Chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine đã diễn ra và tất yếu nó sẽ kết thúc trong tương lai gần; nhưng trong tất cả các kịch bản khả dĩ, sẽ khó lòng có thêm danh hài nào có thể ngồi vào chiếc ghế Tổng thống.Thứ đáng quan quan tâm nhất hiện nay không phải cuộc chiến hiện tại sẽ tiếp diễn thế nào mà là cục diện hậu chiến tranh cũng như những thách thức mà nước Nga phải đối mặt.Trong chiến tranh, được đưa lên chiến tuyến là vũ khí nhưng trong đàm phán, điều được đặt lên bàn luôn là lợi ích thương mại, đôi khi là những giá trị tưởng chừng không có ý nghĩa.Như trong quá trình đàm phán Brexit với Liên minh Châu Âu, một trong những thứ mà Anh mang ra mặc cả chính là hạn ngạnh đánh bắt cá ở vùng biển của Anh, đơn giản vì cá ở khu vực này rất hợp khẩu vị châu Âu.Ngoài việc cầu nguyện không ngừng nghỉ trên các thánh đường mạng xã hội cho Ukraine, Mỹ và phương Tây liên tiếp thông báo việc áp dụng các lệnh trừng phạt khác nhau đối với Nga. Hiển nhiên, các lệnh trừng phạt này sẽ có tác động tiêu cực đặc biệt ở lĩnh vực kinh tế nhưng đây không phải lần đầu tiên Nga nhận lệnh trừng phạt từ phương Tây.Châu Âu vừa trải qua mùa đông rất “lạnh”với giá khí đốt ở một số nơi tăng đến 300% khi các nước này chỉ sản xuất được 13% nhu cầu và 87% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.Trong khi đó, đối tác quan trọng của châu Âu trong lĩnh vực này là Nga - cường quốc xuất khẩu khí đốt với mặt hàng nhiên liệu và năng lượng chiếm gần 64% tỷ trọng xuất khẩu năm 2021.Nếu châu Âu chọn lựa không mua khí đốt của Nga thì sẽ phải mua từ Mỹ, Qatar hoặc các đối tác khác ở Trung Đông, tất nhiên với cái giá đắt hơn rất nhiều. Đây sẽ không phải là một lựa chọn dễ dàng nhất là trong bối cảnh chính quyền các quốc gia châu Âu phải đối mặt với rất nhiều cuộc biểu tình năm ngoái vì giá năng lượng tăng cao.Từ khi Anh rời khỏi liên minh Châu Âu, Đức được xem như quốc gia trụ cột và đồng thời cũng là người hưởng lợi nhiều nhất từ dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) của châu Âu với Nga, vì Đức đang theo đuổi việc từ bỏ nhiệt điện và điện nguyên tử. Bằng quyết định đình chỉ Nord Stream 2, Đức đang tự lấy đá ghè vào chân mình.Đừng nghĩ rằng cường quốc quân sự Nga trên đà tiến quân ở Ukraine nên phớt lờ các lệnh trừng phạt của phương Tây, mà phải thấy rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh từ lâu đã không còn phát huy tác dụng như kỳ vọng, khi Điện Kremlin đã quá quen thuộc với những bất lợi này kể từ quyết định sát nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.Người Nga trong 10 năm nay đã có những biện pháp bảo vệ kinh tế quốc gia rất hiệu quả để giảm sự phụ thuộc phương Tây mà gần đây nhất chính là “chiến lược hướng Đông” nhằm biến khu vực Viễn Đông trở thành cửa ngõ để vào châu Á.Chưa kể từ sau sự cố tàu EverGiven, Nga đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam (INSTC) cho phép hàng hóa từ Nga đi thẳng đến Ấn Độ qua Iran.Sự lãnh lẽo của phương Tây ngoài việc tự gây thiệt hại trước tiên cho chính họ thì đã đẩy Nga đến gần hơn với một người hàng xóm nồng ấm Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà ngay khi vô số lệnh trừng phạt giáng vào Nga thì Trung Quốc đã dang rộng vòng tay với việc dỡ bỏ tất cả hạn chế nhập khẩu lúa mì với Moscow trong khi đang là người mua lớn nhất mặt hàng này từ Mỹ.Sự vững chãi của một bậc thầy chính trị lão luyện như Tổng thống Putin đã khiến cho quyết định đem quân vào Ukraine không phải là quyết định bộc phát mà nó được dự tính từ rất lâu trước đó.Dự định đó ít nhất bắt đầu từ thời điểm Ấn Độ và Nga ký kết 28 thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 và chỉ mới cuối năm ngoái thôi, Nga cùng Ấn Độ và Trung Quốc đã thúc đẩy các kênh thanh toán dùng nhân dân tệ và rupee Ấn Độ thay cho đồng đô la Mỹ như thông thường.Làm chính trị cũng như chơi cờ, một nước đi của ngày hôm nay thì thế cục đã phải dàn xếp từ 20 năm trước đó, chứ không phải đã đến đường cùng rồi mà vẫn lấy người dân ra làm lá chắn sống đối mặt với một đội quân thiện chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine đã diễn ra và tất yếu nó sẽ kết thúc trong tương lai gần; nhưng trong tất cả các kịch bản khả dĩ, sẽ khó lòng có thêm danh hài nào có thể ngồi vào chiếc ghế Tổng thống.
