Thời kỳ quân chủ của Iraq bắt đầu từ năm 1932 khi người Anh trao trả độc lập cho vua Iraq. Trước đó khi thế chiến 1 kết thúc, các nước thắng trận đã dự tính cắt lãnh thổ đế quốc Ottoman thua trận để làm một quốc gia cho người Kurd.Không chấp nhận điều này, những người dân tộc chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ liên kết chặt chẽ với những người Bolshevik ở Nga đã tiến hành một cuộc chiến tranh để giữ lại những lãnh thổ này và họ đã chiến thắng.Giấc mộng về một nhà nước người Kurd từ đó bị bỏ dở. Năm 1932, Vua Iraq cũng theo gương người Thổ, đòi người Anh phải giữ vùng Kurdistan của người Kurd ở lại Iraq. Sợ mang tiếng “đế quốc chia cắt Iraq”, người Anh đồng ý.Chính quyền quân chủ Iraq trong thời kỳ cầm quyền đã đàn áp các dân tộc thiểu số, không chỉ người Kurd, mà còn người Ba Tư, Yazidi,… Nhiều lãnh đạo người Kurd vì thế đã phải lưu vong và nhiều người trong số họ chạy đến Liên Xô. Trong nhiều năm, tư tưởng cộng sản thâm nhập vào các lãnh đạo ly khai người Kurd, mà nổi tiếng nhất là anh hùng dân tộc Kurd Mustafa Barzani.Năm 1946, giấc mộng độc lập của người Kurd tiến một bước dài. Quân đội Liên Xô lợi dụng việc chiếm đóng Iran trong chiến tranh thế giới 2, sau khi hết chiến tranh không chịu rút quân mà đưa các lãnh đạo ly khai người Kurd về Iran, thành lập cộng hòa Mahabad ly khai.Tuy vậy, do sự chống trả quyết liệt của Iran và sức ép của cộng đồng quốc tế, Liên Xô chấp nhận bỏ rơi người Kurd đổi lại tài nguyên dầu mỏ của Iran. Người Kurd lần thứ 2 trong lịch sử bị phản bội, lần trước bởi người Anh.Đến năm 1958, một sự kiện xảy ra làm rung chuyển toàn Trung Đông. Những sĩ quan cộng sản trong quân đội Iraq đã nhằm ngày phá ngục Bát-xti trong Cách mạng Pháp để tiến hành cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ Iraq. Iraq từ đó bước vào thời kỳ Cộng sản, do Thủ tướng Karim Qasim đứng đầu, thiết lập quan hệ thân thiết với Liên Xô.Do vậy, sau khi cách mạng Iraq thành công, các lãnh đạo dân tộc người Kurd từ Liên Xô bao gồm cả Mustafa Barzani đã ồ ạt trở về Iraq. Dưới sự trung gian của Liên Xô, Mustafa Barzani đã ký kết với Karim Qasim thỏa thuận trao quyền tự trị cho người Kurd, tuy vẫn còn sơ sài. Lãnh thổ người Kurd lúc đó gọi chung là “Vùng Kurdistan”.Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau cách mạng Iraq bị phá tan tành. Đảng Ba’ath theo chủ nghĩa xã hội dân tộc Arab, trong một cuộc cách mạng nhằm tháng lễ Ramadan, đã lật đổ chính quyền Đảng Cộng sản Iraq. Saddam Hussein lúc này từ Ai Cập trở về, vươn lên làm lãnh đạo đảng Ba’ath.Từ năm 1963 đến 1970, chính quyền Ba’ath Iraq thực hiện chiến dịch khủng bố, truy quét, nhổ tận gốc phe đối lập. Hàng vạn đảng viên Iraq bị sát hại, cơ sở bị phá hủy trên toàn lãnh thổ Iraq, những người sống sót phải xuống lòng đất hoạt động.Tuy nhiên, có một khu vực duy nhất mà chính quyền Ba’ath không thể đụng tới là vùng người Kurd, do thỏa thuận với chính phủ cộng sản Iraq còn hiệu lực. Nhiều người cộng sản Iraq lợi dụng việc đó đã chạy lên vùng người Kurd lánh nạn. Việc tồn tại một vùng người Kurd mà lại có thiên hướng thân cộng sản ngay cạnh trở thành mối nguy với chính quyền Iraq.