Theo Eurasia Times, sau khi quân đội Ấn Độ rút khỏi cuộc tập trận chung "Caucasus-2020" do Nga tổ chức, vì các vấn đề như ngoại giao và đại dịch COVID-19, Ấn Độ đã khẳng định mối quan hệ chiến lược với Nga bằng một cuộc tập trận chung. Ảnh: Trang tin của Ấn Độ đưa tin về cuộc tập trận Ấn - Nga - Nguồn: Economictimes.Cuộc tập trận song phương giữa Ấn Độ và hải quân Nga không chỉ là một hoạt động quân sự bình thường, mà chủ yếu nhằm gửi một thông điệp tới Trung Quốc: Ngay cả khi Ấn Độ không có kế hoạch đến Nga tham gia cuộc tập trận chung "Caucasus-2020", thì mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga vẫn là "đồng minh lịch sử". Ảnh: Hình ảnh về cuộc tập trận hải quân chung Nga - Ấn - Nguồn: Zeenews.indiaCuộc tập trận hải quân song phương Nga - Ấn được tổ chức tại vùng biển của quần đảo Andaman trên vùng biển Ấn Độ Dương từ ngày 4 đến ngày 5/9; phía Ấn Độ đã điều ba tàu chiến tham gia cuộc diễn tập này. Ảnh: Tàu đổ bộ của Ấn Độ tham gia tập trận - Nguồn: Zeenews.indiaTrước đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đã tới Moscow để tham gia cuộc họp của "Tổ chức Hợp tác Thượng Hải". Động thái của Ấn Độ được coi là nhằm loại bỏ tác động tiêu cực đối với quan hệ Nga-Ấn, do nước này rút khỏi cuộc tập trận "Caucasus-2020". Ảnh: Tàu chiến Nga - Ấn tham gia cuộc tập trận - Nguồn: Zeenews.indiaViệc Ấn Độ rút khỏi cuộc tập trận "Caucasus-2020" có thể khiến người Nga cảm thấy không yên tâm; để khẳng định lòng tin, Ấn Độ đã mời hải quân Nga tập trận hải quân ở Biển Andaman gần eo biển Malacca. Ảnh: Tàu khu trục INS Ranvir của Hải quân Ấn Độ tham gia tập trận - Nguồn: ThediplomatCũng vào cuối năm nay, cuộc tập trận chung hàng hải đa quốc gia "Malabar-2020" của Ấn Độ cũng sẽ được tổ chức gần quần đảo Andaman; các lực lượng hải quân bao gồm Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận chung. Hải quân Australia nhiều khả năng cũng sẽ tham gia cuộc tập trận. Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Australia tham gia cuộc tập trận Malabar-2007 - Nguồn: SundayguardianliveTrong thời gian qua, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở lên căng thẳng do xảy ra những vụ đụng độ tại biên giới giữa hai nước tại khu vực Ladakh. Nhưng vấn đề này sẽ không ngăn cản được sự hợp tác chặt chẽ giữa Nga và Ấn Độ. Ảnh: Quân đội Ấn Độ đưa quân lên biên giới giáp Trung Quốc sau khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng - Nguồn: APHiện nay Quân đội Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào Nga, vũ khí trang bị của hải, lục, không quân về cơ bản là trang bị do Nga sản xuất. Mặc dù Nga có mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc và thậm chí là bán cả vũ khí cho Pakistan, là hai kẻ thù của Ấn Độ, nhưng mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ vẫn được coi là mối quan hệ "mẫu mực". Ảnh: Máy bay Su-30MKI của Ấn Độ mua của Nga - Nguồn: Wikipedia.Sau khi xung đột nổ ra ở biên giới Trung-Ấn hồi giữa năm nay, Ấn Độ đã mua một số lượng lớn vũ khí từ Nga, bao gồm hàng chục chiếc MiG-29 và Su-30 cùng 5 hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400. Ảnh: MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.Thông qua chuyển giao công nghệ của Nga, Ấn Độ cũng vừa đưa vào dây chuyền sản xuất 600.000 khẩu tiểu liên AK203, để thay thế các loại súng trường Insass hiện đang được quân đội Ấn Độ sử dụng. Ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong lễ khánh thành nhà máy sản xuất súng trường tấn công AK-203 - Nguồn: PTIKhông chỉ dừng lại ở việc sản xuất vũ khí thông thường, hiện nay chiếc tàu ngầm hạt nhân INS Arihant mang tên lửa đạn đạo của hải quân Ấn Độ được hạ thủy thành công chỉ khi có sự trợ giúp của Nga; chiếc thứ hai cũng được hạ thủy vào cuối năm nay. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.Những chiếc tàu ngầm hạt nhân này có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ, nó sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15 và K-4 có thể mang đầu đạn hạt nhân, bổ sung cho khả năng tấn công hạt nhân "Tam vị nhất thể" của Ấn Độ. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.Ngoài ra, mối quan hệ hữu nghị giữa Nga và Ấn Độ đã kéo dài trên nửa thế kỷ, hai nước bắt đầu tiếp xúc trước khi Ấn Độ độc lập. Viện trợ của Liên Xô cho Ấn Độ kéo dài cho đến những năm 1980 và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp hóa của Ấn Độ. Ảnh: Nhà lãnh đạo Ấn Độ Jawaharlal Nehru bắt tay lãnh đạo Liên Xô Khrushchyov trong chuyến thăm Liên Xô năm 1961 - Nguồn: Wikipedia.Việc Ấn Độ có thể sở hữu vũ khí hạt nhân không thể làm được, nếu không có sự giúp đỡ của Nga. Đến nay Ấn Độ và Nga vẫn giữ quan hệ ổn định; do vậy, dù quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc có như thế nào, thì Nga vẫn coi Ấn Độ là đồng minh không "hiệp ước". Ảnh: Tên lửa đạn đạo Agni-V của Ấn Độ - Nguồn: PTI Video Diễn biến mới về đụng độ quân Trung - Ấn ở biên giới - Nguồn: Vietnamnet
Theo Eurasia Times, sau khi quân đội Ấn Độ rút khỏi cuộc tập trận chung "Caucasus-2020" do Nga tổ chức, vì các vấn đề như ngoại giao và đại dịch COVID-19, Ấn Độ đã khẳng định mối quan hệ chiến lược với Nga bằng một cuộc tập trận chung. Ảnh: Trang tin của Ấn Độ đưa tin về cuộc tập trận Ấn - Nga - Nguồn: Economictimes.
Cuộc tập trận song phương giữa Ấn Độ và hải quân Nga không chỉ là một hoạt động quân sự bình thường, mà chủ yếu nhằm gửi một thông điệp tới Trung Quốc: Ngay cả khi Ấn Độ không có kế hoạch đến Nga tham gia cuộc tập trận chung "Caucasus-2020", thì mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga vẫn là "đồng minh lịch sử". Ảnh: Hình ảnh về cuộc tập trận hải quân chung Nga - Ấn - Nguồn: Zeenews.india
Cuộc tập trận hải quân song phương Nga - Ấn được tổ chức tại vùng biển của quần đảo Andaman trên vùng biển Ấn Độ Dương từ ngày 4 đến ngày 5/9; phía Ấn Độ đã điều ba tàu chiến tham gia cuộc diễn tập này. Ảnh: Tàu đổ bộ của Ấn Độ tham gia tập trận - Nguồn: Zeenews.india
Trước đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đã tới Moscow để tham gia cuộc họp của "Tổ chức Hợp tác Thượng Hải". Động thái của Ấn Độ được coi là nhằm loại bỏ tác động tiêu cực đối với quan hệ Nga-Ấn, do nước này rút khỏi cuộc tập trận "Caucasus-2020". Ảnh: Tàu chiến Nga - Ấn tham gia cuộc tập trận - Nguồn: Zeenews.india
Việc Ấn Độ rút khỏi cuộc tập trận "Caucasus-2020" có thể khiến người Nga cảm thấy không yên tâm; để khẳng định lòng tin, Ấn Độ đã mời hải quân Nga tập trận hải quân ở Biển Andaman gần eo biển Malacca. Ảnh: Tàu khu trục INS Ranvir của Hải quân Ấn Độ tham gia tập trận - Nguồn: Thediplomat
