Tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs đang được Nga sử dụng với số lượng rất lớn trên chiến trường Ukraine.Ngoài trang bị trên các phương tiện bọc thép, loại vũ khí này cũng nằm trong biên chế đội săn tăng của Nga.Các đội săn tăng của Nga thường biên chế với một nhóm binh sĩ khoảng 3-4 người, họ sẽ phục kích tại các bìa rừng cũng như tại các đô thị miền Đông đang giao tranh.Khi thấy lực lượng tăng thiết giáp của Ukraine, các tổ đội chống tăng Nga dùng tên lửa 9M113 Konkurs tiêu diệt.Nhằm tăng hiệu suất chiến đấu, nhiều bệ phóng của tên lửa này cùng khai hỏa một lúc để tiêu diệt đối phương.9M113 Konkurs (Tên định danh NATO: AT-5 Spandrel) là tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây bán tự động (SACLOS - Semi Automatic Command to Line Of Sight) do Liên Xô sản xuất (9M113 là tên gọi theo quy định của GRAU).Được thử nghiệm năm 1962 và chính thức được đưa vào biên chế trang bị của Quân đội Liên Xô năm 1974.Ban đầu, các nhà thiết kế tính toán sẽ lắp đặt AT-5 trên các loại xe bọc thép như BMP-2, BRDM-2.Tuy nhiên sau đó tên lửa cũng sử dụng những bệ phóng cải tiến kiểu 9P135M của AT-4 để có thể mang vác.Thời điểm mới ra đời, AT-5 được coi là có tính năng tương đương với những loại tên lửa chống tăng khác của Pháp và Ý như HOT hoặc MILAN nhưng gọn nhẹ và đa năng hơn.Sau này khi hệ thống phòng thủ bị động của xe tăng được tăng cường với giáp phản ứng nổ ERA thì AT-5 cũng được cải tiến thành AT-5B Konkurs-M với đầu nổ tandem.Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa 9M113 Konkurs: Chiều dài: 1,15 m; đường kính: 0,135 m; sải cánh: 0,468 m; trọng lượng: 14,58 kg (26,5 kg cả ống phóng); đầu đạn: 2,7 kg HE).Tầm bắn: tối thiểu 70 m, tối đa 4.000 m trong điều kiện ban ngày và 2.500 m trong đêm; vận tốc 206 m/s; sức xuyên: 750 - 800 mm giáp đồng nhất.Bên cạnh chức năng chính là chống thiết giáp, tên lửa chống tăng trên chiến trường Ukraine còn có một công dụng khó tin là mang ra bắn... bộ binh nhằm tiêu diệt các ụ súng, lô cốt, công sự vững chắc từ cự ly ngoài tầm súng bộ binh.Phương pháp này mặc dù khá tốn kém nhưng thực sự rất hiệu quả, nhất là khi số lượng tên lửa chống tăng này lên còn trong biên chế của Nga với số lượng rất lớn.
Tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs đang được Nga sử dụng với số lượng rất lớn trên chiến trường Ukraine.
Ngoài trang bị trên các phương tiện bọc thép, loại vũ khí này cũng nằm trong biên chế đội săn tăng của Nga.
Các đội săn tăng của Nga thường biên chế với một nhóm binh sĩ khoảng 3-4 người, họ sẽ phục kích tại các bìa rừng cũng như tại các đô thị miền Đông đang giao tranh.
Khi thấy lực lượng tăng thiết giáp của Ukraine, các tổ đội chống tăng Nga dùng tên lửa 9M113 Konkurs tiêu diệt.
Nhằm tăng hiệu suất chiến đấu, nhiều bệ phóng của tên lửa này cùng khai hỏa một lúc để tiêu diệt đối phương.
9M113 Konkurs (Tên định danh NATO: AT-5 Spandrel) là tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây bán tự động (SACLOS - Semi Automatic Command to Line Of Sight) do Liên Xô sản xuất (9M113 là tên gọi theo quy định của GRAU).
Được thử nghiệm năm 1962 và chính thức được đưa vào biên chế trang bị của Quân đội Liên Xô năm 1974.
Ban đầu, các nhà thiết kế tính toán sẽ lắp đặt AT-5 trên các loại xe bọc thép như BMP-2, BRDM-2.
Tuy nhiên sau đó tên lửa cũng sử dụng những bệ phóng cải tiến kiểu 9P135M của AT-4 để có thể mang vác.
Thời điểm mới ra đời, AT-5 được coi là có tính năng tương đương với những loại tên lửa chống tăng khác của Pháp và Ý như HOT hoặc MILAN nhưng gọn nhẹ và đa năng hơn.
Sau này khi hệ thống phòng thủ bị động của xe tăng được tăng cường với giáp phản ứng nổ ERA thì AT-5 cũng được cải tiến thành AT-5B Konkurs-M với đầu nổ tandem.
Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa 9M113 Konkurs: Chiều dài: 1,15 m; đường kính: 0,135 m; sải cánh: 0,468 m; trọng lượng: 14,58 kg (26,5 kg cả ống phóng); đầu đạn: 2,7 kg HE).
Tầm bắn: tối thiểu 70 m, tối đa 4.000 m trong điều kiện ban ngày và 2.500 m trong đêm; vận tốc 206 m/s; sức xuyên: 750 - 800 mm giáp đồng nhất.
Bên cạnh chức năng chính là chống thiết giáp, tên lửa chống tăng trên chiến trường Ukraine còn có một công dụng khó tin là mang ra bắn... bộ binh nhằm tiêu diệt các ụ súng, lô cốt, công sự vững chắc từ cự ly ngoài tầm súng bộ binh.
Phương pháp này mặc dù khá tốn kém nhưng thực sự rất hiệu quả, nhất là khi số lượng tên lửa chống tăng này lên còn trong biên chế của Nga với số lượng rất lớn.