Theo đó, động cơ phản lực được xem như là “trái tim” của mỗi chiếc máy bay điều này cũng không ngoại lệ với những chiếc Su-30SM. Và khi chúng ta chỉ để ý tới việc Không quân Nga đưa vào trang bị bao nhiêu chiếc chiến đấu cơ mỗi năm thì lại quên mất rằng những chiếc máy bay này cần tới bao nhiêu động cơ để hoạt động. Nguồn ảnh: gelio.Trong một buổi phóng vấn với kênh truyền hình Rossiya-24 vào cuối tháng 12, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin - phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng và không gian Nga cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2017 ngành công nghiệp hàng không Nga đã sản xuất ra khoảng 1.200 động cơ phản lực các loại trong đó có tới 930 động cơ máy bay. Nguồn ảnh: gelio.Và dĩ nhiên trong số 930 động cơ máy bay trên có cả những động cơ máy bay dành cho những chiếc chiến đấu cơ Su-30SM và nhiều dòng máy bay quân sự khác. Hình ảnh bên trong tổ hợp công nghiệp hàng không Ufa của Nga. Nguồn ảnh: gelio.Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy năng lực và công nghệ chế tạo động cơ phản lực của Nga đã giúp nước này hiện đại hóa lực lượng không quân nhanh như thế nào. Và cũng không phải tự nhiên mà Trung Quốc luôn muốn tiếp cận các công nghệ động cơ phản lực tối tân nhất từ Nga. Nguồn ảnh: gelio.Khả năng trên của ngành công nghiệp hàng không Nga còn mang lại sự tin tưởng cho các khách hàng truyền thống của nước này nhất là trong lĩnh vực hàng không quân sự. Khi mà các chiến đấu cơ Nga là một trong nhưng mặt hàng bán chạy nhất thị trường vũ khí thế giới. Nguồn ảnh: gelio.Bên cạnh sự kế thừa các nền tảng sẵn có từ Liên Xô, ngành công nghiệp hàng không Nga cũng đang tự phát triển các thế mạnh riêng của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau phục vụ cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Bằng chứng là bên cạnh các chiến đấu cơ thế hệ mới, nước Nga còn cho ra đời các dòng máy bay chở khách thương mại đình đám. Nguồn ảnh: gelio.Hình ảnh động cơ phản lực Aviadvigatel PD-14 do tổ hợp Ufa sản xuất dành cho mẫu máy bay chở khách thương mại MS-21 của Nga. Nguồn ảnh: gelio.Bên trong một phòng thử nghiệm động cơ phản lực của tổ hợp công nghiệp hàng không Ufa. Nguồn ảnh: gelio.Được biết, tổ hợp công nghiệp động cơ Ufa (UMPO) là hãng phát triển và sản xuất động cơ máy bay lớn nhất của Nga với hơn 20.000 nhân viên. Sản phẩm chủ lực của công ty này bao gồm động cơ AL-41F1S cho Su-35, AL-31F/FP cho các đời tiêm kích Su-27 và Su-30, cũng như linh kiện cho động cơ trực thăng Kamov và Mil. Nguồn ảnh: gelio.Quy trình sản xuất động cơ ở UMPO thuộc hàng nghiêm ngặt nhất ngành công nghiệp hàng không Nga. Mỗi chiếc động cơ đều phải trải qua quy trình kiểm tra hàng trăm bước trước khi được xuất xưởng. Nguồn ảnh: gelio.Các động cơ đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất sẽ được đóng gói và chuyển tới nhà máy sản xuất máy bay. Các chiến đấu cơ Nga hầu hết đều sử dụng hai động cơ nên nhu cầu động cơ dành cho chúng mỗi năm ở Nga hay dành cho xuất khẩu đều khá lớn. Nguồn ảnh: gelio.Động cơ AL-31FP chạy thử nghiệm ở chế độ tăng lực tối đa sau khi lắp đặt lên một chiếc Su-30SM. Nguồn ảnh: gelio.Mời độc giả xem video: Su-30SM Nga giáp mặt F-15 Mỹ trên không. (Nguồn Business Insider)
Theo đó, động cơ phản lực được xem như là “trái tim” của mỗi chiếc máy bay điều này cũng không ngoại lệ với những chiếc Su-30SM. Và khi chúng ta chỉ để ý tới việc Không quân Nga đưa vào trang bị bao nhiêu chiếc chiến đấu cơ mỗi năm thì lại quên mất rằng những chiếc máy bay này cần tới bao nhiêu động cơ để hoạt động. Nguồn ảnh: gelio.
