Đầu tiên trong danh sách là dòng xe thuộc “gia đình” Armata, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata. Xe T-15 nặng 48 tấn, nặng hơn bất kỳ loại xe tăng nào đang phục vụ trong quân đội Nga, chỉ xếp sau T-14.Các chuyên gia quân sự Mỹ đã nhận xét rằng, không có mẫu vũ khí nào giống như T-15 của Nga trong biên chế quân đội NATO, loại phương tiện chiến đấu này được xếp ở giữa dòng xe tăng và xe bọc thép chở quân.T-15 lần đầu xuất hiện trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 chiến thắng phát xít Đức diễn ra vào năm 2015. Xe sử dụng chung khung thân với xe tăng T-14 Armata, nhưng phần tháp pháo thì sử dụng thiết kế khác, trang bị pháo 30mm và các ống phóng tên lửa chống tăng.Các mẫu T-15 từ năm 2018 được trang bị tháp pháo mới, mang pháo tự động 57mm thay cho pháo tự động 30mm trước đó. So với pháo 30mm, pháo 57mm có hỏa lực mạnh hơn, tầm bắn xa hơn, đảm bảo có thể bắn xuyên mặt trước của các loại xe thiết giáp hiện đại ở cự ly 1 km, và cũng có thể sử dụng cho mục đích phòng không.Hai bên tháp pháo được trang bị 4 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka-V (2 tên lửa mỗi bên). Tên lửa được dẫn đường bằng sóng vô tuyến và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 6 km.Vị trí thứ hai thuộc về tổ hợp tên lửa RS-24 Yars, đây là ICBM duy nhất có mặt tại lễ duyệt binh. Tác giả của bài báo lưu ý rằng Yars tồn tại ở cả phiên bản di động và dưới dạng bệ phóng cố định silo. Hệ thống tên lửa này là một sự thay thế cho những tên lửa đạn đạo cũ như Topol và Topol-M.Về cơ bản, RS-24 Yars giống tên lửa như Topol-M phiên bản Mod 1, ngoại trừ tải trọng của tên lửa đã được nâng cấp để mang nhiều đầu đạn có thể nhắm các mục tiêu độc lập. Mỗi tên lửa được cho là có thể mang tới 4 đầu đạn, mặc dù vẫn chưa rõ công suất tối đa là bao nhiêu.Các cuộc thử nghiệm tên lửa RS-24 Yars vào năm 2007 được công bố rộng rãi như hành động đáp trả đối với hệ thống lá chắn tên lửa mà Mỹ lên kế hoạch triển khai ở châu Âu. RS-24 Yars đã được triển khai hoạt động từ năm 2010, với hơn 150 bệ phóng hoạt động tính đến năm 2019.Thứ ba trong danh sách là phương tiện chiến đấu mặt đất không người lái Uran-9, các chuyên gia quân sự xem đây như là một chiếc xe tăng điều khiển từ xa. Uran-9 được thiết kế để hỗ trợ cho các đơn vị chiến đấu, trinh sát và chống khủng bố kết hợp với trinh sát từ xa và hỗ trợ hỏa lựcUran-9 có nhiệm vụ cung cấp hỏa lực mạnh cho các hoạt động tác chiến đặc biệt, mà bảo đảm gây nguy hiểm đến tính mạng của quân nhân Nga, phương Tây tỏ ra rất kinh ngạc với khả năng của Uranus-9, Nga cũng đã sử dụng hệ thống robot này trong các chiến dịch quân sự ở Syria.Vị trí thứ tư là tên lửa siêu thanh mới nhất Dagger. Tên lửa lần đầu tiên được trình diễn tại cuộc duyệt binh năm 2018, lần này tên lửa Dagger được lắp đặt trên máy bay chiến đấu MiG-31K bay trong buổi lễ duyệt binh.Tầm hoạt động, khả năng cơ động và tốc độ “đáng kinh ngạc” của loại vũ khí này là mối đe dọa lớn không chỉ đối với các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, mà còn cả hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây.Các chuyên gia lưu ý rằng Dagger có thể đạt tốc độ gấp mười lần tốc độ âm thanh và đã được đưa vào thực nghiệm trong các nhiệm vụ chiến đấu, đặc biệt là tại các căn cứ của quân khu phía Nam. Tên lửa có tầm bắn tối đa từ 1.500 đến 2.000 km.Cuối cùng là tổ hợp S-400 Triumph, đây là “gương mặt” đại diện cho mặt hàng xuất khẩu quân sự cao cấp của Nga. Tổ hợp tên lửa S-400 không chỉ có khả năng tác chiến cao hơn mà còn linh hoạt hơn đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm là S-300.Bài báo cho biết S-400 có thể sử dụng bốn loại tên lửa khác nhau, đảm bảo hiệu quả tiêu diệt mục tiêu ở cả cự ly ngắn và cự li rất xa. S-400 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu như máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.Trong cuộc diễu binh ở Moscow nhân dịp kỷ niệm 76 năm chiến thắng cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, 37 đội duyệt binh, hơn 190 đơn vị quân đội cùng các thiết bị cơ giớ và 76 máy bay của Lực lượng Hàng không Vũ trụ đã tham gia duyệt binh qua Quảng trường Đỏ. Nguồn ảnh: Flickr. Dàn vũ khí tối tân của Nga xuất hiện trong Ngày Chiến Thắng. Nguồn: DW.