Thứ đáng quan quan tâm nhất hiện nay không phải cuộc chiến hiện tại sẽ tiếp diễn thế nào mà là cục diện hậu chiến tranh cũng như những thách thức mà nước Nga phải đối mặt.
Trong chiến tranh, được đưa lên chiến tuyến là vũ khí nhưng trong đàm phán, điều được đặt lên bàn luôn là lợi ích thương mại, đôi khi là những giá trị tưởng chừng không có ý nghĩa.
Như trong quá trình đàm phán Brexit với Liên minh Châu Âu, một trong những thứ mà Anh mang ra mặc cả chính là hạn ngạnh đánh bắt cá ở vùng biển của Anh, đơn giản vì cá ở khu vực này rất hợp khẩu vị châu Âu.
Ngoài việc cầu nguyện không ngừng nghỉ trên các thánh đường mạng xã hội cho Ukraine, Mỹ và phương Tây liên tiếp thông báo việc áp dụng các lệnh trừng phạt khác nhau đối với Nga. Hiển nhiên, các lệnh trừng phạt này sẽ có tác động tiêu cực đặc biệt ở lĩnh vực kinh tế nhưng đây không phải lần đầu tiên Nga nhận lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Châu Âu vừa trải qua mùa đông rất “lạnh”với giá khí đốt ở một số nơi tăng đến 300% khi các nước này chỉ sản xuất được 13% nhu cầu và 87% còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong khi đó, đối tác quan trọng của châu Âu trong lĩnh vực này là Nga - cường quốc xuất khẩu khí đốt với mặt hàng nhiên liệu và năng lượng chiếm gần 64% tỷ trọng xuất khẩu năm 2021.
Nếu châu Âu chọn lựa không mua khí đốt của Nga thì sẽ phải mua từ Mỹ, Qatar hoặc các đối tác khác ở Trung Đông, tất nhiên với cái giá đắt hơn rất nhiều. Đây sẽ không phải là một lựa chọn dễ dàng nhất là trong bối cảnh chính quyền các quốc gia châu Âu phải đối mặt với rất nhiều cuộc biểu tình năm ngoái vì giá năng lượng tăng cao.
Từ khi Anh rời khỏi liên minh Châu Âu, Đức được xem như quốc gia trụ cột và đồng thời cũng là người hưởng lợi nhiều nhất từ dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) của châu Âu với Nga, vì Đức đang theo đuổi việc từ bỏ nhiệt điện và điện nguyên tử. Bằng quyết định đình chỉ Nord Stream 2, Đức đang tự lấy đá ghè vào chân mình.
Đừng nghĩ rằng cường quốc quân sự Nga trên đà tiến quân ở Ukraine nên phớt lờ các lệnh trừng phạt của phương Tây, mà phải thấy rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh từ lâu đã không còn phát huy tác dụng như kỳ vọng, khi Điện Kremlin đã quá quen thuộc với những bất lợi này kể từ quyết định sát nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
Người Nga trong 10 năm nay đã có những biện pháp bảo vệ kinh tế quốc gia rất hiệu quả để giảm sự phụ thuộc phương Tây mà gần đây nhất chính là “chiến lược hướng Đông” nhằm biến khu vực Viễn Đông trở thành cửa ngõ để vào châu Á.
Chưa kể từ sau sự cố tàu EverGiven, Nga đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam (INSTC) cho phép hàng hóa từ Nga đi thẳng đến Ấn Độ qua Iran.
Sự lãnh lẽo của phương Tây ngoài việc tự gây thiệt hại trước tiên cho chính họ thì đã đẩy Nga đến gần hơn với một người hàng xóm nồng ấm Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà ngay khi vô số lệnh trừng phạt giáng vào Nga thì Trung Quốc đã dang rộng vòng tay với việc dỡ bỏ tất cả hạn chế nhập khẩu lúa mì với Moscow trong khi đang là người mua lớn nhất mặt hàng này từ Mỹ.
Sự vững chãi của một bậc thầy chính trị lão luyện như Tổng thống Putin đã khiến cho quyết định đem quân vào Ukraine không phải là quyết định bộc phát mà nó được dự tính từ rất lâu trước đó.
Dự định đó ít nhất bắt đầu từ thời điểm Ấn Độ và Nga ký kết 28 thỏa thuận hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 và chỉ mới cuối năm ngoái thôi, Nga cùng Ấn Độ và Trung Quốc đã thúc đẩy các kênh thanh toán dùng nhân dân tệ và rupee Ấn Độ thay cho đồng đô la Mỹ như thông thường.
Làm chính trị cũng như chơi cờ, một nước đi của ngày hôm nay thì thế cục đã phải dàn xếp từ 20 năm trước đó, chứ không phải đã đến đường cùng rồi mà vẫn lấy người dân ra làm lá chắn sống đối mặt với một đội quân thiện chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.