Năm 2015, Hạm đội Biển Caspi của Nga đã phóng 26 tên lửa hành trình Kalibr chống lại các nhóm vũ trang trên chiến trường Syria. Những tên lửa này được phóng bởi các tàu nhỏ mà Nga tự hào, nhưng chúng cũng phản ánh tình trạng lúng túng của Hải quân Nga, đặc biệt là trong vấn đề tàu sân bay. Nga hiện không đủ lực để chế tạo những tàu chiến lớn, hầu hết các tàu lớn trong biên chế hải quân Nga hiện nay, đều được chế tạo trong thời kỳ Xô Viết. Tàu chiến lớn nhất của Nga là tàu sân bay Kuznetsov, với lượng giãn nước hơn 60.000 tấn.Liên Xô trước kia, rất coi trọng phát triển các loại tàu mang tên lửa chống hạm. Nếu tính từ khi tàu sân bay trực thăng Moscow, đưa vào biên chế trong thập niên 1960, đến lớp tàu sân bay Kiev và hàng loạt tàu sân bay, hoặc tàu tuần dương sau này, họ rất coi trọng việc trang bị tên lửa chống hạm tầm xa. Nhưng vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã chế tạo được những tàu sân bay theo đúng nghĩa, đó là chiếc Kuznetsov và Ulyanovsk; tuy là tàu sân bay, nhưng vẫn "lai" thiết kế tàu tên lửa. Bên dưới boong tàu, vẫn bố trí tên lửa chống hạm hạng nặng, được phóng qua hệ thống phóng thẳng đứng.Nga sau này vẫn đi theo triết lý của Hải quân Liên Xô; nên dễ hiểu là bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, tàu sân bay duy nhất Kuznetsov của Hải quân Nga, đã không tháo dỡ tên lửa chống tàu gây tranh cãi này.Ngược lại, sau khi Trung Quốc mua tàu sân bay Varyag (tương tự như Kuznetsov, hiện là tàu Liêu Ninh), trong quá trình hoàn thiện tiếp theo, họ đã tháo bỏ 12 bệ phóng tên lửa chống hạm hạng nặng, để tăng diện tích khoang chứa máy bay.Đến phiên bản tàu sân bay Sơn Đông, dựa trên thiết kế tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ thiết kế bố trí tên lửa chống hạm hạng nặng bên dưới boong. Do đó, số lượng máy bay chiến đấu trên tàu Sơn Đông tăng lên 36 chiếc (tàu Liêu Ninh chỉ mang tối đa là 24 chiếc), do vậy khả năng chiến đấu đã được tăng cường rất nhiều.Nếu tính số máy bay trên tàu sân bay, là một chỉ số quan trọng, để đo lường hiệu quả chiến đấu của tàu sân bay, tại sao Hải quân Nga không thực hiện những cải tiến tương tự tàu Kuznetsov như tàu Sơn Đông? Tại sao Nga vẫn bố trí tên lửa lên tàu sân bay, ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của tàu sân bay?Nguyên nhân này có lịch sử lâu đời từ thời Liên Xô; trước kia, lãnh đạo Liên Xô cũng ý định xây dựng hạm đội tàu sân bay mạnh mẽ, như hải quân các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, chiến tranh thế giới thứ hai đã làm kế hoạch bị thay đổi, và đặc biệt là sự ra đời của tên lửa chống hạm, đã làm thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo Quân đội Liên Xô.Liên Xô đã phát triển một loạt các loại tên lửa chống hạm, từ tên lửa chống hạm P-5 đến khi Liên Xô tan rã là tên lửa P-700 Granit. Phải thừa nhận rằng, các loại tên lửa chống hạm của Liên Xô đã gây sự hoảng loạn và lo lắng cho hải quân Mỹ và phương Tây. Đến tận cuối thời kỳ chiến tranh Lạnh, Liên Xô mới bắt đầu thiết kế tàu sân bay thực sự; tuy nhiên các nhà lãnh đạo quân đội Liên Xô vẫn cho rằng, tàu sân bay Liên Xô với tên lửa chống hạm tầm xa, có thể tạo ra lợi thế bất đối xứng so với tàu sân bay của Hải quân Mỹ, chỉ có