Sau sự tan rã của Không quân Afghanistan, Taliban hiện có một “lực lượng không quân” với số trực thăng và máy bay chiến đấu tiên tiến; đồng thời kiểm soát 11 căn cứ quân sự, nhưng liệu họ có phi công và lực lượng kỹ thuật, để sử dụng những chiếc máy bay này không? Sau hai thập kỷ tiến hành "cuộc chiến chống khủng bố", quân đội NATO do Mỹ dẫn đầu, đã rút khỏi Afghanistan. Khi Kabul thất thủ và chính phủ tháo chạy, Taliban đã chiếm các máy bay quân sự của Mỹ bao gồm trực thăng Black Hawks, MD-530; máy bay tấn công A-29, cùng một số trực thăng tấn công Mi-24 của Nga.Ngoài ra còn có thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ, về việc lực lượng Mỹ trước khi rút đi, đã vội vã bỏ lại một số máy bay trực thăng hạng trung Boeing Vertol CH-46 Sea Knight ở Afghanistan. Gần đây nhất, chỉ trong 90 ngày (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2021), Mỹ đã trang bị cho Quân đội và An ninh Quốc gia Afghanistan (ANDSF), 6 máy bay cường kích hạng nhẹ A-29, cùng với một loạt vũ khí mặt đất cho lực lượng trên bộ.Chỉ tính riêng trong tháng 7, Lầu Năm Góc đã đưa khoảng 40 chiếc trực thăng Black Hawks cùng với các máy bay Super Tucano bổ sung trong nỗ lực hỗ trợ Quân đội Quốc gia Afghanistan, nhằm duy trì hậu cần cho các hoạt động quân sự, trước khi Taliban tiếp quản. Những người theo dõi xung đột và các nhà phân tích an ninh thường cho rằng, việc Taliban thiếu sức mạnh không quân là điểm yếu chính của họ, đối với lực lượng an ninh Afghanistan, trong cuộc hành quân tới Phủ Tổng thống.Taliban hiện không còn là một nhóm nổi dậy có vũ trang, mà họ đang trên đà thành lập chính phủ chính thức, có đủ nguồn lực và tài chính để đầu tư vào lực lượng chiến đấu thiện chiến của mình. Các nguồn thông tin cho biết, 23 máy bay cường kích A-29, 4 máy bay chở hàng C-130 và 33 phiên bản quân sự hóa của máy bay Cessna Caravan cho các nhiệm vụ tấn công hạng nhẹ, đã được Không quân Afghanistan sử dụng cho đến khi họ thất thủ trước Taliban.Ngoài ra Không quân Afghanistan còn có 150 máy bay trực thăng, bao gồm các máy bay trực thăng đa năng UH-60 Black Hawk của Mỹ, MD-530 vũ trang; cùng với một số ít trực thăng Mi-17 của Nga, nhưng đã hết niên hạn sử dụng. A-29 Super Tucano là máy bay tấn công cánh quạt hạng nhẹ, được thiết kế cho các hoạt động chống nổi dậy. Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất có trong kho của quân đội Afghanistan.Một câu hỏi được quan tâm đó là, liệu Taliban có thể sử dụng những chiếc máy bay này không? Chắc chắn là được, nhưng trước mắt là ở mức độ hạn chế, do Taliban có thể bắt ép một số phi công thông qua mua chuộc, hoặc chính những phi công người Afghanistan này, sẽ tình nguyện phục vụ dưới lá cờ của Taliban. Tướng Mark Kelly, người đứng đầu Bộ chỉ huy tác chiến trên không của Mỹ, đã giải quyết những lo ngại của công chúng về việc Taliban có được quyền tiếp cận các tài sản trên không của Mỹ. Ông giải thích rằng, công nghệ trên máy bay A-29 và các khí tài khác mà Taliban sở hữu, không phải là công nghệ tối tân.Thậm chí Richard Aboulafia, một nhà phân tích hàng không vũ trụ của Teal Group nói với Defense News rằng, Taliban thậm chí có thể cố gắng bán máy bay Mỹ mà họ đang sở hữu cho Moscow hoặc Bắc Kinh, để thiết kế ngược công nghệ nhạy cảm.Tướng Kelly, tại cuộc họp báo, đã liệt kê một số trở ngại mà Taliban sẽ phải đối mặt, nếu họ cố gắng sử dụng số máy bay này; đó là việc thiếu các khóa