Nhìn từ bề ngoài, những thông tin về việc Ukraine chặn được quân Nga không phải là không có lý, nhất là mấy ngày gần đây, Quân đội Nga quả thực đã có những thiệt hại đầu tiên và không thể thắng áp đảo được những đơn vị chiến đấu hạng nặng của Quân đội Ukraine và những nơi quan trọng về mặt chiến lược. Và dường như Kyiv, thủ đô của Ukraine, vốn đã thường xuyên bị chiến tranh tàn phá trước đây, Quân đội Nga đã không thể đạt được tiến bộ gì trong mấy ngày vừa qua. Nhưng tình hình có thực sự như vậy?Mặc dù cuộc xung đột Nga-Ukraine được gọi là “cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên được phát trực tiếp trên mạng xã hội”; nhưng nếu quan sát kỹ các nguồn thông tin chiến trường, có thể nhận định rằng, các video khác nhau đang lưu hành trên Internet, không chỉ rất phân tán, mà còn gần như không có trận chiến nào trên tiền tuyến.Nếu chỉ xem những đoạn video này, có vẻ như chỉ có hai bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine là thường dân Ukraine và quân đội Nga. Còn không thấy bóng dáng Quân đội Ukraine ở đâu.Theo quan điểm của giới phân tích quân sự, những thông tin về tình hình chiến trường của cả hai bên được phát trên mạng xã hội, dựa vào đó để phán đoán diễn biến của cuộc chiến, thực ra là rất ít thông tin hữu ích, mà thế giới bên ngoài biết được.Trên thực tế, Quân đội Nga giữ bí mật rất cao về việc di chuyển và triển khai quân của mình và thế giới bên ngoài vẫn chưa bao giờ hiểu được về hành động của Quân đội Nga.Do đó, dưới sự bao phủ của màn “sương mù chiến trường” hiện nay, có thể hơi sớm để vội vàng kết luận rằng, “tốc độ tiến quân của quân đội Nga là chậm”.Cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, trong suy nghĩ của nhiều người, là cuộc chiến áp đảo của liên quân Mỹ - Anh, cuộc tấn công kéo dài từ 20/3 đến 15/4. Trong đó nổi tiếng là trận Basra, Quân đội Anh bắt đầu bao vây Basra từ ngày 21/3, nhưng phải đến ngày 6/4 mới tuyên bố chiếm đóng thành phố lớn thứ hai ở Iraq.Để so sánh, mới chỉ hơn một tuần kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine từ ngày 24/2. Hơn nữa, diện tích đất của Ukraine bằng gần một nửa của Iraq. Quân đội Ukraine cũng được trang bị tốt hơn quân đội Iraq, vốn đã bị trừng phạt liên miên từ phương Tây từ hàng chục năm trước đó.Vì vậy, kết quả chiến đấu của quân đội Nga trên chiến trường như thế nào? Chúng ta phải bình tĩnh chờ thêm mới có thể kết luận. Giới chuyên gia cho rằng, lý do khiến mặt trận Kyiv được mong đợi nhiều chưa bắt đầu, một mặt là do quân đội Nga vẫn lo ngại, bởi họ đang “cố gắng tránh gây hại cho dân thường” và “không phá hủy thành phố lịch sử này”.Chính vì những lý do đó, dẫn đến nhiều hoạt động quân sự khó khăn. Việc triển khai thực sự bị ảnh hưởng về tốc độ tiến công của chiến trường. Mặt khác, Nga cũng đang cố gắng tập trung hậu cần và binh lực càng nhiều càng tốt.Những khó khăn nào của Quân đội Nga, khi chiếm Kyiv? Đó chính là phải đối mặt với giao tranh đường phố, đặc biệt là cuộc tấn công vào một thành phố lớn như Kyiv với dân số 3 triệu dân, đòi hỏi sự chuẩn bị rất phức tạp.Hãy lấy chiến tranh Iraq làm ví dụ. Trong trận Fallujah lần thứ hai vào năm 2004, để loại bỏ các lực lượng vũ trang chống Mỹ tập trung tại thành phố Fallujah (miền tây Iraq), quân đội Mỹ đã phát động “trận đánh đường phố đô thị lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Việt Nam”, kết hợp với quân chính phủ Iraq thân Mỹ. Trong quá trình chuẩn bị cho chiến tranh, sau cuộc bán bao vây Fallujah, quân đội Mỹ đầu tiên yêu cầu dân thường địa phương rời khỏi thành phố, để tránh tác động của chiến tranh, thông qua phát thanh tuyên truyền kéo dài trong vài tuần.Sau đó quân đội Mỹ tập hợp lực lượng hơn 12.000 quân và bắt đầu tiến vào thành phố Fallujah dưới sự yểm trợ của một số lượng lớn xe tăng và máy bay chiến đấu. Tổng số lực lượng chống Mỹ trong thành phố Fallujah chỉ có khoảng hơn 2.000 người.Điều đáng chú ý là trong giao tranh đường phố, khi Quân đội Mỹ gặp phải sự kháng cự của đối phương, họ thường không trực tiếp tấn công, mà gọi pháo binh hoặc không quân yểm trợ từ phía sau; khi cảm thấy đối phương không còn khả năng chống cự, họ mới tiến lên. Mặc dù vậy, trong trận Fallujah thứ hai đã diễn ra từ ngày 7/11 đến ngày 23/12. Sau khi tung ra 540 cuộc không kích và bắn hàng chục nghìn quả đạn pháo, tên lửa và bom, quân đội Mỹ vẫn trả giá đắt, khi có 82 người chết và 1.100 người bị thương.Có thể rút ra từ trận Fallujah lần thứ hai rằng, quân đội Nga hiện đang chuẩn bị cho các cuộc giao tranh trên đường phố theo thông lệ này, bao gồm cả việc tăng quân quy mô lớn tới Kyiv, nhằm giành được lợi thế quân sự lớn hơn (để kiểm soát một thành phố lớn nhiều ngõ ngách như Kyiv, ưu thế quân số là đặc biệt quan trọng). Trong chiến tranh đô thị, việc làm chủ ưu thế trên không, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tấn công không đối đất; bên cạnh đó, khả năng giám sát và tình báo trên không cũng có ý nghĩa lớn, đối với các cuộc chiến hỗn loạn trên đường phố. Do vậy việc sơ tán thường dân Kyiv càng sớm càng tốt, v.v.Tuy nhiên so với quân đội Mỹ trong trận Fallujah lần thứ hai, tình hình quân đội Nga phải đối mặt còn tồi tệ hơn rất nhiều; do thành phố Kyiv không chỉ có diện tích rộng hơn, nhiều nhà cao tầng bê tông cốt thép hơn, mà còn nhiều dân thường hơn.Ngoài ra vũ khí chống tăng trong tay các lực lượng vũ trang chống Mỹ khi đó, ít có sức đe dọa đối với xe tăng chiến đấu chủ lực M1 của Mỹ, vốn được bảo vệ đặc biệt. Còn hiện nay vũ khí chống tăng của Quân đội Ukraine như tên lửa Javelin, đủ để tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào đang hoạt động trong Quân đội Nga.Ngoài ra, với khả năng truyền thông “áp đảo” của Mỹ và phương Tây, nên hầu hết tất cả những người Iraq bị giết ở Fallujah, đều được xếp vào “lực lượng vũ trang chống Mỹ” và quân đội Mỹ có thể tránh được những cáo buộc của thế giới là “giết người vô tội một cách bừa bãi”. Nhưng trong những năm gần đây, theo kết quả điều tra của một số tổ chức của Mỹ, một số lượng lớn thương vong dân sự đã xảy ra trong các hoạt động của Quân đội Mỹ, trong cuộc chiến tại Iraq năm 2003.Rõ ràng Quân đội Nga không thể được hưởng quyền "miễn trừ" như vậy trong cuộc xung đột Nga-Ukraine này. Có thể dự đoán, thương vong của dân thường trong cuộc giao tranh trên đường phố bi thảm, sẽ khiến Quân đội Nga bị chỉ trích nặng nề hơn. Nguồn ảnh: Telegram.Chính vì có quá nhiều yếu tố bất lợi trong cuộc vây hãm Kyiv, mà quân đội Nga đã không thể nhanh chóng mở cuộc tấn công nhằm vào Kyiv; một mặt họ vẫn tiếp tục điều động quân số, tích lũy đạn dược, chuẩn bị cho một cuộc chiến trên đường phố; mặt khác họ mở hướng chiến lược mới.
