Buổi lễ công nhận tên gọi HMS Prince of Wales (R09) cho tàu sân bay lớp Queen Elizabeth thứ 2 của Hải quân Hoàng gia Anh đã được tổ chức long trọng tại nhà máy đóng tàu ở Rosyth, Scotland vào hôm 8/9. Ảnh: Sina.Tàu sân bay này được đặt tên theo tước hiệu của Thái tử Charles, trưởng nam của Nữ hoàng Elizabeth II và được bảo trợ bởi Nữ Công tước Rothesay. Trong buổi lễ hôm 8/9 Nữ Công tước Rothesay còn đập vỡ chai rượu whisky Laphroaig 10 năm tuổi vào mũi tàu sân bay R09 nhằm đánh dấu sự kiện trọng đại này, trong khi ban nhạc Royal Marines chơi bản nhạc truyền thống của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Sina.Điều khiến giới phân tích đặt ra câu hỏi là liệu Hải quân Hoàng gia Anh có thể lấy lại vị thế trên biển của mình chỉ với hai tàu sân bay Queen Elizabeth ? Trong khi quy mô hải quân của họ đã bị thu hẹp đáng kể từ sau năm 2000 cho tới nay, nếu không muốn nói là họ chỉ thể tác chiến xung quanh khu vực Đại Tây Dương. Hình ảnh 2 thiếu sinh quân của Hải quân Hoàng gia Anh nghiêm trang chào Thái tử Charles cùng các quan chức cao cấp của Hải quân Anh tham gia buổi lễ đặt tên cho tàu sân bay R09. Ảnh: Sina.Số lượng tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh hiện tại là khoảng 80 chiếc, trong đó có 10 tàu ngầm, 1 tàu sân bay và khoảng 20 tàu khu trục, chừng đó thật sự là quá ít đối với một lực lượng hải quân từng làm chủ mọi vùng biển trên thế giới trước đây. Trong khi đó các tàu sân bay R08 và R09 của họ sớm nhất phải đến năm 2020 mới được đưa vào biên chế. Ảnh: Sina.Từ những con số trên có thể dễ dàng thấy được việc Hải quân Hoàng gia Anh đưa vào trang bị thêm 2 tàu sân bay Queen Elizabeth cũng không thể giúp nước này tăng cường khả năng tác chiến trên biển, khi bản thân họ không đủ tàu chiến để bảo vệ hai soái hạm mới này chứ chưa nói đến hỗ trợ tác chiến. Một công nhân trên mặt boong tàu sân bay mang tên Hoàng tử Xứ Wales. Hàng không mẫu hạm R09 có chiều dài 280 m, rộng lớn nhất 73 m, mớn nước 11 m, lượng choán nước toàn tải khoảng 70.600 tấn. Ảnh: Sina.Tàu sân bay lớp Queen Elizabeth có thiết kế đường băng kiểu "nhảy cầu" có thể triển khai hoạt động khoảng 50 máy bay, tối đa có thể lên đến 70 máy bay. Ảnh: Sina.Tàu có đến 2 tháp chỉ huy, trong đó tháp phía trước đảm nhận công việc điều hướng và vận hành tàu, trong khi tháp phía sau sẽ điều khiển hoạt động bay và kiểm soát không lưu. Ảnh: Sina.Nhà chứa máy bay bên trong tàu khá rộng, có thể chứa 20 máy bay. 2 thang máy lớn bên mạn phải của tàu sẽ đảm nhận việc vận chuyển máy bay, vũ khí trang bị từ nhà chứa lên boong và ngược lại. Ảnh: Sina.Phòng ngủ cho các thủy thủ rất khang trang. Tàu sân bay R09 có thủy thủ đoàn 1.600 người. Ảnh: Sina.Tàu được chế tạo theo nghệ module, các cấu kiện chính của tàu được chế tạo riêng biệt sau đó ghép nối lại với nhau. Công nghệ này giúp quá trình nâng cấp về sau trở nên dễ dàng hơn. Ảnh: Sina.Tháp chỉ huy được sà lan vận chuyển đến điểm lắp ráp. Queen Elizabeth là dự án đóng tàu chiến lớn nhất của Anh từ trước đến nay. Chi phí cho 2 tàu khoảng 6,2 tỷ bảng (khoảng 8,2 tỷ USD). Ảnh: Sina.Máy bay chính của tàu là tiêm kích tàng hình F-35B, phiên bản cất hạ cánh ngắn hoặc thẳng đứng dùng cho Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Sina.Tàu đầu tiên mang tên HMS Queen Elizabeth đã được bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Anh trong năm nay và đang được tiến hành các thử nghiệm trên biển. Khi hai tàu sân bay này đi vào hoạt động chính thức, sức mạnh của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ nâng lên một tầm cao mới kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Sina.