đào tạo cần thiết để lái máy bay một cách an toàn và sử dụng được các cảm biến, cũng như triển khai các loại vũ khí đi kèm là một điểm mấu chốt. Tuy nhiên một nhân tố có thể giúp Taliban đó là Nga hoặc Trung Quốc. Có nhiều đồn đoán rằng, giới lãnh đạo Taliban giàu có có thể tiếp cận Bắc Kinh hoặc Moscow để duy trì và sử dụng các khí tài quân sự mới chiếm được của họ. Mặc dù hiện nay, Nga vẫn phủ nhận mối quan hệ với Taliban. Mick Mulroy, người từng là phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về khu vực Trung Đông, trong thời chính quyền Trump đã chia sẻ những lo ngại này với Tạp chí Foreign Policy: "Những gì họ sẽ làm, là thuê các nhà thầu Nga ngay bây giờ, để họ có thể sử dụng số máy bay của mình".Hiện nay lực lượng lính đánh thuê "cao cấp" của Nga đã có mặt ở nhiều khu vực xung đột, từ Ukraine, Libya, Syria đến Cộng hòa Trung Phi, Sudan, và có thể nhiều hơn nữa. Sự hiện diện của Nga ở Afghanistan, trong việc hỗ trợ và huấn luyện Taliban cũng tương đồng với chiến dịch "Cơn lốc" của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA vào thập niên 1980, đã tổ chức đã tài trợ và vũ trang cho lực lượng Mujahideen Afghanistan, để quấy rối lực lượng Liên Xô, trong thời gian họ đóng quân tại đây. Mỹ đã hỗ trợ người Afghanistan trong việc lật đổ Liên Xô, bây giờ với việc Mỹ ra đi, có lẽ Nga có thể sẽ có được những mảnh ghép trong cuộc chơi tuyệt vời của mình; lần này bằng cách sử dụng các nhà thầu quân sự tư nhân của Nga, để duy trì cỗ máy quân sự đang phát triển của Taliban. Nguồn ảnh: Pinterest. Mỹ từng cố sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất nhằm hủy diệt Taliban nhưng không thành công. Nguồn ảnh: QPVN.
Sau sự tan rã của Không quân Afghanistan, Taliban hiện có một “lực lượng không quân” với số trực thăng và máy bay chiến đấu tiên tiến; đồng thời kiểm soát 11 căn cứ quân sự, nhưng liệu họ có phi công và lực lượng kỹ thuật, để sử dụng những chiếc máy bay này không?
Sau hai thập kỷ tiến hành "cuộc chiến chống khủng bố", quân đội NATO do Mỹ dẫn đầu, đã rút khỏi Afghanistan. Khi Kabul thất thủ và chính phủ tháo chạy, Taliban đã chiếm các máy bay quân sự của Mỹ bao gồm trực thăng Black Hawks, MD-530; máy bay tấn công A-29, cùng một số trực thăng tấn công Mi-24 của Nga.
Ngoài ra còn có thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ, về việc lực lượng Mỹ trước khi rút đi, đã vội vã bỏ lại một số máy bay trực thăng hạng trung Boeing Vertol CH-46 Sea Knight ở Afghanistan.
Gần đây nhất, chỉ trong 90 ngày (từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2021), Mỹ đã trang bị cho Quân đội và An ninh Quốc gia Afghanistan (ANDSF), 6 máy bay cường kích hạng nhẹ A-29, cùng với một loạt vũ khí mặt đất cho lực lượng trên bộ.
Chỉ tính riêng trong tháng 7, Lầu Năm Góc đã đưa khoảng 40 chiếc trực thăng Black Hawks cùng với các máy bay Super Tucano bổ sung trong nỗ lực hỗ trợ Quân đội Quốc gia Afghanistan, nhằm duy trì hậu cần cho các hoạt động quân sự, trước khi Taliban tiếp quản.
Những người theo dõi xung đột và các nhà phân tích an ninh thường cho rằng, việc Taliban thiếu sức mạnh không quân là điểm yếu chính của họ, đối với lực lượng an ninh Afghanistan, trong cuộc hành quân tới Phủ Tổng thống.
Taliban hiện không còn là một nhóm nổi dậy có vũ trang, mà họ đang trên đà thành lập chính phủ chính thức, có đủ nguồn lực và tài chính để đầu tư vào lực lượng chiến đấu thiện chiến của mình.