trang bị máy bay.Thực tế là hải quân Liên Xô tụt hậu xa so với Mỹ; để thuận lợi hơn cho hải quân Liên Xô, trong cuộc đối đầu với Hạm đội Hải quân Mỹ, với những biên đội tàu sân bay hùng mạnh, Liên Xô đã chế tạo một loạt các tàu sân bay, nhưng vẫn trang bị một số lượng lớn tên lửa tầm xa.Thời gian đã bước sang thế kỷ 21, kế thừa di sản của Liên Xô, và khoảng cách giữa Hải quân Nga và Hải quân Mỹ càng trở lên có khoảng cách lớn hơn nữa. Nga không thể duy trì sự có mặt thường xuyên, trên các đại dương như thời Liên Xô.Dựa trên triết lý thời kỳ chiến tranh Lạnh như đã đề cập ở trên, khi số lượng và kích thước các tàu chiến đấu của Hải quân Nga không đủ; do vậy, các tàu hải quân Nga cần được trang bị tên lửa chống hạm, có khả năng hình thành khả năng bất đối xứng, trước mắt là trong ngắn hạn. Vì vậy hàng không mẫu hạm Kuznetsov rõ ràng là rất hợp lý, khi tiếp tục giữ lại bệ phóng tên lửa chống hạm hạng nặng P-700 Granit dưới boong. Và hiện nay, việc huấn luyện, trang bị và thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa quy mô lớn, dễ dàng hơn nhiều so với việc lên kế hoạch và tiến hành một cuộc không kích có cùng quy mô bằng máy bay, từ tàu sân bay. Vì lý do như vậy, những con tàu sân bay mang tên lửa chống hạm vẫn tồn tại trong Hải quân Nga. Điều này cũng có thể giải thích tại sao, Nga tiếp tục bố trí một số lượng lớn tên lửa trên tàu sân bay. Trong trường hợp kinh phí eo hẹp, việc sử dụng tên lửa để hình thành sức mạnh chiến đấu phi đối xứng, trên các tàu sân bay, có thể đạt được hiệu suất cao hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Năm 2015, Hạm đội Biển Caspi của Nga đã phóng 26 tên lửa hành trình Kalibr chống lại các nhóm vũ trang trên chiến trường Syria. Những tên lửa này được phóng bởi các tàu nhỏ mà Nga tự hào, nhưng chúng cũng phản ánh tình trạng lúng túng của Hải quân Nga, đặc biệt là trong vấn đề tàu sân bay.
Nga hiện không đủ lực để chế tạo những tàu chiến lớn, hầu hết các tàu lớn trong biên chế hải quân Nga hiện nay, đều được chế tạo trong thời kỳ Xô Viết. Tàu chiến lớn nhất của Nga là tàu sân bay Kuznetsov, với lượng giãn nước hơn 60.000 tấn.
Liên Xô trước kia, rất coi trọng phát triển các loại tàu mang tên lửa chống hạm. Nếu tính từ khi tàu sân bay trực thăng Moscow, đưa vào biên chế trong thập niên 1960, đến lớp tàu sân bay Kiev và hàng loạt tàu sân bay, hoặc tàu tuần dương sau này, họ rất coi trọng việc trang bị tên lửa chống hạm tầm xa.
Nhưng vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã chế tạo được những tàu sân bay theo đúng nghĩa, đó là chiếc Kuznetsov và Ulyanovsk; tuy là tàu sân bay, nhưng vẫn "lai" thiết kế tàu tên lửa. Bên dưới boong tàu, vẫn bố trí tên lửa chống hạm hạng nặng, được phóng qua hệ thống phóng thẳng đứng.
Nga sau này vẫn đi theo triết lý của Hải quân Liên Xô; nên dễ hiểu là bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, tàu sân bay duy nhất Kuznetsov của Hải quân Nga, đã không tháo dỡ tên lửa chống tàu gây tranh cãi này.
Ngược lại, sau khi Trung Quốc mua tàu sân bay Varyag (tương tự như Kuznetsov, hiện là tàu Liêu Ninh), trong quá trình hoàn thiện tiếp theo, họ đã tháo bỏ 12 bệ phóng tên lửa chống hạm hạng nặng, để tăng diện tích khoang chứa máy bay.