Buổi lễ công nhận tên gọi HMS Prince of Wales (R09) cho tàu sân bay lớp Queen Elizabeth thứ 2 của Hải quân Hoàng gia Anh đã được tổ chức long trọng tại nhà máy đóng tàu ở Rosyth, Scotland vào hôm 8/9. Ảnh: Sina.
Tàu sân bay này được đặt tên theo tước hiệu của Thái tử Charles, trưởng nam của Nữ hoàng Elizabeth II và được bảo trợ bởi Nữ Công tước Rothesay. Trong buổi lễ hôm 8/9 Nữ Công tước Rothesay còn đập vỡ chai rượu whisky Laphroaig 10 năm tuổi vào mũi tàu sân bay R09 nhằm đánh dấu sự kiện trọng đại này, trong khi ban nhạc Royal Marines chơi bản nhạc truyền thống của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Sina.
Điều khiến giới phân tích đặt ra câu hỏi là liệu Hải quân Hoàng gia Anh có thể lấy lại vị thế trên biển của mình chỉ với hai tàu sân bay Queen Elizabeth ? Trong khi quy mô hải quân của họ đã bị thu hẹp đáng kể từ sau năm 2000 cho tới nay, nếu không muốn nói là họ chỉ thể tác chiến xung quanh khu vực Đại Tây Dương. Hình ảnh 2 thiếu sinh quân của Hải quân Hoàng gia Anh nghiêm trang chào Thái tử Charles cùng các quan chức cao cấp của Hải quân Anh tham gia buổi lễ đặt tên cho tàu sân bay R09. Ảnh: Sina.
Số lượng tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh hiện tại là khoảng 80 chiếc, trong đó có 10 tàu ngầm, 1 tàu sân bay và khoảng 20 tàu khu trục, chừng đó thật sự là quá ít đối với một lực lượng hải quân từng làm chủ mọi vùng biển trên thế giới trước đây. Trong khi đó các tàu sân bay R08 và R09 của họ sớm nhất phải đến năm 2020 mới được đưa vào biên chế. Ảnh: Sina.
Từ những con số trên có thể dễ dàng thấy được việc Hải quân Hoàng gia Anh đưa vào trang bị thêm 2 tàu sân bay Queen Elizabeth cũng không thể giúp nước này tăng cường khả năng tác chiến trên biển, khi bản thân họ không đủ tàu chiến để bảo vệ hai soái hạm mới này chứ chưa nói đến hỗ trợ tác chiến. Một công nhân trên mặt boong tàu sân bay mang tên Hoàng tử Xứ Wales. Hàng không mẫu hạm R09 có chiều dài 280 m, rộng lớn nhất 73 m, mớn nước 11 m, lượng choán nước toàn tải khoảng 70.600 tấn. Ảnh: Sina.
Tàu sân bay lớp Queen Elizabeth có thiết kế đường băng kiểu "nhảy cầu" có thể triển khai hoạt động khoảng 50 máy bay, tối đa có thể lên đến 70 máy bay. Ảnh: Sina.
Tàu có đến 2 tháp chỉ huy, trong đó tháp phía trước đảm nhận công việc điều hướng và vận hành tàu, trong khi tháp phía sau sẽ điều khiển hoạt động bay và kiểm soát không lưu. Ảnh: Sina.
Nhà chứa máy bay bên trong tàu khá rộng, có thể chứa 20 máy bay. 2 thang máy lớn bên mạn phải của tàu sẽ đảm nhận việc vận chuyển máy bay, vũ khí trang bị từ nhà chứa lên boong và ngược lại. Ảnh: Sina.
Phòng ngủ cho các thủy thủ rất khang trang. Tàu sân bay R09 có thủy thủ đoàn 1.600 người. Ảnh: Sina.
Tàu được chế tạo theo nghệ module, các cấu kiện chính của tàu được chế tạo riêng biệt sau đó ghép nối lại với nhau. Công nghệ này giúp quá trình nâng cấp về sau trở nên dễ dàng hơn. Ảnh: Sina.
Tháp chỉ huy được sà lan vận chuyển đến điểm lắp ráp. Queen Elizabeth là dự án đóng tàu chiến lớn nhất của Anh từ trước đến nay. Chi phí cho 2 tàu khoảng 6,2 tỷ bảng (khoảng 8,2 tỷ USD). Ảnh: Sina.
Máy bay chính của tàu là tiêm kích tàng hình F-35B, phiên bản cất hạ cánh ngắn hoặc thẳng đứng dùng cho Thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh: Sina.
Tàu đầu tiên mang tên HMS Queen Elizabeth đã được bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Anh trong năm nay và đang được tiến hành các thử nghiệm trên biển. Khi hai tàu sân bay này đi vào hoạt động chính thức, sức mạnh của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ nâng lên một tầm cao mới kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Sina.