Để dẹp bỏ mối nguy này, năm 1965 quân đội Iraq đã tiến hành tấn công vào lãnh thổ người Kurd. Giúp sức với họ, quân đội Syria (cũng là đảng Ba’ath cầm quyền) đã gửi quân đến giúp tấn công người Kurd. Tuy nhiên, lúc này Liên Xô vẫn còn hỗ trợ rất mạnh cho người Kurd và mối quan hệ của Liên Xô với Iraq lúc này đang lạnh nhạt sau khi Iraq tiến hành cách mạngDo đó, cuộc chiến lần thứ Nhất trở thành thảm họa với quân Iraq. Cuộc phiêu lưu quân sự của họ kết thúc năm 1970, với hơn 10.000 binh sĩ Iraq thiệt mạng, không thu được thắng lợi nào. Tháng 3/1970, họ buộc phải ký thỏa thuận đình chiến, tiếp tục duy trì quyền tự trị cho người Kurd.Tuy vậy, Iraq không chịu từ bỏ. Năm 1972 họ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Liên Xô, gián tiếp buộc Liên Xô phải từ bỏ hỗ trợ người Kurd. Người Kurd lần thứ 2 bị Liên Xô phản bội.Đến năm 1974, Iraq nối lại chiến tranh, tấn công người Kurd để mở đầu chiến tranh Kurd-Iraq lần 2. Không còn sự chống lưng của Liên Xô, người Kurd đã thua trận lần này. Năm 1975, chính phủ người Kurd chịu hạ vũ khí đầu hàng, từ bỏ quyền tự trị.Iraq thắng trận, sáp nhập đất của người Kurd gọi là “tỉnh Kurdistan” – tỉnh thứ 18 của nước này. Nhưng một số tay súng cực tả của người Kurd vẫn không chịu buông súng, thành lập nên nhóm gọi là PUK, lùi về vùng biên giới Iran kháng chiến.Sau khi bị sáp nhập, số phận của người Kurd chưa lấy gì làm thảm hại. Họ chỉ thảm hại sau khi chiến tranh Iraq-Iran bùng nổ năm 1980. Trong cuộc chiến này, do cho rằng người Kurd tiếp tay cho Iran, chính phủ Saddam Hussein đã thực hiện chiến dịch ”Diệt chủng Anfal” nhằm triệt tiêu gốc rễ người Kurd ở vùng Kurdistan.Hơn 180.000 người Kurd bị chết, hơn 1 triệu người bị đưa đi di dời. Thậm chí họ còn nhiều lần bị tấn công bằng vũ khí hóa học, tiêu biểu là vụ thảm sát Halabjia năm 1988 giết chết 5.000 người.Nhưng đến năm 1991, các sự kiện liên tiếp nổ ra đã làm thay đổi tình hình. Iraq xâm lược Kuwait và bị Liên quân đánh bại trong chiến tranh Vùng Vịnh. Sau đó, người Shia phối hợp với những người cộng sản Iraq tiến hành cuộc nổi dậy lớn nhất lịch sử đất nước, bao trùm miền Nam Iraq.Nhân tình hình đó, người Kurd ở phía Bắc đã thừa cơ tiến hành nổi dậy. Bị kẹp giữa 2 mặt trận, Saddam Hussein đã giảng hòa với người Kurd đề dồn sức dập tắt cuộc nổi dậy của người Shia ở miền Nam. Hết năm đó, cuộc nổi dậy bị dập tắt và Saddam Hussein đã chấp nhận cho người Kurd tự chủ trở lại. Nguồn ảnh: Warhistory. Những pha không chiến khốc liệt trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq. Nguồn: Kathe.
