Cách đây đúng 10 năm, Hải quân Trung Quốc đã gây ấn tượng mạnh với thế giới, khi lần đầu tiên đưa tàu sân bay vào gia nhập biên chế.Tàu sân bay Liêu Ninh được đặt lườn đóng mới từ năm 1988 dưới cái tên Riga. Sau đó, tàu được đổi tên thành Varyag vào cuối năm 1990 và được Nga chuyển giao cho Ukraine.Tới năm 1998, tàu sân bay Varyag trong tình trạng thê thảm khi Ukraine không thể hoàn thiện được quá trình đóng tàu. Tàu không có động cơ, hệ thống điện không có kèm theo đó là không có vũ trang. Sau đó, Kiev đã bán đấu giá xác tàu sân bay này.Thông qua một vài công ty ma ở nước ngoài, Trung Quốc đã mua được tàu sân bay Varyag trong tình trạng thê thảm và tính năng duy nhất của nó khi đó là "nổi được". Phải tốn cả năm trời sau khi chốt đơn, tàu sân bay Varyag mới được lai dắt về tới Trung Quốc để tiếp tục quá trình hoàn thiện.Tháng 9/2012, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc được gia nhập biên chế với tên Liêu Ninh - một tỉnh của Trung Quốc - và có số thân 16.Trong nhiều năm, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc đã gánh vác rất nhiều trọng trách, đây là phương tiện duy nhất dể các phi công hải quân Trung Quốc thực hành việc cất - hạ cánh phản lực trên tàu sân bay, cũng là phương tiện duy nhất để huấn luyện tác chiến với tàu sân bay.Với một quốc gia chưa từng sở hữu tàu sân bay như Trung Quốc, việc sở hữu tàu Liêu Ninh từ năm 2012 có thể coi là "món quà vô giá". Các chuyên gia nhận định rằng, tàu Liêu Ninh đã giúp Hải quân Trung Quốc rút ngắn hàng chục năm nghiên cứu và phát triển tàu sân bay.Ngoài ra, tàu sân bay Liêu Ninh cũng giúp Hải quân Trung Quốc huấn luyện được lứa phi công tiêm kích hải quân đầu tiên. Cần nhấn mạnh rằng, phi công tiêm kích trên tàu sân bay là "của hiếm" của mọi quốc gia. Tại Nga, số lượng phi công tiêm kích hải quân thậm chí còn ít hơn cả phi công lái tàu vũ trụ.Với trang bị tối đa mang theo được 26 máy bay tiêm kích chiến đấu, tàu sân bay Liêu Ninh từng được Trung Quốc cho hoạt động hết công suất, để nắm bắt được những kinh nghiệm vận hành tàu sân bay sơ đẳng nhất - thứ mà Trung Quốc dù muốn, cũng không thể học hỏi được từ ai.Tới thời điểm năm 2022, Trung Quốc đã sở hữu tới ba tàu sân bay. Dựa trên kinh nghiệm hoàn thiện tàu sân bay Liêu Ninh, trong 10 năm qua Bắc Kinh đã đóng thêm hai tàu sân bay nữa - một tốc độ thực sự quá đáng nể.Ngày nay, tàu sân bay Liêu Ninh do có kết cấu cũ, kèm theo đó là phiên bản hoàn thiện thử nghiệm trong tình trạng chưa có kinh nghiệm, đã không còn được hải quân Trung Quốc sử dụng trong trực chiến, mà chỉ được dùng để huấn luyện.Tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn mà tàu sân bay Liêu Ninh mang tới cho Hải quân Trung Quốc trong suốt 10 năm phục vụ vừa qua.
Cách đây đúng 10 năm, Hải quân Trung Quốc đã gây ấn tượng mạnh với thế giới, khi lần đầu tiên đưa tàu sân bay vào gia nhập biên chế.
Tàu sân bay Liêu Ninh được đặt lườn đóng mới từ năm 1988 dưới cái tên Riga. Sau đó, tàu được đổi tên thành Varyag vào cuối năm 1990 và được Nga chuyển giao cho Ukraine.
Tới năm 1998, tàu sân bay Varyag trong tình trạng thê thảm khi Ukraine không thể hoàn thiện được quá trình đóng tàu. Tàu không có động cơ, hệ thống điện không có kèm theo đó là không có vũ trang. Sau đó, Kiev đã bán đấu giá xác tàu sân bay này.
Thông qua một vài công ty ma ở nước ngoài, Trung Quốc đã mua được tàu sân bay Varyag trong tình trạng thê thảm và tính năng duy nhất của nó khi đó là "nổi được". Phải tốn cả năm trời sau khi chốt đơn, tàu sân bay Varyag mới được lai dắt về tới Trung Quốc để tiếp tục quá trình hoàn thiện.
Tháng 9/2012, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc được gia nhập biên chế với tên Liêu Ninh - một tỉnh của Trung Quốc - và có số thân 16.
Trong nhiều năm, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc đã gánh vác rất nhiều trọng trách, đây là phương tiện duy nhất dể các phi công hải quân Trung Quốc thực hành việc cất - hạ cánh phản lực trên tàu sân bay, cũng là phương tiện duy nhất để huấn luyện tác chiến với tàu sân bay.
Với một quốc gia chưa từng sở hữu tàu sân bay như Trung Quốc, việc sở hữu tàu Liêu Ninh từ năm 2012 có thể coi là "món quà vô giá". Các chuyên gia nhận định rằng, tàu Liêu Ninh đã giúp Hải quân Trung Quốc rút ngắn hàng chục năm nghiên cứu và phát triển tàu sân bay.
Ngoài ra, tàu sân bay Liêu Ninh cũng giúp Hải quân Trung Quốc huấn luyện được lứa phi công tiêm kích hải quân đầu tiên. Cần nhấn mạnh rằng, phi công tiêm kích trên tàu sân bay là "của hiếm" của mọi quốc gia. Tại Nga, số lượng phi công tiêm kích hải quân thậm chí còn ít hơn cả phi công lái tàu vũ trụ.
Với trang bị tối đa mang theo được 26 máy bay tiêm kích chiến đấu, tàu sân bay Liêu Ninh từng được Trung Quốc cho hoạt động hết công suất, để nắm bắt được những kinh nghiệm vận hành tàu sân bay sơ đẳng nhất - thứ mà Trung Quốc dù muốn, cũng không thể học hỏi được từ ai.
Tới thời điểm năm 2022, Trung Quốc đã sở hữu tới ba tàu sân bay. Dựa trên kinh nghiệm hoàn thiện tàu sân bay Liêu Ninh, trong 10 năm qua Bắc Kinh đã đóng thêm hai tàu sân bay nữa - một tốc độ thực sự quá đáng nể.
Ngày nay, tàu sân bay Liêu Ninh do có kết cấu cũ, kèm theo đó là phiên bản hoàn thiện thử nghiệm trong tình trạng chưa có kinh nghiệm, đã không còn được hải quân Trung Quốc sử dụng trong trực chiến, mà chỉ được dùng để huấn luyện.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn mà tàu sân bay Liêu Ninh mang tới cho Hải quân Trung Quốc trong suốt 10 năm phục vụ vừa qua.