Các nguồn thông tin cho biết, 23 máy bay cường kích A-29, 4 máy bay chở hàng C-130 và 33 phiên bản quân sự hóa của máy bay Cessna Caravan cho các nhiệm vụ tấn công hạng nhẹ, đã được Không quân Afghanistan sử dụng cho đến khi họ thất thủ trước Taliban.
Ngoài ra Không quân Afghanistan còn có 150 máy bay trực thăng, bao gồm các máy bay trực thăng đa năng UH-60 Black Hawk của Mỹ, MD-530 vũ trang; cùng với một số ít trực thăng Mi-17 của Nga, nhưng đã hết niên hạn sử dụng.
A-29 Super Tucano là máy bay tấn công cánh quạt hạng nhẹ, được thiết kế cho các hoạt động chống nổi dậy. Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất có trong kho của quân đội Afghanistan.
Một câu hỏi được quan tâm đó là, liệu Taliban có thể sử dụng những chiếc máy bay này không? Chắc chắn là được, nhưng trước mắt là ở mức độ hạn chế, do Taliban có thể bắt ép một số phi công thông qua mua chuộc, hoặc chính những phi công người Afghanistan này, sẽ tình nguyện phục vụ dưới lá cờ của Taliban.
Tướng Mark Kelly, người đứng đầu Bộ chỉ huy tác chiến trên không của Mỹ, đã giải quyết những lo ngại của công chúng về việc Taliban có được quyền tiếp cận các tài sản trên không của Mỹ. Ông giải thích rằng, công nghệ trên máy bay A-29 và các khí tài khác mà Taliban sở hữu, không phải là công nghệ tối tân.
Thậm chí Richard Aboulafia, một nhà phân tích hàng không vũ trụ của Teal Group nói với Defense News rằng, Taliban thậm chí có thể cố gắng bán máy bay Mỹ mà họ đang sở hữu cho Moscow hoặc Bắc Kinh, để thiết kế ngược công nghệ nhạy cảm.
Tướng Kelly, tại cuộc họp báo, đã liệt kê một số trở ngại mà Taliban sẽ phải đối mặt, nếu họ cố gắng sử dụng số máy bay này; đó là việc thiếu các khóa đào tạo cần thiết để lái máy bay một cách an toàn và sử dụng được các cảm biến, cũng như triển khai các loại vũ khí đi kèm là một điểm mấu chốt.
Tuy nhiên một nhân tố có thể giúp Taliban đó là Nga hoặc Trung Quốc. Có nhiều đồn đoán rằng, giới lãnh đạo Taliban giàu có có thể tiếp cận Bắc Kinh hoặc Moscow để duy trì và sử dụng các khí tài quân sự mới chiếm được của họ. Mặc dù hiện nay, Nga vẫn phủ nhận mối quan hệ với Taliban.
Mick Mulroy, người từng là phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về khu vực Trung Đông, trong thời chính quyền Trump đã chia sẻ những lo ngại này với Tạp chí Foreign Policy: "Những gì họ sẽ làm, là thuê các nhà thầu Nga ngay bây giờ, để họ có thể sử dụng số máy bay của mình".
Hiện nay lực lượng lính đánh thuê "cao cấp" của Nga đã có mặt ở nhiều khu vực xung đột, từ Ukraine, Libya, Syria đến Cộng hòa Trung Phi, Sudan, và có thể nhiều hơn nữa.
Sự hiện diện của Nga ở Afghanistan, trong việc hỗ trợ và huấn luyện Taliban cũng tương đồng với chiến dịch "Cơn lốc" của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA vào thập niên 1980, đã tổ chức đã tài trợ và vũ trang cho lực lượng Mujahideen Afghanistan, để quấy rối lực lượng Liên Xô, trong thời gian họ đóng quân tại đây.
Mỹ đã hỗ trợ người Afghanistan trong việc lật đổ Liên Xô, bây giờ với việc Mỹ ra đi, có lẽ Nga có thể sẽ có được những mảnh ghép trong cuộc chơi tuyệt vời của mình; lần này bằng cách sử dụng các nhà thầu quân sự tư nhân của Nga, để duy trì cỗ máy quân sự đang phát triển của Taliban. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mỹ từng cố sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất nhằm hủy diệt Taliban nhưng không thành công. Nguồn ảnh: QPVN.