Đến phiên bản tàu sân bay Sơn Đông, dựa trên thiết kế tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ thiết kế bố trí tên lửa chống hạm hạng nặng bên dưới boong. Do đó, số lượng máy bay chiến đấu trên tàu Sơn Đông tăng lên 36 chiếc (tàu Liêu Ninh chỉ mang tối đa là 24 chiếc), do vậy khả năng chiến đấu đã được tăng cường rất nhiều.
Nếu tính số máy bay trên tàu sân bay, là một chỉ số quan trọng, để đo lường hiệu quả chiến đấu của tàu sân bay, tại sao Hải quân Nga không thực hiện những cải tiến tương tự tàu Kuznetsov như tàu Sơn Đông? Tại sao Nga vẫn bố trí tên lửa lên tàu sân bay, ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của tàu sân bay?
Nguyên nhân này có lịch sử lâu đời từ thời Liên Xô; trước kia, lãnh đạo Liên Xô cũng ý định xây dựng hạm đội tàu sân bay mạnh mẽ, như hải quân các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, chiến tranh thế giới thứ hai đã làm kế hoạch bị thay đổi, và đặc biệt là sự ra đời của tên lửa chống hạm, đã làm thay đổi tư duy của các nhà lãnh đạo Quân đội Liên Xô.
Liên Xô đã phát triển một loạt các loại tên lửa chống hạm, từ tên lửa chống hạm P-5 đến khi Liên Xô tan rã là tên lửa P-700 Granit. Phải thừa nhận rằng, các loại tên lửa chống hạm của Liên Xô đã gây sự hoảng loạn và lo lắng cho hải quân Mỹ và phương Tây.
Đến tận cuối thời kỳ chiến tranh Lạnh, Liên Xô mới bắt đầu thiết kế tàu sân bay thực sự; tuy nhiên các nhà lãnh đạo quân đội Liên Xô vẫn cho rằng, tàu sân bay Liên Xô với tên lửa chống hạm tầm xa, có thể tạo ra lợi thế bất đối xứng so với tàu sân bay của Hải quân Mỹ, chỉ có trang bị máy bay.
Thực tế là hải quân Liên Xô tụt hậu xa so với Mỹ; để thuận lợi hơn cho hải quân Liên Xô, trong cuộc đối đầu với Hạm đội Hải quân Mỹ, với những biên đội tàu sân bay hùng mạnh, Liên Xô đã chế tạo một loạt các tàu sân bay, nhưng vẫn trang bị một số lượng lớn tên lửa tầm xa.
Thời gian đã bước sang thế kỷ 21, kế thừa di sản của Liên Xô, và khoảng cách giữa Hải quân Nga và Hải quân Mỹ càng trở lên có khoảng cách lớn hơn nữa. Nga không thể duy trì sự có mặt thường xuyên, trên các đại dương như thời Liên Xô.
Dựa trên triết lý thời kỳ chiến tranh Lạnh như đã đề cập ở trên, khi số lượng và kích thước các tàu chiến đấu của Hải quân Nga không đủ; do vậy, các tàu hải quân Nga cần được trang bị tên lửa chống hạm, có khả năng hình thành khả năng bất đối xứng, trước mắt là trong ngắn hạn.
Vì vậy hàng không mẫu hạm Kuznetsov rõ ràng là rất hợp lý, khi tiếp tục giữ lại bệ phóng tên lửa chống hạm hạng nặng P-700 Granit dưới boong. Và hiện nay, việc huấn luyện, trang bị và thực hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa quy mô lớn, dễ dàng hơn nhiều so với việc lên kế hoạch và tiến hành một cuộc không kích có cùng quy mô bằng máy bay, từ tàu sân bay.
Vì lý do như vậy, những con tàu sân bay mang tên lửa chống hạm vẫn tồn tại trong Hải quân Nga. Điều này cũng có thể giải thích tại sao, Nga tiếp tục bố trí một số lượng lớn tên lửa trên tàu sân bay. Trong trường hợp kinh phí eo hẹp, việc sử dụng tên lửa để hình thành sức mạnh chiến đấu phi đối xứng, trên các tàu sân bay, có thể đạt được hiệu suất cao hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.