Nhìn từ bề ngoài, những thông tin về việc Ukraine chặn được quân Nga không phải là không có lý, nhất là mấy ngày gần đây, Quân đội Nga quả thực đã có những thiệt hại đầu tiên và không thể thắng áp đảo được những đơn vị chiến đấu hạng nặng của Quân đội Ukraine và những nơi quan trọng về mặt chiến lược.
Và dường như Kyiv, thủ đô của Ukraine, vốn đã thường xuyên bị chiến tranh tàn phá trước đây, Quân đội Nga đã không thể đạt được tiến bộ gì trong mấy ngày vừa qua. Nhưng tình hình có thực sự như vậy?
Mặc dù cuộc xung đột Nga-Ukraine được gọi là “cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên được phát trực tiếp trên mạng xã hội”; nhưng nếu quan sát kỹ các nguồn thông tin chiến trường, có thể nhận định rằng, các video khác nhau đang lưu hành trên Internet, không chỉ rất phân tán, mà còn gần như không có trận chiến nào trên tiền tuyến.
Nếu chỉ xem những đoạn video này, có vẻ như chỉ có hai bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine là thường dân Ukraine và quân đội Nga. Còn không thấy bóng dáng Quân đội Ukraine ở đâu.
Theo quan điểm của giới phân tích quân sự, những thông tin về tình hình chiến trường của cả hai bên được phát trên mạng xã hội, dựa vào đó để phán đoán diễn biến của cuộc chiến, thực ra là rất ít thông tin hữu ích, mà thế giới bên ngoài biết được.
Trên thực tế, Quân đội Nga giữ bí mật rất cao về việc di chuyển và triển khai quân của mình và thế giới bên ngoài vẫn chưa bao giờ hiểu được về hành động của Quân đội Nga.
Do đó, dưới sự bao phủ của màn “sương mù chiến trường” hiện nay, có thể hơi sớm để vội vàng kết luận rằng, “tốc độ tiến quân của quân đội Nga là chậm”.
Cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, trong suy nghĩ của nhiều người, là cuộc chiến áp đảo của liên quân Mỹ - Anh, cuộc tấn công kéo dài từ 20/3 đến 15/4. Trong đó nổi tiếng là trận Basra, Quân đội Anh bắt đầu bao vây Basra từ ngày 21/3, nhưng phải đến ngày 6/4 mới tuyên bố chiếm đóng thành phố lớn thứ hai ở Iraq.
Để so sánh, mới chỉ hơn một tuần kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine từ ngày 24/2. Hơn nữa, diện tích đất của Ukraine bằng gần một nửa của Iraq. Quân đội Ukraine cũng được trang bị tốt hơn quân đội Iraq, vốn đã bị trừng phạt liên miên từ phương Tây từ hàng chục năm trước đó.
Vì vậy, kết quả chiến đấu của quân đội Nga trên chiến trường như thế nào? Chúng ta phải bình tĩnh chờ thêm mới có thể kết luận. Giới chuyên gia cho rằng, lý do khiến mặt trận Kyiv được mong đợi nhiều chưa bắt đầu, một mặt là do quân đội Nga vẫn lo ngại, bởi họ đang “cố gắng tránh gây hại cho dân thường” và “không phá hủy thành phố lịch sử này”.
Chính vì những lý do đó, dẫn đến nhiều hoạt động quân sự khó khăn. Việc triển khai thực sự bị ảnh hưởng về tốc độ tiến công của chiến trường. Mặt khác, Nga cũng đang cố gắng tập trung hậu cần và binh lực càng nhiều càng tốt.
Những khó khăn nào của Quân đội Nga, khi chiếm Kyiv? Đó chính là phải đối mặt với giao tranh đường phố, đặc biệt là cuộc tấn công vào một thành phố lớn như Kyiv với dân số 3 triệu dân, đòi hỏi sự chuẩn bị rất phức tạp.
Hãy lấy chiến tranh Iraq làm ví dụ. Trong trận Fallujah lần thứ hai vào năm 2004, để loại bỏ các lực lượng vũ trang chống Mỹ tập trung tại thành phố Fallujah (miền tây Iraq), quân đội Mỹ đã phát động “trận đánh đường phố đô thị lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Việt Nam”, kết hợp với quân chính phủ Iraq thân Mỹ.
