Theo Hải quân Argentina, lần cuối cùng tàu ngầm ARA San Juan (S-42) liên lạc với trung tâm chỉ huy trên đất liền vào hôm 15/11 khi nó đang hoạt động ngoài khơi vịnh St. George, tỉnh Chubut cách bờ khoảng 430km. Được biết con tàu này đang trong hải trình di chuyển từ căn cứ hải quân Ushuaia đến cảng Mar del Plata thì mất liên lạc với đất liền. Nguồn ảnh: ShipSpotting.com.Tuy nhiên, Hải quân Argentina vẫn lạc quan cho rằng có thể tàu ARA San Juan chỉ đang gặp vấn đề với hệ thống thông tin liên lạc, và nếu sự cố này xảy ra con tàu sẽ sớm tìm cách liên lạc trở lại với trung tâm chỉ huy, nhưng cũng không loại trừ tàu ngầm gặp các sự cố khác. Nguồn ảnh: Westport News.Phát ngôn viên Hải quân Argentina - Enrique Balbi cho hay, "Khi tàu ngầm mất liên lạc, nó sẽ nổi lên mặt nước. Các công tác tìm kiếm vẫn đang tiếp tục được tiến hành. Không loại trừ khả năng đã xảy ra vấn đề với nguồn năng lượng trên tàu. Tôi không muốn nghiêm trọng hóa vấn đề. Chúng tôi vẫn đang mất liên lạc và chưa thể xác định được chuyện gì đang xảy ra". Nguồn ảnh: gacetamarinera.Hiện tại Hải quân Argentina đã bắt đầu chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm ARA San Juan với hy vọng nhanh chóng nối lại liên lạc với con tàu mất tích. Bên cạnh đó, chính phủ Argentina mới đây cũng đã huy động thêm lực lượng tuần duyên, máy bay tuần tra và trực thăng để tham gia tìm kiếm. Nguồn ảnh: Taringa.Tàu ngầm tấn công diesel-điện ARA San Juan (S-42) là một trong hai tàu ngầm lớp TR-1700 của Hải quân Argentina được đưa vào trang bị từ những năm 1980, được thiết kế và chế tạo bởi liên doanh Đức và Argentina. Tàu ARA San Juan cũng mới trải qua chương trình nâng cấp toàn diện trong năm 2011 và mới được đưa vào hoạt động trở lại trong năm 2014. Nguồn ảnh: DefesaNet.Mặc dù vậy, các tàu ngầm TR-1700 trong biên chế Hải quân Argentina thật sự đã quá lỗi thời và đang hoạt động ngoài khả năng của chúng, bất chấp điều này Argentina vẫn không muốn cho các tàu TR-1700 nghỉ hưu. Bên cạnh ARA San Juan, Hải quân Argentina còn một tàu TR-1700 khác là ARA Santa Cruz (S-41). Nguồn ảnh: Panoramio.Về thiết kế các tàu TR-1700 mang đậm đặc trưng của một lớp tàu ngầm tấn công Type kiểu Đức. Nó có lượng giãn nước tối đa đi nổi là 2140 tấn và khi lặn là 2336 tấn, tàu có chiều dài cơ sở hơn 65 mét với bề ngang 8.3 mét. Các tàu TR-1700 có thủy thủ đoàn 37 người, khi tàu ARA San Juan mất liên lạc nó đang có thủy thủ đoàn là 44 người. Nguồn ảnh: blogspot.com.Hệ thống vũ khí trên TR-1700 khá đơn giản với sáu phóng ngư lôi 533mm trang bị ngư lôi SST-4, các ngư lôi SST-4 có tầm tác chiến hiệu quả khoảng 11km với tốc độ di chuyển 23 hải lý/giờ nhìn chung mẫu ngư lôi này đã khá lỗi thời khi được phát triển từ đầu những năm 1980 và được trang bị trên các tàu ngầm tấn công của châu Âu trước đây. Nguồn ảnh: Zona Militar.Về hệ thống động lực TR-1700 được trang bị một động cơ điện có công suất 6400 kW và bốn máy phát điện diesel MTU có công suất 1200 kW và sử dụng pin nhiên liệu chì – axít. Tốc độ hải trình của TR-1700 là 15 hải lý/giờ khi nổi và 25 hải lý/giờ khi lặn. Nguồn ảnh: Poder Naval.Mời độc giả xem video: Hình ảnh tàu ngầm ARA San Juan (S-42) cua Hải quân Argentina trước khi mất tích. (Nguồn Facundo Rovira)
Theo Hải quân Argentina, lần cuối cùng tàu ngầm ARA San Juan (S-42) liên lạc với trung tâm chỉ huy trên đất liền vào hôm 15/11 khi nó đang hoạt động ngoài khơi vịnh St. George, tỉnh Chubut cách bờ khoảng 430km. Được biết con tàu này đang trong hải trình di chuyển từ căn cứ hải quân Ushuaia đến cảng Mar del Plata thì mất liên lạc với đất liền. Nguồn ảnh: ShipSpotting.com.
