Tàu sân bay là thứ không thể thiếu khi khẳng định uy thế của một cường quốc hải quân. Vì vậy bằng mọi cách Nga sẽ phải duy trì sự hiện diện của chúng.So với Mỹ và Anh, tàu sân bay của Nga vẫn còn nhiều bất cập do giới hạn trong việc thiết kế động cơ, trước đây động cơ của chúng do Ukraine sản xuất và bảo trì, nhưng khiquan hệ giữa hai bên đóng băng, Nga đang phải vật lộn một mình để đại tu chiếc tàu sân bay duy nhất này.Hiện tại, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang được neo tại xưởng đóng tàu số 35 (công ty con của Zvyozdochka ở Murmansk). Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga được đưa đến Murmansk để đại tu từ đầu năm 2017, dự kiến sẽ trở lại làm nhiệm vụ vào năm 2022.Vũ khí phòng thủ chưa bao giờ là điểm yếu của tàu sân bay Nga, thậm chí chúng còn vượt mặt các tàu sân bay hạt nhân Mỹ.Triết lý tác chiến của Nga là tàu sân bay có thể tự phòng thủ một mình khi cần thiết, vì vậy chúng được trang bị hệ thống vũ khí đồ sộ.Ngoài những hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa, tàu sân bay Nga còn trang bị hệ thống đánh chặn tầm gần cực nguy hiểm.Hiện tại, tàu Đô đốc Kuznetsov đang được trang bị 8 hệ thống phòng không đánh chặn tầm gần (CIWS) Kashtan, các hệ thống này nhiều khả năng sẽ được thay bằng Pantsir-ME.Hệ thống phòng không mới này sẽ chốt chặn cuối cùng bảo vệ tàu sân bay duy nhất của Nga trước các cuộc tấn công bằng tên lửa chống hạm của kẻ thù.Module tác chiến của hệ thống này có ký hiệu là 3R-99E, chúng hoạt động hoàn toàn tự động, mỗi module tác chiến gồm 8 tên lửa Sosna-R. Tên lửa Sosna-R được lắp sẵn trong ống phóng cùng với 2 bệ pháo 6 nòng tự động cỡ 30mm AO-18KD (với 1.500 viên đạn).Hệ thống AO-18KD có thể bắn ra 10.000 viên đạn trong 1 phút hoặc 180 viên/giây, đủ sức hạ các loại tên lửa đang lao đến tàu chiến.Thiết kế này tương tự như hệ thống Kashtan — phiên bản trước của Palma, tuy nhiên pháo và tên lửa nhận lệnh từ hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện đa kênh 3V-89.Hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện 3V-89 bao gồm kênh truyền hình và ảnh nhiệt cùng máy đo xa và kênh điều khiển laser.Mỗi module tác chiến 3R-99E có trọng lượng 6.900 kg. Một hệ thống phòng không Palma hoàn chỉnh bao gồm 4 module chiến đấu.Hệ thống này có thể chống tên lửa hành trình ở khoảng cách xa đến 10 km và ở độ cao đến 5 km, pháo bắn nhanh hạ mục tiêu ở xa đến 4 km và tầm cao 3 km.Hệ thống này điều khiển tự động, thời gian phản ứng tác chiến chỉ 3 — 5 giây.Với những gì được công khai cho thấy, đây là xứng đáng là hệ thống vũ khí tầm gần mẫu mực trên chiến hạm.
Tàu sân bay là thứ không thể thiếu khi khẳng định uy thế của một cường quốc hải quân. Vì vậy bằng mọi cách Nga sẽ phải duy trì sự hiện diện của chúng.
So với Mỹ và Anh, tàu sân bay của Nga vẫn còn nhiều bất cập do giới hạn trong việc thiết kế động cơ, trước đây động cơ của chúng do Ukraine sản xuất và bảo trì, nhưng khiquan hệ giữa hai bên đóng băng, Nga đang phải vật lộn một mình để đại tu chiếc tàu sân bay duy nhất này.
Hiện tại, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang được neo tại xưởng đóng tàu số 35 (công ty con của Zvyozdochka ở Murmansk). Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga được đưa đến Murmansk để đại tu từ đầu năm 2017, dự kiến sẽ trở lại làm nhiệm vụ vào năm 2022.
Vũ khí phòng thủ chưa bao giờ là điểm yếu của tàu sân bay Nga, thậm chí chúng còn vượt mặt các tàu sân bay hạt nhân Mỹ.
Triết lý tác chiến của Nga là tàu sân bay có thể tự phòng thủ một mình khi cần thiết, vì vậy chúng được trang bị hệ thống vũ khí đồ sộ.
Ngoài những hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa, tàu sân bay Nga còn trang bị hệ thống đánh chặn tầm gần cực nguy hiểm.
Hiện tại, tàu Đô đốc Kuznetsov đang được trang bị 8 hệ thống phòng không đánh chặn tầm gần (CIWS) Kashtan, các hệ thống này nhiều khả năng sẽ được thay bằng Pantsir-ME.
Hệ thống phòng không mới này sẽ chốt chặn cuối cùng bảo vệ tàu sân bay duy nhất của Nga trước các cuộc tấn công bằng tên lửa chống hạm của kẻ thù.
Module tác chiến của hệ thống này có ký hiệu là 3R-99E, chúng hoạt động hoàn toàn tự động, mỗi module tác chiến gồm 8 tên lửa Sosna-R. Tên lửa Sosna-R được lắp sẵn trong ống phóng cùng với 2 bệ pháo 6 nòng tự động cỡ 30mm AO-18KD (với 1.500 viên đạn).
Hệ thống AO-18KD có thể bắn ra 10.000 viên đạn trong 1 phút hoặc 180 viên/giây, đủ sức hạ các loại tên lửa đang lao đến tàu chiến.
Thiết kế này tương tự như hệ thống Kashtan — phiên bản trước của Palma, tuy nhiên pháo và tên lửa nhận lệnh từ hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện đa kênh 3V-89.
Hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện 3V-89 bao gồm kênh truyền hình và ảnh nhiệt cùng máy đo xa và kênh điều khiển laser.
Mỗi module tác chiến 3R-99E có trọng lượng 6.900 kg. Một hệ thống phòng không Palma hoàn chỉnh bao gồm 4 module chiến đấu.
Hệ thống này có thể chống tên lửa hành trình ở khoảng cách xa đến 10 km và ở độ cao đến 5 km, pháo bắn nhanh hạ mục tiêu ở xa đến 4 km và tầm cao 3 km.
Hệ thống này điều khiển tự động, thời gian phản ứng tác chiến chỉ 3 — 5 giây.
Với những gì được công khai cho thấy, đây là xứng đáng là hệ thống vũ khí tầm gần mẫu mực trên chiến hạm.