Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, dẫn lời Thông tấn xã Quốc gia Ukraine đưa tin, ngày 10/10 theo giờ địa phương, do phát hiện máy bay chiến đấu MiG-31K của Nga cất cánh, Ukraine đã phát đi tín hiệu cảnh báo phòng không trên toàn quốc.Lý do Ukraine sợ MiG-31K đến vậy là vì tiêm kích này có thể mang tên lửa siêu thanh Kinzhal (tên khác là Dagger – Dao găm). Từ quan điểm này, các cuộc không kích kéo dài của quân đội Nga vào các mục tiêu quan trọng trên khắp lãnh thổ Ukraine, đã biến Ukraine thành một con chim sợ hãi.Mặc dù vậy, việc toàn lãnh thổ Ukraine hú còi phòng không, sau khi hoảng sợ trước việc máy bay chiến đấu Nga cất cánh như ngày 10/10 là tương đối hiếm. Điều đó cũng cho thấy, quân đội Ukraine đang vô cùng sợ hãi trước chiếc máy bay chiến đấu mang tên lửa siêu thanh này.Trên thực tế, MiG-31K Nga không phải là chìa khóa gây hoảng loạn ở Ukraine. Xét cho cùng, loại máy bay chiến đấu đã 40 năm tuổi này đã được sử dụng vài chục năm qua, mặc dù đã được nâng cấp và sửa đổi nhiều lần.Trên thực tế, ngoại trừ tốc độ vượt trội thì các hiệu suất khác của MiG-31K cũng không có gì nổi bật. Điều mà người Ukraine thực sự lo sợ chính là “con dao găm” sắc bén mang dưới bụng chiếc máy bay siêu thanh này.Tên lửa phóng từ trên không Kinzhal (Dagger) do Nga phát triển, là loại tên lửa siêu vượt thanh, có tầm bắn hơn 2.000 km. Tốc độ bay nước rút tối đa của nó có thể đạt tới Mach 10 (bằng 10 lần tốc độ âm thanh thông thường), nên không có vũ khí nào có thể đánh chặn.Kinzhal cũng là tên lửa siêu thanh đầu tiên trên thế giới được đưa vào thực chiến, không chỉ có độ chính xác cực cao, mà còn có thể đạt được khả năng thay đổi quỹ đạo cơ động trong quá trình bay, khiến vũ khí phòng không khó đánh chặn.Quan trọng hơn, tên lửa siêu thanh này còn có thể mang đầu đạn hạt nhân, biến nó thành con át chủ bài của Nga trong việc ngăn chặn các mục tiêu có giá trị cao của NATO.Do chiều dài của tên lửa Kinzhal là khoảng 7,7 mét và đường kính của tên lửa khoảng 1 mét, nên cần có một bệ phóng đủ lớn để mang và phóng. Ngoài máy bay ném bom, nhìn vào tất cả các máy bay chiến đấu của Nga, có lẽ chỉ có máy bay đánh chặn hạng nặng như MiG-31K mới có thể mang phóng được loại tên lửa này.Dù MiG-31K chỉ có thể mang theo một tên lửa Kinzhal, nhưng nó vẫn để lại những cơn ác mộng bất tận cho Ukraine, khi những mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Ukraine đều là mục tiêu của nó, kể cả bệ phóng tên lửa phòng không Patriot mà Mỹ viện trợ. Sự bùng nổ của xung đột Nga-Ukraine đã mang lại cho tên lửa Kinzhal vinh dự trở thành tên lửa siêu thanh đầu tiên trên thế giới được sử dụng trong chiến đấu thực tế. Mặc dù do chi phí và quy mô trang bị, nên quân đội Nga hiếm khi sử dụng tên lửa Kinzhal để tấn công các mục tiêu của Ukraine trong các hoạt động quân sự đặc biệt. Nhưng chỉ trong một vài trận chiến thực tế, nó đã cho thấy khả năng khác biệt so với tên lửa truyền thống, để lại ấn tượng sâu sắc với thế giới bên ngoài. Ukraine trước đó từng tuyên bố sử dụng hệ thống phòng không Patriot-3 do Mỹ viện trợ để bắn hạ tên lửa Kinzhal, nhưng hoàn toàn không đưa ra được minh chứng thuyết phục. Ngay cả tên lửa Kh-22, Ukraine cũng chưa bao giờ có cơ hội bắn hạ, chứ đừng nói đến tên lửa siêu thanh Kinzhal. Câu hỏi đặt ra là Ukraine liên tiếp thông báo bắn hạ nhiều tên lửa siêu thanh Kinzhal, nhưng tại sao loại tên lửa này lại gây áp lực tâm lý rất lớn cho Ukraine, đến mức sau khi phát hiện MiG-31K cất cánh, họ đã còi báo động phòng không khắp cả nước?Câu trả lời chính là hoạt động tác chiến thực tế của tên lửa Kinzhal, đã gây áp lực khủng khiếp cho Ukraine. Suy cho cùng, một khi chiếc máy bay chiến đấu này được lệnh mang bom cất cánh, đồng nghĩa với việc một mục tiêu nào đó ở Ukraine sẽ phải gánh chịu cơn ác mộng. Theo các nhà phân tích cho rằng, việc Nga sử dụng tên lửa Kinzhal tấn công các mục tiêu của Ukraine là hành động “mang dao mổ trâu để giết gà” và rõ ràng, một khi mục tiêu của Ukraine bị tên lửa này nhắm tới, tất cả những gì có thể làm là cầu mong “con dao găm” trật mục tiêu.