Tuy nhiên, Hải quân Argentina vẫn lạc quan cho rằng có thể tàu ARA San Juan chỉ đang gặp vấn đề với hệ thống thông tin liên lạc, và nếu sự cố này xảy ra con tàu sẽ sớm tìm cách liên lạc trở lại với trung tâm chỉ huy, nhưng cũng không loại trừ tàu ngầm gặp các sự cố khác. Nguồn ảnh: Westport News.
Phát ngôn viên Hải quân Argentina - Enrique Balbi cho hay, "Khi tàu ngầm mất liên lạc, nó sẽ nổi lên mặt nước. Các công tác tìm kiếm vẫn đang tiếp tục được tiến hành. Không loại trừ khả năng đã xảy ra vấn đề với nguồn năng lượng trên tàu. Tôi không muốn nghiêm trọng hóa vấn đề. Chúng tôi vẫn đang mất liên lạc và chưa thể xác định được chuyện gì đang xảy ra". Nguồn ảnh: gacetamarinera.
Hiện tại Hải quân Argentina đã bắt đầu chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm ARA San Juan với hy vọng nhanh chóng nối lại liên lạc với con tàu mất tích. Bên cạnh đó, chính phủ Argentina mới đây cũng đã huy động thêm lực lượng tuần duyên, máy bay tuần tra và trực thăng để tham gia tìm kiếm. Nguồn ảnh: Taringa.
Tàu ngầm tấn công diesel-điện ARA San Juan (S-42) là một trong hai tàu ngầm lớp TR-1700 của Hải quân Argentina được đưa vào trang bị từ những năm 1980, được thiết kế và chế tạo bởi liên doanh Đức và Argentina. Tàu ARA San Juan cũng mới trải qua chương trình nâng cấp toàn diện trong năm 2011 và mới được đưa vào hoạt động trở lại trong năm 2014. Nguồn ảnh: DefesaNet.
Mặc dù vậy, các tàu ngầm TR-1700 trong biên chế Hải quân Argentina thật sự đã quá lỗi thời và đang hoạt động ngoài khả năng của chúng, bất chấp điều này Argentina vẫn không muốn cho các tàu TR-1700 nghỉ hưu. Bên cạnh ARA San Juan, Hải quân Argentina còn một tàu TR-1700 khác là ARA Santa Cruz (S-41). Nguồn ảnh: Panoramio.
Về thiết kế các tàu TR-1700 mang đậm đặc trưng của một lớp tàu ngầm tấn công Type kiểu Đức. Nó có lượng giãn nước tối đa đi nổi là 2140 tấn và khi lặn là 2336 tấn, tàu có chiều dài cơ sở hơn 65 mét với bề ngang 8.3 mét. Các tàu TR-1700 có thủy thủ đoàn 37 người, khi tàu ARA San Juan mất liên lạc nó đang có thủy thủ đoàn là 44 người. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Hệ thống vũ khí trên TR-1700 khá đơn giản với sáu phóng ngư lôi 533mm trang bị ngư lôi SST-4, các ngư lôi SST-4 có tầm tác chiến hiệu quả khoảng 11km với tốc độ di chuyển 23 hải lý/giờ nhìn chung mẫu ngư lôi này đã khá lỗi thời khi được phát triển từ đầu những năm 1980 và được trang bị trên các tàu ngầm tấn công của châu Âu trước đây. Nguồn ảnh: Zona Militar.
Về hệ thống động lực TR-1700 được trang bị một động cơ điện có công suất 6400 kW và bốn máy phát điện diesel MTU có công suất 1200 kW và sử dụng pin nhiên liệu chì – axít. Tốc độ hải trình của TR-1700 là 15 hải lý/giờ khi nổi và 25 hải lý/giờ khi lặn. Nguồn ảnh: Poder Naval.
Mời độc giả xem video: Hình ảnh tàu ngầm ARA San Juan (S-42) cua Hải quân Argentina trước khi mất tích. (Nguồn Facundo Rovira)