Việc tàu ngầm của các quốc gia ra khơi là chuyện thường, nhưng lần này được báo chí phương Tây “đưa tin rầm rộ”. Bởi sự "biến mất" của Belgorod, được biết đến là tàu ngầm “ngày tận thế” trong quân đội Nga.Và chiếc tàu ngầm hạt nhân mang vũ khí hạt nhân với công suất cỡ Gigaton, tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT này, một khi được khai hỏa, sẽ đủ sức nhấn chìm cả một lục địa. Hãng tin Pháp AFP ngày 6/10 đưa tin, cách đây vài ngày, tàu ngầm hạt nhân Belgorod (K-329), chỉ mới đi vào biên chế chính thức trong Hải quân Nga được vài tháng, đã "biến mất" dưới các phương tiện trinh sát hiện đại của người Mỹ.Cách đây không lâu, một vệ tinh của Mỹ phát hiện chiếc tàu ngầm Belgorod đã âm thầm biến mất khỏi căn cứ Severodvinsk ở cảng quê nhà; điều này đã thu hút sự chú ý lớn từ phía Mỹ. Dù gì thì đây cũng chính là "tàu ngầm ngày tận thế" của quân đội Nga.Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, tàu ngầm hạt nhân Belgorod "mất tích" xuất hiện như bóng ma ở biển Barents, phía bắc bán đảo Kola và đang hoạt động trên biển trong hai ngày liên tiếp. Sau đó, nó lại biến mất vào độ sâu của lòng đại dương và cùng với nó là ngư lôi hạt nhân "Poseidon" cấp Gigaton. Có thông tin cho rằng, đây là lần đầu tiên tàu ngầm Belgorod rời cảng nhà và tiến hành các hoạt động dưới đáy biển; tuy nhiên, khu vực hoạt động của nó vẫn nằm trong vùng kiểm soát truyền thống của Hải quân Nga. Do đó, rất khó để đánh giá, liệu Belgorod đã thực hiện hành trình răn đe chiến đấu thực tế đầu tiên hay chưa? Điều đáng nói đó là theo thông tin của tình báo Mỹ, nhiệm vụ hàng đầu của tàu ngầm Belgorod khi ra khơi lần này, không phải là hành trình sẵn sàng chiến đấu, mà là thử nghiệm ngư lôi hạt nhân "Poseidon" chưa từng có và tất nhiên là sớm nhất trong năm.Năm 2020, Nga đã thông báo rằng họ đã tiến hành thử nghiệm ngư lôi Poseidon. Tuy nhiên, trong thời điểm quan hệ Nga - Mỹ đang căng thẳng cao độ, việc phía Nga thử ngư lôi hạt nhân này rõ ràng có nhiều cân nhắc về chính trị, như gây sức ép với phía Mỹ và sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân để buộc Mỹ phải nhượng bộ vấn đề Ukraine.Thông tin công khai từ trang “Tin tức Hải quân (NavalNews)” của Mỹ cho thấy, ngư lôi hạt nhân Poseidon là vũ khí hạt nhân mang đầu đạn đơn, có đương lượng nổ lớn nhất trong số các vũ khí con người đang sử dụng và nó được trang bị đầu đạn hạt nhân lớn "cỡ một chiến xe buýt". Theo ước tính của các nhà khoa học Mỹ, đương lượng nổ ngư lôi hạt nhân Poseidon ít nhất là tương đương 2 triệu tấn TNT và tối đa có thể vượt quá 100 triệu tấn. Vì vậy theo tuyên bố của Tổng thống Putin, nó là một trong "sáu loại vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Nga". Nguồn năng lượng của ngư lôi hạt nhân Poseidon là một lò phản ứng hạt nhân nhỏ, với việc trang bị một động cơ bơm đẩy không ồn mới; Poseidon có thể di chuyển hàng chục nghìn hải lý ở độ sâu 1.000m dưới nước.Cũng có ý kiến cho rằng, đầu đạn của ngư lôi hạt nhân Poseidon là bom coban và khả năng gây ô nhiễm của nó mạnh hơn nhiều so với vũ khí hạt nhân thông thường. Có khả năng