Trong quá trình chuẩn bị cho chiến tranh, sau cuộc bán bao vây Fallujah, quân đội Mỹ đầu tiên yêu cầu dân thường địa phương rời khỏi thành phố, để tránh tác động của chiến tranh, thông qua phát thanh tuyên truyền kéo dài trong vài tuần.
Sau đó quân đội Mỹ tập hợp lực lượng hơn 12.000 quân và bắt đầu tiến vào thành phố Fallujah dưới sự yểm trợ của một số lượng lớn xe tăng và máy bay chiến đấu. Tổng số lực lượng chống Mỹ trong thành phố Fallujah chỉ có khoảng hơn 2.000 người.
Điều đáng chú ý là trong giao tranh đường phố, khi Quân đội Mỹ gặp phải sự kháng cự của đối phương, họ thường không trực tiếp tấn công, mà gọi pháo binh hoặc không quân yểm trợ từ phía sau; khi cảm thấy đối phương không còn khả năng chống cự, họ mới tiến lên.
Mặc dù vậy, trong trận Fallujah thứ hai đã diễn ra từ ngày 7/11 đến ngày 23/12. Sau khi tung ra 540 cuộc không kích và bắn hàng chục nghìn quả đạn pháo, tên lửa và bom, quân đội Mỹ vẫn trả giá đắt, khi có 82 người chết và 1.100 người bị thương.
Có thể rút ra từ trận Fallujah lần thứ hai rằng, quân đội Nga hiện đang chuẩn bị cho các cuộc giao tranh trên đường phố theo thông lệ này, bao gồm cả việc tăng quân quy mô lớn tới Kyiv, nhằm giành được lợi thế quân sự lớn hơn (để kiểm soát một thành phố lớn nhiều ngõ ngách như Kyiv, ưu thế quân số là đặc biệt quan trọng).
Trong chiến tranh đô thị, việc làm chủ ưu thế trên không, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tấn công không đối đất; bên cạnh đó, khả năng giám sát và tình báo trên không cũng có ý nghĩa lớn, đối với các cuộc chiến hỗn loạn trên đường phố. Do vậy việc sơ tán thường dân Kyiv càng sớm càng tốt, v.v.
Tuy nhiên so với quân đội Mỹ trong trận Fallujah lần thứ hai, tình hình quân đội Nga phải đối mặt còn tồi tệ hơn rất nhiều; do thành phố Kyiv không chỉ có diện tích rộng hơn, nhiều nhà cao tầng bê tông cốt thép hơn, mà còn nhiều dân thường hơn.
Ngoài ra vũ khí chống tăng trong tay các lực lượng vũ trang chống Mỹ khi đó, ít có sức đe dọa đối với xe tăng chiến đấu chủ lực M1 của Mỹ, vốn được bảo vệ đặc biệt. Còn hiện nay vũ khí chống tăng của Quân đội Ukraine như tên lửa Javelin, đủ để tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào đang hoạt động trong Quân đội Nga.
Ngoài ra, với khả năng truyền thông “áp đảo” của Mỹ và phương Tây, nên hầu hết tất cả những người Iraq bị giết ở Fallujah, đều được xếp vào “lực lượng vũ trang chống Mỹ” và quân đội Mỹ có thể tránh được những cáo buộc của thế giới là “giết người vô tội một cách bừa bãi”.
Nhưng trong những năm gần đây, theo kết quả điều tra của một số tổ chức của Mỹ, một số lượng lớn thương vong dân sự đã xảy ra trong các hoạt động của Quân đội Mỹ, trong cuộc chiến tại Iraq năm 2003.
Rõ ràng Quân đội Nga không thể được hưởng quyền "miễn trừ" như vậy trong cuộc xung đột Nga-Ukraine này. Có thể dự đoán, thương vong của dân thường trong cuộc giao tranh trên đường phố bi thảm, sẽ khiến Quân đội Nga bị chỉ trích nặng nề hơn. Nguồn ảnh: Telegram.
Chính vì có quá nhiều yếu tố bất lợi trong cuộc vây hãm Kyiv, mà quân đội Nga đã không thể nhanh chóng mở cuộc tấn công nhằm vào Kyiv; một mặt họ vẫn tiếp tục điều động quân số, tích lũy đạn dược, chuẩn bị cho một cuộc chiến trên đường phố; mặt khác họ mở hướng chiến lược mới.