Theo Army Recognition, chương trình tích hợp vũ khí nói trên là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa khả năng chống lại các mục tiêu trên mặt nước bằng tên lửa phóng từ bệ phóng đặt trên xe (GBASM) của Thủy quân lục chiến Mỹ.Hiện lực lượng này đang cần một hệ thống GBASM để đảm nhiệm công tác phòng thủ các căn cứ ven biển cũng như phục vụ học thuyết về chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) được hỗ trợ bởi các tên lửa đối hạm tầm xa.Điểm làm nên sự đặc biệt của gói tích hợp này là tên lửa NSM là ngoài nhiệm vụ chống hạm, vũ khí này cũng có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất nên hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ tác chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ.Tên lửa NSM có thể phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ, cho phép nó tự động bỏ qua các mục tiêu dân sự như tàu cá, tàu hàng... để lựa chọn ra một tàu chiến của đối phương và tấn công phá hủy.NSM có thể được lập trình để tấn công một con tàu đặc biệt, nhận dạng đúng mục tiêu từ hàng loạt những mục tiêu khác trên biển hay trên đất liền.Loại vũ khí này cũng có thể được điều khiển để bỏ qua những mục tiêu đặc biệt, hoặc bay đến một khu vực và tìm kiếm một mục tiêu trong một vùng biển đã định. Nếu không tìm thấy mục tiêu phù hợp, tên lửa sẽ tự hủy trên biển theo cách an toàn nhất.Tên lửa NSM sử dụng cảm biến tia hồng ngoại, thay vì một thiết bị radar chủ động như phần lớn tên lửa đối hạm hiện nay, để định vị nhằm tránh phát ra sóng vô tuyến cũng như vỏ làm bằng chất liệu composite nhằm tránh bị bộc lộ trước các thiết bị điện tử đối phương.Với thiết kế này, ngay cả khi đơn vị tác chiến bị lộ diện trước hệ thống trinh sát thì đối phương cũng không thể phát hiện được đòn tấn công của tên lửa NSM để triển khai biện pháp đối phó.
Theo Army Recognition, chương trình tích hợp vũ khí nói trên là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa khả năng chống lại các mục tiêu trên mặt nước bằng tên lửa phóng từ bệ phóng đặt trên xe (GBASM) của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Hiện lực lượng này đang cần một hệ thống GBASM để đảm nhiệm công tác phòng thủ các căn cứ ven biển cũng như phục vụ học thuyết về chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) được hỗ trợ bởi các tên lửa đối hạm tầm xa.
Điểm làm nên sự đặc biệt của gói tích hợp này là tên lửa NSM là ngoài nhiệm vụ chống hạm, vũ khí này cũng có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất nên hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ tác chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Tên lửa NSM có thể phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ, cho phép nó tự động bỏ qua các mục tiêu dân sự như tàu cá, tàu hàng... để lựa chọn ra một tàu chiến của đối phương và tấn công phá hủy.
NSM có thể được lập trình để tấn công một con tàu đặc biệt, nhận dạng đúng mục tiêu từ hàng loạt những mục tiêu khác trên biển hay trên đất liền.
Loại vũ khí này cũng có thể được điều khiển để bỏ qua những mục tiêu đặc biệt, hoặc bay đến một khu vực và tìm kiếm một mục tiêu trong một vùng biển đã định. Nếu không tìm thấy mục tiêu phù hợp, tên lửa sẽ tự hủy trên biển theo cách an toàn nhất.
Tên lửa NSM sử dụng cảm biến tia hồng ngoại, thay vì một thiết bị radar chủ động như phần lớn tên lửa đối hạm hiện nay, để định vị nhằm tránh phát ra sóng vô tuyến cũng như vỏ làm bằng chất liệu composite nhằm tránh bị bộc lộ trước các thiết bị điện tử đối phương.
Với thiết kế này, ngay cả khi đơn vị tác chiến bị lộ diện trước hệ thống trinh sát thì đối phương cũng không thể phát hiện được đòn tấn công của tên lửa NSM để triển khai biện pháp đối phó.