprey.
Hiện này, theo nhiều nguồn thông tin, đây là một loại tên lửa hành trình chưa từng được Iran công khai. Chính vì vậy, chúng ta chưa có được quá nhiều thông tin về loại tên lửa cực kỳ nguy hiểm này của Tehran.
Amir Ali Hajizadeh, giữ chức vụ Tư lệnh Không quân Vệ binh Cách mạng Hồi Giáo Ỉran (IRGC) đã từng khẳng định "Chúng tôi dẫn đầu về tên lửa và UAV ở khu vực và trên thế giới. Nhiều nước gọi khả năng quân sự như vậy là đáng nể và ấn tượng, nhất là với một quốc gia hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt"
Tehran cũng đã từng hứng chịu lệnh cấm nhập vũ khí do Liên Hợp Quốc ban bố vào năm 2006.
Kho tên lửa của Iran cực kì đa dạng, có thể nói là đa dạng nhất Trung Đông, có từ tên lửa đạn đạo đến tên lửa hành trình, với tầm bắn có thể vươn tới hầu hết các căn cứ quân sự hiện diện ở Trung Đông.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã từng cho rằng, Tehran hiện nay đang sở hữu ít nhất 8 loại tên lửa tấn công, với tầm bắn linh hoạt các cự li từ 300-2.500km.
Năm 2019, báo cáo của tình báo Mỹ đã xác nhận, dù chịu sức ép trừng phạt trong nhiều thập kỷ, Iran vẫn thành công trong việc phát triển tên lửa và hiện đang sở hữu dàn tên lửa lớn hơn bất kỳ quốc gia Trung Đông nào khác, bao gồm cả Israel.
Vốn dĩ, chương trình tên lửa là một trong những yếu tố chính giúp Iran duy trì sức mạnh quân sự Iran, củng cố quyền lực, và răn đe các nước đối đầu trong khu vực.
Kho tên lửa của Tehran có thể nói là đa dạng nhất khu vực Trung Đông. Khi không chỉ sở hữu tên lửa tự chế tạo, nước này còn cải biên lại một số lượng đáng kể tên lửa từ Trung Quốc và Nga.
Nổi bật nhất chính là bộ 3 “át chủ bài” của Iran trong lĩnh vực phát triển tên lửa và sự tàn phá trên chiến trường.
“Con át” đầu tiên, không thể không nói tới tên lửa Fateh-110. Chương trình tên lửa Fateh-110 đã được Iran bắt đầu phát triển vào giữa những năm 1990, cho đến năm 2003 thì loại tên lửa này chính thức được sản xuất hàng loạt.
Chi tiết hơn về Fateh-110, đây là một loại tên lửa đạn đạo tầm gần được phát triển và chế tạo bởi Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran. Nó có chiều dài thân là 8860mm, đường kính là 610mm với khối lượng lên đến 3450kg.
Các tên lửa này sử dụng động cơ đẩy một tầng và nhiên liệu rắn. Đảm bảo được cho Fateh-110 đạt tốc độ tối đa lên đến Mach 3.5 và tầm bắn đạt khoảng 210km, triệt hạ mục tiêu chính xác với hệ thống dẫn đường quán tính cùng thiết bị quang điện tử.
Fateh-110 cũng được cho là có thể mang theo đầu đạn có khối lượng lên tới 500kg và được phóng từ bệ phóng di động và sử dụng đa loại bệ phóng khác nhau, rất linh hoạt.
Kế đến, “con át thứ 2” của Tehran chính là Shahab-1. Shahab-1 chính là một nền tảng cho tên lửa tầm xa của Iran. Đây là một biển thể riêng của Iran được dựa theo tên lửa SS-1Cud do Nga sản xuất.
Shahab-1 đã được sản xuất từ những năm 1980, trong giai đoạn diễn ra Chiến tranh giữa Iran và Iraq.
Shahab-1 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, có tầm bắn đạt đến 330km và có thể mang theo đầu đạn lên đến 1.000kg.
Tuy rất mạnh mẽ, thế nhưng Shahab-1 lại có một nhược điểm, sai số trượt mục tiêu (CEP) của loại tên lửa này là khá lớn, vào khoảng 500m do nó chỉ sở hữu khả năng dẫn đường quán tính, chỉ được dùng để tấn công các mục tiêu cố định của địch.
Và “con át cuối cùng”, tên lửa liên lục địa Sejjil, đây là một trong những tên lửa uy lực nhất của Iran. Đồng thời, đây là một tên lửa do Iran sản xuất hoàn toàn nội địa.
Tên lửa lục địa Sejjil thuộc kiểu tên lửa chiến lược siêu thanh được dẫn đường chính xác. Là một trong những tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn của Iran.
Sejjil có khối lượng lên tới 22,5 tấn với chiều dài là 18.2m, đường kính 1.25m. Tên lửa đạn đạo này được cho là có thể mang đầu đạn với khối lượng lên tới 1.500kg.
Với việc được sử dụng nhiên liệu rắn thì vì nhiên liệu lỏng, điều này trở thành một ưu thế của nó. Cho phép Sejjil có sức mạnh vượt trội hơn, giảm được đáng kể thời gian phóng và tăng cường khả năng cơ động của nó.
Tốc độ tối đa của Sejjil có thể lên tới Mach 14, với tầm bắn tối đa được cho là lên tới 2.500km với sự dẫn đường chính xác từ hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp GPS.
Có thể nói, với uy lực mạnh mẽ như vậy, Sejjil sẽ là một mối đe doạ lớn tới bất cứ quốc gia nào đối đầu với Iran. Nó hoàn toàn có thể vươn tới Israel và thậm chí một phần của Đông Nam Châu Âu. Nguồn ảnh: URIN.
Hình ảnh Iran phô diễn sức mạnh quân sự trên sa mạc, cho thấy rõ ràng uy lực của kho vũ khí tên lửa Tehran. Nguồn: RT.