Trong một buổi phóng vấn với kênh truyền hình Rossiya-24 vào cuối tháng 12, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin - phụ trách mảng công nghiệp quốc phòng và không gian Nga cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2017 ngành công nghiệp hàng không Nga đã sản xuất ra khoảng 1.200 động cơ phản lực các loại trong đó có tới 930 động cơ máy bay. Nguồn ảnh: gelio.
Và dĩ nhiên trong số 930 động cơ máy bay trên có cả những động cơ máy bay dành cho những chiếc chiến đấu cơ Su-30SM và nhiều dòng máy bay quân sự khác. Hình ảnh bên trong tổ hợp công nghiệp hàng không Ufa của Nga. Nguồn ảnh: gelio.
Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy năng lực và công nghệ chế tạo động cơ phản lực của Nga đã giúp nước này hiện đại hóa lực lượng không quân nhanh như thế nào. Và cũng không phải tự nhiên mà Trung Quốc luôn muốn tiếp cận các công nghệ động cơ phản lực tối tân nhất từ Nga. Nguồn ảnh: gelio.
Khả năng trên của ngành công nghiệp hàng không Nga còn mang lại sự tin tưởng cho các khách hàng truyền thống của nước này nhất là trong lĩnh vực hàng không quân sự. Khi mà các chiến đấu cơ Nga là một trong nhưng mặt hàng bán chạy nhất thị trường vũ khí thế giới. Nguồn ảnh: gelio.
Bên cạnh sự kế thừa các nền tảng sẵn có từ Liên Xô, ngành công nghiệp hàng không Nga cũng đang tự phát triển các thế mạnh riêng của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau phục vụ cho cả mục đích dân sự lẫn quân sự. Bằng chứng là bên cạnh các chiến đấu cơ thế hệ mới, nước Nga còn cho ra đời các dòng máy bay chở khách thương mại đình đám. Nguồn ảnh: gelio.
Hình ảnh động cơ phản lực Aviadvigatel PD-14 do tổ hợp Ufa sản xuất dành cho mẫu máy bay chở khách thương mại MS-21 của Nga. Nguồn ảnh: gelio.
Bên trong một phòng thử nghiệm động cơ phản lực của tổ hợp công nghiệp hàng không Ufa. Nguồn ảnh: gelio.
Được biết, tổ hợp công nghiệp động cơ Ufa (UMPO) là hãng phát triển và sản xuất động cơ máy bay lớn nhất của Nga với hơn 20.000 nhân viên. Sản phẩm chủ lực của công ty này bao gồm động cơ AL-41F1S cho Su-35, AL-31F/FP cho các đời tiêm kích Su-27 và Su-30, cũng như linh kiện cho động cơ trực thăng Kamov và Mil. Nguồn ảnh: gelio.
Quy trình sản xuất động cơ ở UMPO thuộc hàng nghiêm ngặt nhất ngành công nghiệp hàng không Nga. Mỗi chiếc động cơ đều phải trải qua quy trình kiểm tra hàng trăm bước trước khi được xuất xưởng. Nguồn ảnh: gelio.
Các động cơ đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất sẽ được đóng gói và chuyển tới nhà máy sản xuất máy bay. Các chiến đấu cơ Nga hầu hết đều sử dụng hai động cơ nên nhu cầu động cơ dành cho chúng mỗi năm ở Nga hay dành cho xuất khẩu đều khá lớn. Nguồn ảnh: gelio.
Động cơ AL-31FP chạy thử nghiệm ở chế độ tăng lực tối đa sau khi lắp đặt lên một chiếc Su-30SM. Nguồn ảnh: gelio.
Mời độc giả xem video: Su-30SM Nga giáp mặt F-15 Mỹ trên không. (Nguồn Business Insider)