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, dẫn lời Thông tấn xã Quốc gia Ukraine đưa tin, ngày 10/10 theo giờ địa phương, do phát hiện máy bay chiến đấu MiG-31K của Nga cất cánh, Ukraine đã phát đi tín hiệu cảnh báo phòng không trên toàn quốc.
Lý do Ukraine sợ MiG-31K đến vậy là vì tiêm kích này có thể mang tên lửa siêu thanh Kinzhal (tên khác là Dagger – Dao găm). Từ quan điểm này, các cuộc không kích kéo dài của quân đội Nga vào các mục tiêu quan trọng trên khắp lãnh thổ Ukraine, đã biến Ukraine thành một con chim sợ hãi.
Mặc dù vậy, việc toàn lãnh thổ Ukraine hú còi phòng không, sau khi hoảng sợ trước việc máy bay chiến đấu Nga cất cánh như ngày 10/10 là tương đối hiếm. Điều đó cũng cho thấy, quân đội Ukraine đang vô cùng sợ hãi trước chiếc máy bay chiến đấu mang tên lửa siêu thanh này.
Trên thực tế, MiG-31K Nga không phải là chìa khóa gây hoảng loạn ở Ukraine. Xét cho cùng, loại máy bay chiến đấu đã 40 năm tuổi này đã được sử dụng vài chục năm qua, mặc dù đã được nâng cấp và sửa đổi nhiều lần.
Trên thực tế, ngoại trừ tốc độ vượt trội thì các hiệu suất khác của MiG-31K cũng không có gì nổi bật. Điều mà người Ukraine thực sự lo sợ chính là “con dao găm” sắc bén mang dưới bụng chiếc máy bay siêu thanh này.
Tên lửa phóng từ trên không Kinzhal (Dagger) do Nga phát triển, là loại tên lửa siêu vượt thanh, có tầm bắn hơn 2.000 km. Tốc độ bay nước rút tối đa của nó có thể đạt tới Mach 10 (bằng 10 lần tốc độ âm thanh thông thường), nên không có vũ khí nào có thể đánh chặn.
Kinzhal cũng là tên lửa siêu thanh đầu tiên trên thế giới được đưa vào thực chiến, không chỉ có độ chính xác cực cao, mà còn có thể đạt được khả năng thay đổi quỹ đạo cơ động trong quá trình bay, khiến vũ khí phòng không khó đánh chặn.
Quan trọng hơn, tên lửa siêu thanh này còn có thể mang đầu đạn hạt nhân, biến nó thành con át chủ bài của Nga trong việc ngăn chặn các mục tiêu có giá trị cao của NATO.
Do chiều dài của tên lửa Kinzhal là khoảng 7,7 mét và đường kính của tên lửa khoảng 1 mét, nên cần có một bệ phóng đủ lớn để mang và phóng. Ngoài máy bay ném bom, nhìn vào tất cả các máy bay chiến đấu của Nga, có lẽ chỉ có máy bay đánh chặn hạng nặng như MiG-31K mới có thể mang phóng được loại tên lửa này.
Dù MiG-31K chỉ có thể mang theo một tên lửa Kinzhal, nhưng nó vẫn để lại những cơn ác mộng bất tận cho Ukraine, khi những mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Ukraine đều là mục tiêu của nó, kể cả bệ phóng tên lửa phòng không Patriot mà Mỹ viện trợ.
Sự bùng nổ của xung đột Nga-Ukraine đã mang lại cho tên lửa Kinzhal vinh dự trở thành tên lửa siêu thanh đầu tiên trên thế giới được sử dụng trong chiến đấu thực tế.
Mặc dù do chi phí và quy mô trang bị, nên quân đội Nga hiếm khi sử dụng tên lửa Kinzhal để tấn công các mục tiêu của Ukraine trong các hoạt động quân sự đặc biệt. Nhưng chỉ trong một vài trận chiến thực tế, nó đã cho thấy khả năng khác biệt so với tên lửa truyền thống, để lại ấn tượng sâu sắc với thế giới bên ngoài.
Ukraine trước đó từng tuyên bố sử dụng hệ thống phòng không Patriot-3 do Mỹ viện trợ để bắn hạ tên lửa Kinzhal, nhưng hoàn toàn không đưa ra được minh chứng thuyết phục. Ngay cả tên lửa Kh-22, Ukraine cũng chưa bao giờ có cơ hội bắn hạ, chứ đừng nói đến tên lửa siêu thanh Kinzhal.
Câu hỏi đặt ra là Ukraine liên tiếp thông báo bắn hạ nhiều tên lửa siêu thanh Kinzhal, nhưng tại sao loại tên lửa này lại gây áp lực tâm lý rất lớn cho Ukraine, đến mức sau khi phát hiện MiG-31K cất cánh, họ đã còi báo động phòng không khắp cả nước?
Câu trả lời chính là hoạt động tác chiến thực tế của tên lửa Kinzhal, đã gây áp lực khủng khiếp cho Ukraine. Suy cho cùng, một khi chiếc máy bay chiến đấu này được lệnh mang bom cất cánh, đồng nghĩa với việc một mục tiêu nào đó ở Ukraine sẽ phải gánh chịu cơn ác mộng.
Theo các nhà phân tích cho rằng, việc Nga sử dụng tên lửa Kinzhal tấn công các mục tiêu của Ukraine là hành động “mang dao mổ trâu để giết gà” và rõ ràng, một khi mục tiêu của Ukraine bị tên lửa này nhắm tới, tất cả những gì có thể làm là cầu mong “con dao găm” trật mục tiêu.