Yerevan đã đe dọa sử dụng tên lửa "siêu thanh" Iskander-E để ngăn chặn các cuộc tấn công từ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, do vậy Ankara đang "chơi với lửa" bằng cách can thiệp vào cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh.Sau khi nổ ra cuộc đối đầu tiếp theo tại khu vực Kavkav, Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ cử máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16C do Mỹ sản xuất tới Baku để giúp Azerbaijan.Bên cạnh đó còn phải kể đến những báo cáo về việc điều động các chiến binh thánh chiến từ nhiều quốc gia khác nhau đến khu vực do Ankara chỉ định để tham chiến.Đối với Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia thuộc NATO, đây sẽ là hành động can thiệp tích cực thứ ba vào công việc của nước khác trong những năm gần đây."Do đó người Armenia cảm thấy một mối nguy hiểm thực sự và sẽ chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Đơn giản là họ không có lựa chọn nào khác", Đại sứ Armenia tại Moskva - ông Vardan Toganyan trực tiếp phát biểu.Phát biểu của vị đại sứ đã được xác nhận bởi đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Armenia - ông Artsrun Hovhannisyan nói rõ rằng các vũ khí tấn công khác cũng sẽ được triển khai.Có thể chúng ta đang nói về các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM được trang bị tên lửa không đối đất tầm trung Kh-31P (tầm bắn lên đến 110 km) và tên lửa không đối không R-77 có cùng cự ly tác chiến.Cần lưu ý rằng do một số hoàn cảnh nhất định, việc tái vũ trang của không quân Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể diễn ra và những chiếc F-16C nói trên không trải qua quá trình hiện đại hóa.Theo nhiều nguồn tin, tiêm kích F-16C của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ có khả năng sử dụng tên lửa lỗi thời. Vì vậy, chúng thậm chí không thể so sánh với Su-30SM, mặc dù không quân Armenia chỉ được trang bị 4 chiếc.Nhưng vũ khí nguy hiểm nhất của Armenia vẫn là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E, chúng có thể trở thành một phản ứng bất đối xứng từ Armenia trước những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hiện thực hóa mối đe dọa của mình.Tên lửa Iskander-E có thể đạt tốc độ lên tới Mach 7 và gần như không thể bị đánh chặn. Đồng thời việc phát hiện ra vụ phóng, chưa kể bản thân các xe phóng di động là vô cùng khó khăn.Hơn nữa Yerevan có thể sử dụng toàn bộ 48 tên lửa trong biên chế, sẽ vô hiệu hóa tất cả các căn cứ không quân ở Azerbaijan, cũng như một phần của Thổ Nhĩ Kỳ.Đối với Armenia, Iskander-E là một biện pháp răn đe khi họ muốn giảm căng thẳng, bởi vì các nước láng giềng không có hệ thống tấn công tương đương.Mặc dù Armenia rất tự tin với vũ khí của mình, nhưng giới chuyên gia quân sự cũng lưu ý rằng phiên bản Iskander-E của họ có tầm bắn bị rút gọn chỉ còn 280 km so với 500 km ở bản gốc và độ chính xác cũng không bằng.Trong khi đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại sở hữu hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf tối tân của Nga, đủ sức ngăn cản cuộc tấn công lớn bằng Iskander-E từ Armenia, bởi vậy nếu chỉ trông chờ vào vũ khí trên thì có lẽ áp lực của Yerevan là chưa đủ để ép Ankara phải rút lui.
Yerevan đã đe dọa sử dụng tên lửa "siêu thanh" Iskander-E để ngăn chặn các cuộc tấn công từ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, do vậy Ankara đang "chơi với lửa" bằng cách can thiệp vào cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh.
Sau khi nổ ra cuộc đối đầu tiếp theo tại khu vực Kavkav, Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ cử máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16C do Mỹ sản xuất tới Baku để giúp Azerbaijan.
Bên cạnh đó còn phải kể đến những báo cáo về việc điều động các chiến binh thánh chiến từ nhiều quốc gia khác nhau đến khu vực do Ankara chỉ định để tham chiến.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia thuộc NATO, đây sẽ là hành động can thiệp tích cực thứ ba vào công việc của nước khác trong những năm gần đây.
"Do đó người Armenia cảm thấy một mối nguy hiểm thực sự và sẽ chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Đơn giản là họ không có lựa chọn nào khác", Đại sứ Armenia tại Moskva - ông Vardan Toganyan trực tiếp phát biểu.
Phát biểu của vị đại sứ đã được xác nhận bởi đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Armenia - ông Artsrun Hovhannisyan nói rõ rằng các vũ khí tấn công khác cũng sẽ được triển khai.
Có thể chúng ta đang nói về các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM được trang bị tên lửa không đối đất tầm trung Kh-31P (tầm bắn lên đến 110 km) và tên lửa không đối không R-77 có cùng cự ly tác chiến.
Cần lưu ý rằng do một số hoàn cảnh nhất định, việc tái vũ trang của không quân Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể diễn ra và những chiếc F-16C nói trên không trải qua quá trình hiện đại hóa.
Theo nhiều nguồn tin, tiêm kích F-16C của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ có khả năng sử dụng tên lửa lỗi thời. Vì vậy, chúng thậm chí không thể so sánh với Su-30SM, mặc dù không quân Armenia chỉ được trang bị 4 chiếc.
Nhưng vũ khí nguy hiểm nhất của Armenia vẫn là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E, chúng có thể trở thành một phản ứng bất đối xứng từ Armenia trước những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hiện thực hóa mối đe dọa của mình.
Tên lửa Iskander-E có thể đạt tốc độ lên tới Mach 7 và gần như không thể bị đánh chặn. Đồng thời việc phát hiện ra vụ phóng, chưa kể bản thân các xe phóng di động là vô cùng khó khăn.
Hơn nữa Yerevan có thể sử dụng toàn bộ 48 tên lửa trong biên chế, sẽ vô hiệu hóa tất cả các căn cứ không quân ở Azerbaijan, cũng như một phần của Thổ Nhĩ Kỳ.
Đối với Armenia, Iskander-E là một biện pháp răn đe khi họ muốn giảm căng thẳng, bởi vì các nước láng giềng không có hệ thống tấn công tương đương.
Mặc dù Armenia rất tự tin với vũ khí của mình, nhưng giới chuyên gia quân sự cũng lưu ý rằng phiên bản Iskander-E của họ có tầm bắn bị rút gọn chỉ còn 280 km so với 500 km ở bản gốc và độ chính xác cũng không bằng.
Trong khi đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại sở hữu hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf tối tân của Nga, đủ sức ngăn cản cuộc tấn công lớn bằng Iskander-E từ Armenia, bởi vậy nếu chỉ trông chờ vào vũ khí trên thì có lẽ áp lực của Yerevan là chưa đủ để ép Ankara phải rút lui.