chỉ được sử dụng cho "các cuộc tấn công hạt nhân lần thứ hai". Vì vậy, có thể nói một khi ngư lôi hạt nhân Poseidon được khai hỏa, về cơ bản nó sẽ thông báo về sự xuất hiện của một cuộc chiến tranh hạt nhân của nhân loại, tức là “ngày tận thế” của loài người. May mắn cho người Mỹ đó là hiện chỉ có duy nhất tàu ngầm Belgorod trong quân đội Nga, mới có thể mang "vũ khí ngày tận thế" này, và khả năng răn đe thực tế của nó, vẫn không bằng các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm truyền thống. Nhưng tương lai, khi một thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới của Nga có khả năng chở nhiều "Poseidon" hơn, đó là hai tàu ngầm hạt nhân lớp Khabarovsk đang được đóng và sẽ đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2024. Khi đưa Quân đội Nga đưa 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Khabarovsk vào sử dụng, tác dụng răn đe của vũ khí này đối với thế giới phương Tây sẽ càng leo thang; và "nỗi ám ảnh Nga" với nước Mỹ, có thể sẽ xấu đi nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, trên quan điểm quốc tế, sức mạnh răn đe hạt nhân của quân đội Nga càng mạnh thì càng có lợi cho sự ổn định tương đối của trật tự quốc tế, vì sức mạnh chiến lược hạt nhân của quân đội Nga bù đắp cho việc quân đội Nga thiếu sức mạnh quân sự thông thường. Và chính sự cân bằng quyền lực này, khiến cho cả hai “siêu cường hạt nhân” đã giảm đi rất nhiều mong muốn "khiêu khích một cuộc chiến tranh toàn cầu", để chiến tranh hạt nhân vẫn được duy trì một khoảng cách tương đối an toàn với nền văn minh nhân loại.
Việc tàu ngầm của các quốc gia ra khơi là chuyện thường, nhưng lần này được báo chí phương Tây “đưa tin rầm rộ”. Bởi sự "biến mất" của Belgorod, được biết đến là tàu ngầm “ngày tận thế” trong quân đội Nga.
Và chiếc tàu ngầm hạt nhân mang vũ khí hạt nhân với công suất cỡ Gigaton, tương đương với hàng triệu tấn thuốc nổ TNT này, một khi được khai hỏa, sẽ đủ sức nhấn chìm cả một lục địa.
Hãng tin Pháp AFP ngày 6/10 đưa tin, cách đây vài ngày, tàu ngầm hạt nhân Belgorod (K-329), chỉ mới đi vào biên chế chính thức trong Hải quân Nga được vài tháng, đã "biến mất" dưới các phương tiện trinh sát hiện đại của người Mỹ.
Cách đây không lâu, một vệ tinh của Mỹ phát hiện chiếc tàu ngầm Belgorod đã âm thầm biến mất khỏi căn cứ Severodvinsk ở cảng quê nhà; điều này đã thu hút sự chú ý lớn từ phía Mỹ. Dù gì thì đây cũng chính là "tàu ngầm ngày tận thế" của quân đội Nga.
Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, tàu ngầm hạt nhân Belgorod "mất tích" xuất hiện như bóng ma ở biển Barents, phía bắc bán đảo Kola và đang hoạt động trên biển trong hai ngày liên tiếp. Sau đó, nó lại biến mất vào độ sâu của lòng đại dương và cùng với nó là ngư lôi hạt nhân "Poseidon" cấp Gigaton.
Có thông tin cho rằng, đây là lần đầu tiên tàu ngầm Belgorod rời cảng nhà và tiến hành các hoạt động dưới đáy biển; tuy nhiên, khu vực hoạt động của nó vẫn nằm trong vùng kiểm soát truyền thống của Hải quân Nga. Do đó, rất khó để đánh giá, liệu Belgorod đã thực hiện hành trình răn đe chiến đấu thực tế đầu tiên hay chưa?