Đầu tiên trong danh sách là dòng xe thuộc “gia đình” Armata, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata. Xe T-15 nặng 48 tấn, nặng hơn bất kỳ loại xe tăng nào đang phục vụ trong quân đội Nga, chỉ xếp sau T-14.
Các chuyên gia quân sự Mỹ đã nhận xét rằng, không có mẫu vũ khí nào giống như T-15 của Nga trong biên chế quân đội NATO, loại phương tiện chiến đấu này được xếp ở giữa dòng xe tăng và xe bọc thép chở quân.
T-15 lần đầu xuất hiện trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 chiến thắng phát xít Đức diễn ra vào năm 2015. Xe sử dụng chung khung thân với xe tăng T-14 Armata, nhưng phần tháp pháo thì sử dụng thiết kế khác, trang bị pháo 30mm và các ống phóng tên lửa chống tăng.
Các mẫu T-15 từ năm 2018 được trang bị tháp pháo mới, mang pháo tự động 57mm thay cho pháo tự động 30mm trước đó. So với pháo 30mm, pháo 57mm có hỏa lực mạnh hơn, tầm bắn xa hơn, đảm bảo có thể bắn xuyên mặt trước của các loại xe thiết giáp hiện đại ở cự ly 1 km, và cũng có thể sử dụng cho mục đích phòng không.
Hai bên tháp pháo được trang bị 4 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka-V (2 tên lửa mỗi bên). Tên lửa được dẫn đường bằng sóng vô tuyến và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 6 km.
Vị trí thứ hai thuộc về tổ hợp tên lửa RS-24 Yars, đây là ICBM duy nhất có mặt tại lễ duyệt binh. Tác giả của bài báo lưu ý rằng Yars tồn tại ở cả phiên bản di động và dưới dạng bệ phóng cố định silo. Hệ thống tên lửa này là một sự thay thế cho những tên lửa đạn đạo cũ như Topol và Topol-M.
Về cơ bản, RS-24 Yars giống tên lửa như Topol-M phiên bản Mod 1, ngoại trừ tải trọng của tên lửa đã được nâng cấp để mang nhiều đầu đạn có thể nhắm các mục tiêu độc lập. Mỗi tên lửa được cho là có thể mang tới 4 đầu đạn, mặc dù vẫn chưa rõ công suất tối đa là bao nhiêu.
Các cuộc thử nghiệm tên lửa RS-24 Yars vào năm 2007 được công bố rộng rãi như hành động đáp trả đối với hệ thống lá chắn tên lửa mà Mỹ lên kế hoạch triển khai ở châu Âu. RS-24 Yars đã được triển khai hoạt động từ năm 2010, với hơn 150 bệ phóng hoạt động tính đến năm 2019.
Thứ ba trong danh sách là phương tiện chiến đấu mặt đất không người lái Uran-9, các chuyên gia quân sự xem đây như là một chiếc xe tăng điều khiển từ xa. Uran-9 được thiết kế để hỗ trợ cho các đơn vị chiến đấu, trinh sát và chống khủng bố kết hợp với trinh sát từ xa và hỗ trợ hỏa lực
Uran-9 có nhiệm vụ cung cấp hỏa lực mạnh cho các hoạt động tác chiến đặc biệt, mà bảo đảm gây nguy hiểm đến tính mạng của quân nhân Nga, phương Tây tỏ ra rất kinh ngạc với khả năng của Uranus-9, Nga cũng đã sử dụng hệ thống robot này trong các chiến dịch quân sự ở Syria.
Vị trí thứ tư là tên lửa siêu thanh mới nhất Dagger. Tên lửa lần đầu tiên được trình diễn tại cuộc duyệt binh năm 2018, lần này tên lửa Dagger được lắp đặt trên máy bay chiến đấu MiG-31K bay trong buổi lễ duyệt binh.
Tầm hoạt động, khả năng cơ động và tốc độ “đáng kinh ngạc” của loại vũ khí này là mối đe dọa lớn không chỉ đối với các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, mà còn cả hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây.
Các chuyên gia lưu ý rằng Dagger có thể đạt tốc độ gấp mười lần tốc độ âm thanh và đã được đưa vào thực nghiệm trong các nhiệm vụ chiến đấu, đặc biệt là tại các căn cứ của quân khu phía Nam. Tên lửa có tầm bắn tối đa từ 1.500 đến 2.000 km.
Cuối cùng là tổ hợp S-400 Triumph, đây là “gương mặt” đại diện cho mặt hàng xuất khẩu quân sự cao cấp của Nga. Tổ hợp tên lửa S-400 không chỉ có khả năng tác chiến cao hơn mà còn linh hoạt hơn đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm là S-300.
Bài báo cho biết S-400 có thể sử dụng bốn loại tên lửa khác nhau, đảm bảo hiệu quả tiêu diệt mục tiêu ở cả cự ly ngắn và cự li rất xa. S-400 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu như máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Trong cuộc diễu binh ở Moscow nhân dịp kỷ niệm 76 năm chiến thắng cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, 37 đội duyệt binh, hơn 190 đơn vị quân đội cùng các thiết bị cơ giớ và 76 máy bay của Lực lượng Hàng không Vũ trụ đã tham gia duyệt binh qua Quảng trường Đỏ. Nguồn ảnh: Flickr.
Dàn vũ khí tối tân của Nga xuất hiện trong Ngày Chiến Thắng. Nguồn: DW.