Ra đời từ năm 2005, tới nay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ đã bước qua tuổi 17. Dù mang trong mình những công nghệ từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ vẫn không đồng ý xuất khẩu loại chiến đấu cơ này cho đồng minh.Ngay kể từ khi ra đời, Quốc hội Mỹ đã quyết định từ chối xuất khẩu chiến đấu cơ F-22 Raptor ra nước ngoài. Và quyết định này tới nay vẫn chưa hề thay đổi.Đơn giản là vì, chiến đấu cơ F-22 Raptor không được thiết kế để xuất khẩu. Nó mang trong mình nhiều công nghệ bí mật tới nỗi, 17 năm kể từ khi ra đời, các công nghệ của F-22 Raptor vẫn xa lạ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.Tuy nhiên, việc mang trong mình các công nghệ hiện đại, không phải là lý do duy nhất khiến F-22 Raptor bị "giam vào lãnh cung" của Không quân Mỹ. Một trong những lý do có phần lớn hơn, đó là khả năng sản xuất.Cụ thể, quá trình sản xuất F-22 Raptor được bắt đầu từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước và đã kết thúc vào năm 2011. Tổng cộng đã có 195 chiến đấu cơ F-22 Raptor được sản xuất.Kể từ sau khi đóng cửa dây chuyền sản xuất F-22 Raptor vào năm 2011, bản thân không quân Mỹ cũng không còn năng lực tự sản xuất loại chiến đấu này, khiến việc xuất khẩu chúng là điều bất khả thi.Ngay cả trong tương lai, khi những công nghệ bí mật của Mỹ trên tiêm kích F-22 Raptor dần phổ biến với thế giới, việc xuất khẩu chúng cũng là điều không thể, do việc tái khởi động dây chuyền sản xuất là quá tốn kém.Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ chỉ còn sở hữu 156 chiến đấu cơ F-22 Raptor có khả năng hoạt động được, sau khi một số lượng không nhỏ phiên bản F-22 Raptor Block 20 đã bị loại biên, kèm theo đó là một vài chiếc bị tai nạn.Với tốc độ này, Không quân Mỹ ước tính chỉ trong khoảng 30 năm nữa, các chiến đấu cơ F-22 Raptor sẽ "tuyệt chủng". Do không được xuất khẩu, chúng sẽ rơi vào tình cảnh giống tiêm kích F-14 Tomcat của Mỹ trước đây - nghĩa là biến mất hoàn toàn.Chí ít thì Mỹ cũng từng xuất khẩu một vài tiêm kích F-14 Tomcat cho Iran, và tới nay Iran vẫn tiếp tục sử dụng được loại chiến đấu cơ này. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, chắc chắn F-22 Raptor sẽ không được Mỹ xuất khẩu cho bất cứ ai.Ngoài ra, Mỹ cùng các đồng minh châu Âu đã phát triển được phiên bản F-35 với độ hoàn thiện cao hơn, khả năng sản xuất hàng loạt tốt hơn để trang bị cho các nước châu Âu.Hiện tại ở khu vực châu Âu, Mỹ đã triển khai ít nhất 6 chiến đấu cơ F-22 Raptor tới Ba Lan, để đảm bảo phòng thủ không phận bờ Đông của NATO khỏi các động thái leo thang xung đột trong khu vực.
Ra đời từ năm 2005, tới nay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ đã bước qua tuổi 17. Dù mang trong mình những công nghệ từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ vẫn không đồng ý xuất khẩu loại chiến đấu cơ này cho đồng minh.
Ngay kể từ khi ra đời, Quốc hội Mỹ đã quyết định từ chối xuất khẩu chiến đấu cơ F-22 Raptor ra nước ngoài. Và quyết định này tới nay vẫn chưa hề thay đổi.
Đơn giản là vì, chiến đấu cơ F-22 Raptor không được thiết kế để xuất khẩu. Nó mang trong mình nhiều công nghệ bí mật tới nỗi, 17 năm kể từ khi ra đời, các công nghệ của F-22 Raptor vẫn xa lạ với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, việc mang trong mình các công nghệ hiện đại, không phải là lý do duy nhất khiến F-22 Raptor bị "giam vào lãnh cung" của Không quân Mỹ. Một trong những lý do có phần lớn hơn, đó là khả năng sản xuất.
Cụ thể, quá trình sản xuất F-22 Raptor được bắt đầu từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước và đã kết thúc vào năm 2011. Tổng cộng đã có 195 chiến đấu cơ F-22 Raptor được sản xuất.
Kể từ sau khi đóng cửa dây chuyền sản xuất F-22 Raptor vào năm 2011, bản thân không quân Mỹ cũng không còn năng lực tự sản xuất loại chiến đấu này, khiến việc xuất khẩu chúng là điều bất khả thi.
Ngay cả trong tương lai, khi những công nghệ bí mật của Mỹ trên tiêm kích F-22 Raptor dần phổ biến với thế giới, việc xuất khẩu chúng cũng là điều không thể, do việc tái khởi động dây chuyền sản xuất là quá tốn kém.
Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ chỉ còn sở hữu 156 chiến đấu cơ F-22 Raptor có khả năng hoạt động được, sau khi một số lượng không nhỏ phiên bản F-22 Raptor Block 20 đã bị loại biên, kèm theo đó là một vài chiếc bị tai nạn.
Với tốc độ này, Không quân Mỹ ước tính chỉ trong khoảng 30 năm nữa, các chiến đấu cơ F-22 Raptor sẽ "tuyệt chủng". Do không được xuất khẩu, chúng sẽ rơi vào tình cảnh giống tiêm kích F-14 Tomcat của Mỹ trước đây - nghĩa là biến mất hoàn toàn.
Chí ít thì Mỹ cũng từng xuất khẩu một vài tiêm kích F-14 Tomcat cho Iran, và tới nay Iran vẫn tiếp tục sử dụng được loại chiến đấu cơ này. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, chắc chắn F-22 Raptor sẽ không được Mỹ xuất khẩu cho bất cứ ai.
Ngoài ra, Mỹ cùng các đồng minh châu Âu đã phát triển được phiên bản F-35 với độ hoàn thiện cao hơn, khả năng sản xuất hàng loạt tốt hơn để trang bị cho các nước châu Âu.
Hiện tại ở khu vực châu Âu, Mỹ đã triển khai ít nhất 6 chiến đấu cơ F-22 Raptor tới Ba Lan, để đảm bảo phòng thủ không phận bờ Đông của NATO khỏi các động thái leo thang xung đột trong khu vực.