Thời kỳ quân chủ của Iraq bắt đầu từ năm 1932 khi người Anh trao trả độc lập cho vua Iraq. Trước đó khi thế chiến 1 kết thúc, các nước thắng trận đã dự tính cắt lãnh thổ đế quốc Ottoman thua trận để làm một quốc gia cho người Kurd.
Không chấp nhận điều này, những người dân tộc chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ liên kết chặt chẽ với những người Bolshevik ở Nga đã tiến hành một cuộc chiến tranh để giữ lại những lãnh thổ này và họ đã chiến thắng.
Giấc mộng về một nhà nước người Kurd từ đó bị bỏ dở. Năm 1932, Vua Iraq cũng theo gương người Thổ, đòi người Anh phải giữ vùng Kurdistan của người Kurd ở lại Iraq. Sợ mang tiếng “đế quốc chia cắt Iraq”, người Anh đồng ý.
Chính quyền quân chủ Iraq trong thời kỳ cầm quyền đã đàn áp các dân tộc thiểu số, không chỉ người Kurd, mà còn người Ba Tư, Yazidi,… Nhiều lãnh đạo người Kurd vì thế đã phải lưu vong và nhiều người trong số họ chạy đến Liên Xô. Trong nhiều năm, tư tưởng cộng sản thâm nhập vào các lãnh đạo ly khai người Kurd, mà nổi tiếng nhất là anh hùng dân tộc Kurd Mustafa Barzani.
Năm 1946, giấc mộng độc lập của người Kurd tiến một bước dài. Quân đội Liên Xô lợi dụng việc chiếm đóng Iran trong chiến tranh thế giới 2, sau khi hết chiến tranh không chịu rút quân mà đưa các lãnh đạo ly khai người Kurd về Iran, thành lập cộng hòa Mahabad ly khai.
Tuy vậy, do sự chống trả quyết liệt của Iran và sức ép của cộng đồng quốc tế, Liên Xô chấp nhận bỏ rơi người Kurd đổi lại tài nguyên dầu mỏ của Iran. Người Kurd lần thứ 2 trong lịch sử bị phản bội, lần trước bởi người Anh.
Đến năm 1958, một sự kiện xảy ra làm rung chuyển toàn Trung Đông. Những sĩ quan cộng sản trong quân đội Iraq đã nhằm ngày phá ngục Bát-xti trong Cách mạng Pháp để tiến hành cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ Iraq. Iraq từ đó bước vào thời kỳ Cộng sản, do Thủ tướng Karim Qasim đứng đầu, thiết lập quan hệ thân thiết với Liên Xô.
Do vậy, sau khi cách mạng Iraq thành công, các lãnh đạo dân tộc người Kurd từ Liên Xô bao gồm cả Mustafa Barzani đã ồ ạt trở về Iraq. Dưới sự trung gian của Liên Xô, Mustafa Barzani đã ký kết với Karim Qasim thỏa thuận trao quyền tự trị cho người Kurd, tuy vẫn còn sơ sài. Lãnh thổ người Kurd lúc đó gọi chung là “Vùng Kurdistan”.
Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau cách mạng Iraq bị phá tan tành. Đảng Ba’ath theo chủ nghĩa xã hội dân tộc Arab, trong một cuộc cách mạng nhằm tháng lễ Ramadan, đã lật đổ chính quyền Đảng Cộng sản Iraq. Saddam Hussein lúc này từ Ai Cập trở về, vươn lên làm lãnh đạo đảng Ba’ath.
Từ năm 1963 đến 1970, chính quyền Ba’ath Iraq thực hiện chiến dịch khủng bố, truy quét, nhổ tận gốc phe đối lập. Hàng vạn đảng viên Iraq bị sát hại, cơ sở bị phá hủy trên toàn lãnh thổ Iraq, những người sống sót phải xuống lòng đất hoạt động.