Điều đáng nói đó là theo thông tin của tình báo Mỹ, nhiệm vụ hàng đầu của tàu ngầm Belgorod khi ra khơi lần này, không phải là hành trình sẵn sàng chiến đấu, mà là thử nghiệm ngư lôi hạt nhân "Poseidon" chưa từng có và tất nhiên là sớm nhất trong năm.
Năm 2020, Nga đã thông báo rằng họ đã tiến hành thử nghiệm ngư lôi Poseidon. Tuy nhiên, trong thời điểm quan hệ Nga - Mỹ đang căng thẳng cao độ, việc phía Nga thử ngư lôi hạt nhân này rõ ràng có nhiều cân nhắc về chính trị, như gây sức ép với phía Mỹ và sử dụng biện pháp răn đe hạt nhân để buộc Mỹ phải nhượng bộ vấn đề Ukraine.
Thông tin công khai từ trang “Tin tức Hải quân (NavalNews)” của Mỹ cho thấy, ngư lôi hạt nhân Poseidon là vũ khí hạt nhân mang đầu đạn đơn, có đương lượng nổ lớn nhất trong số các vũ khí con người đang sử dụng và nó được trang bị đầu đạn hạt nhân lớn "cỡ một chiến xe buýt".
Theo ước tính của các nhà khoa học Mỹ, đương lượng nổ ngư lôi hạt nhân Poseidon ít nhất là tương đương 2 triệu tấn TNT và tối đa có thể vượt quá 100 triệu tấn. Vì vậy theo tuyên bố của Tổng thống Putin, nó là một trong "sáu loại vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Nga".
Nguồn năng lượng của ngư lôi hạt nhân Poseidon là một lò phản ứng hạt nhân nhỏ, với việc trang bị một động cơ bơm đẩy không ồn mới; Poseidon có thể di chuyển hàng chục nghìn hải lý ở độ sâu 1.000m dưới nước.
Cũng có ý kiến cho rằng, đầu đạn của ngư lôi hạt nhân Poseidon là bom coban và khả năng gây ô nhiễm của nó mạnh hơn nhiều so với vũ khí hạt nhân thông thường. Có khả năng chỉ được sử dụng cho "các cuộc tấn công hạt nhân lần thứ hai".
Vì vậy, có thể nói một khi ngư lôi hạt nhân Poseidon được khai hỏa, về cơ bản nó sẽ thông báo về sự xuất hiện của một cuộc chiến tranh hạt nhân của nhân loại, tức là “ngày tận thế” của loài người.
May mắn cho người Mỹ đó là hiện chỉ có duy nhất tàu ngầm Belgorod trong quân đội Nga, mới có thể mang "vũ khí ngày tận thế" này, và khả năng răn đe thực tế của nó, vẫn không bằng các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm truyền thống.
Nhưng tương lai, khi một thế hệ tàu ngầm hạt nhân mới của Nga có khả năng chở nhiều "Poseidon" hơn, đó là hai tàu ngầm hạt nhân lớp Khabarovsk đang được đóng và sẽ đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2024.
Khi đưa Quân đội Nga đưa 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Khabarovsk vào sử dụng, tác dụng răn đe của vũ khí này đối với thế giới phương Tây sẽ càng leo thang; và "nỗi ám ảnh Nga" với nước Mỹ, có thể sẽ xấu đi nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, trên quan điểm quốc tế, sức mạnh răn đe hạt nhân của quân đội Nga càng mạnh thì càng có lợi cho sự ổn định tương đối của trật tự quốc tế, vì sức mạnh chiến lược hạt nhân của quân đội Nga bù đắp cho việc quân đội Nga thiếu sức mạnh quân sự thông thường.
Và chính sự cân bằng quyền lực này, khiến cho cả hai “siêu cường hạt nhân” đã giảm đi rất nhiều mong muốn "khiêu khích một cuộc chiến tranh toàn cầu", để chiến tranh hạt nhân vẫn được duy trì một khoảng cách tương đối an toàn với nền văn minh nhân loại.