Cũng vào cuối năm nay, cuộc tập trận chung hàng hải đa quốc gia "Malabar-2020" của Ấn Độ cũng sẽ được tổ chức gần quần đảo Andaman; các lực lượng hải quân bao gồm Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận chung. Hải quân Australia nhiều khả năng cũng sẽ tham gia cuộc tập trận. Ảnh: Tàu chiến của Hải quân Australia tham gia cuộc tập trận Malabar-2007 - Nguồn: Sundayguardianlive
Trong thời gian qua, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở lên căng thẳng do xảy ra những vụ đụng độ tại biên giới giữa hai nước tại khu vực Ladakh. Nhưng vấn đề này sẽ không ngăn cản được sự hợp tác chặt chẽ giữa Nga và Ấn Độ. Ảnh: Quân đội Ấn Độ đưa quân lên biên giới giáp Trung Quốc sau khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng - Nguồn: AP
Hiện nay Quân đội Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào Nga, vũ khí trang bị của hải, lục, không quân về cơ bản là trang bị do Nga sản xuất. Mặc dù Nga có mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc và thậm chí là bán cả vũ khí cho Pakistan, là hai kẻ thù của Ấn Độ, nhưng mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ vẫn được coi là mối quan hệ "mẫu mực". Ảnh: Máy bay Su-30MKI của Ấn Độ mua của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi xung đột nổ ra ở biên giới Trung-Ấn hồi giữa năm nay, Ấn Độ đã mua một số lượng lớn vũ khí từ Nga, bao gồm hàng chục chiếc MiG-29 và Su-30 cùng 5 hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400. Ảnh: MiG-29 của Không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Thông qua chuyển giao công nghệ của Nga, Ấn Độ cũng vừa đưa vào dây chuyền sản xuất 600.000 khẩu tiểu liên AK203, để thay thế các loại súng trường Insass hiện đang được quân đội Ấn Độ sử dụng. Ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong lễ khánh thành nhà máy sản xuất súng trường tấn công AK-203 - Nguồn: PTI
Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất vũ khí thông thường, hiện nay chiếc tàu ngầm hạt nhân INS Arihant mang tên lửa đạn đạo của hải quân Ấn Độ được hạ thủy thành công chỉ khi có sự trợ giúp của Nga; chiếc thứ hai cũng được hạ thủy vào cuối năm nay. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Những chiếc tàu ngầm hạt nhân này có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ, nó sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm K-15 và K-4 có thể mang đầu đạn hạt nhân, bổ sung cho khả năng tấn công hạt nhân "Tam vị nhất thể" của Ấn Độ. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant của Hải quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài ra, mối quan hệ hữu nghị giữa Nga và Ấn Độ đã kéo dài trên nửa thế kỷ, hai nước bắt đầu tiếp xúc trước khi Ấn Độ độc lập. Viện trợ của Liên Xô cho Ấn Độ kéo dài cho đến những năm 1980 và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp hóa của Ấn Độ. Ảnh: Nhà lãnh đạo Ấn Độ Jawaharlal Nehru bắt tay lãnh đạo Liên Xô Khrushchyov trong chuyến thăm Liên Xô năm 1961 - Nguồn: Wikipedia.
Việc Ấn Độ có thể sở hữu vũ khí hạt nhân không thể làm được, nếu không có sự giúp đỡ của Nga. Đến nay Ấn Độ và Nga vẫn giữ quan hệ ổn định; do vậy, dù quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc có như thế nào, thì Nga vẫn coi Ấn Độ là đồng minh không "hiệp ước". Ảnh: Tên lửa đạn đạo Agni-V của Ấn Độ - Nguồn: PTI
Video Diễn biến mới về đụng độ quân Trung - Ấn ở biên giới - Nguồn: Vietnamnet