Tuy nhiên, có một khu vực duy nhất mà chính quyền Ba’ath không thể đụng tới là vùng người Kurd, do thỏa thuận với chính phủ cộng sản Iraq còn hiệu lực. Nhiều người cộng sản Iraq lợi dụng việc đó đã chạy lên vùng người Kurd lánh nạn. Việc tồn tại một vùng người Kurd mà lại có thiên hướng thân cộng sản ngay cạnh trở thành mối nguy với chính quyền Iraq.
Để dẹp bỏ mối nguy này, năm 1965 quân đội Iraq đã tiến hành tấn công vào lãnh thổ người Kurd. Giúp sức với họ, quân đội Syria (cũng là đảng Ba’ath cầm quyền) đã gửi quân đến giúp tấn công người Kurd. Tuy nhiên, lúc này Liên Xô vẫn còn hỗ trợ rất mạnh cho người Kurd và mối quan hệ của Liên Xô với Iraq lúc này đang lạnh nhạt sau khi Iraq tiến hành cách mạng
Do đó, cuộc chiến lần thứ Nhất trở thành thảm họa với quân Iraq. Cuộc phiêu lưu quân sự của họ kết thúc năm 1970, với hơn 10.000 binh sĩ Iraq thiệt mạng, không thu được thắng lợi nào. Tháng 3/1970, họ buộc phải ký thỏa thuận đình chiến, tiếp tục duy trì quyền tự trị cho người Kurd.
Tuy vậy, Iraq không chịu từ bỏ. Năm 1972 họ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Liên Xô, gián tiếp buộc Liên Xô phải từ bỏ hỗ trợ người Kurd. Người Kurd lần thứ 2 bị Liên Xô phản bội.
Đến năm 1974, Iraq nối lại chiến tranh, tấn công người Kurd để mở đầu chiến tranh Kurd-Iraq lần 2. Không còn sự chống lưng của Liên Xô, người Kurd đã thua trận lần này. Năm 1975, chính phủ người Kurd chịu hạ vũ khí đầu hàng, từ bỏ quyền tự trị.
Iraq thắng trận, sáp nhập đất của người Kurd gọi là “tỉnh Kurdistan” – tỉnh thứ 18 của nước này. Nhưng một số tay súng cực tả của người Kurd vẫn không chịu buông súng, thành lập nên nhóm gọi là PUK, lùi về vùng biên giới Iran kháng chiến.
Sau khi bị sáp nhập, số phận của người Kurd chưa lấy gì làm thảm hại. Họ chỉ thảm hại sau khi chiến tranh Iraq-Iran bùng nổ năm 1980. Trong cuộc chiến này, do cho rằng người Kurd tiếp tay cho Iran, chính phủ Saddam Hussein đã thực hiện chiến dịch ”Diệt chủng Anfal” nhằm triệt tiêu gốc rễ người Kurd ở vùng Kurdistan.
Hơn 180.000 người Kurd bị chết, hơn 1 triệu người bị đưa đi di dời. Thậm chí họ còn nhiều lần bị tấn công bằng vũ khí hóa học, tiêu biểu là vụ thảm sát Halabjia năm 1988 giết chết 5.000 người.
Nhưng đến năm 1991, các sự kiện liên tiếp nổ ra đã làm thay đổi tình hình. Iraq xâm lược Kuwait và bị Liên quân đánh bại trong chiến tranh Vùng Vịnh. Sau đó, người Shia phối hợp với những người cộng sản Iraq tiến hành cuộc nổi dậy lớn nhất lịch sử đất nước, bao trùm miền Nam Iraq.
Nhân tình hình đó, người Kurd ở phía Bắc đã thừa cơ tiến hành nổi dậy. Bị kẹp giữa 2 mặt trận, Saddam Hussein đã giảng hòa với người Kurd đề dồn sức dập tắt cuộc nổi dậy của người Shia ở miền Nam. Hết năm đó, cuộc nổi dậy bị dập tắt và Saddam Hussein đã chấp nhận cho người Kurd tự chủ trở lại. Nguồn ảnh: Warhistory.
Những pha không chiến khốc liệt trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq. Nguồn: Kathe.