Một trong những yếu tố mang tính cách mạng trong không chiến hiện nay chính là những thay đổi cốt yếu trong phương thức và cách tiếp cận của kỹ năng không chiến quần vòng (không chiến trong tầm nhìn – dogfight). Cách tân trên có được nhờ sự phát triển vượt bậc của hệ thống cảm biến nhận diện, bám bắt quang-điện từ và dải bước sóng hồng ngoại-cực tím.Phi công chiến đấu ngày nay không phải cố đưa mục tiêu vào dải ngắm bắn (đạn tên lửa hay pháo hàng không) như trước đây. Công việc của họ được đơn giản hóa theo phương thức mới “nhìn và bắn”. Điều này cho phép họ tự tin hơn và ra quyết định nhanh chóng hơn.Thực tế trong nhiều thập kỷ qua (kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên), trên thế giới hầu như không xảy ra các cuộc không chiến quy mô lớn, vốn là nền tảng tạo ra các cuộc cách mạng về công nghệ hàng không chiến đấu.Bắt đầu từ thập kỷ 1970, Mỹ đã xây dựng “thư viện” không chiến thông qua thông tin và kinh nghiệm của phi công thu được trong quá trình huấn luyện. Đây chính là nền tảng cho việc phát triển công nghệ hàng không quân sự Mỹ trong những năm tiếp theo. Đối với không chiến quần vòng, yếu tố cách mạng đến từ việc ra mắt mũ phi công điều khiển tích hợp (HMD).Cần nhấn mạnh rằng, tuy Mỹ có những tiến bộ vượt bậc về công nghệ HMD, nhưng Liên Xô mới là quốc gia áp dụng rộng rãi công nghệ này. Điều này do đặc thù chiến thuật không chiến của Nga và thể hiện rõ nhất trên chiến đấu cơ MiG-29.Được thiết kế là máy bay đánh chặn điểm tầm ngắn, MiG-29 mang chủ yếu là tên lửa không đối không, trong đó có tên lửa dẫn bắn hồng ngoại. Việc tích hợp HMD trên máy bay MiG-29, phối hợp với hệ thống sục sạo quang-hồng ngoại và đặc tính khí động học ưu thế cho phép nó có góc bắn tầm gần rộng hơn hẳn đối thủ cùng lớp ở Phương Tây là F-16.Trong các cuộc tập trận giữa Đức và Mỹ, tiêm kích MiG-29 với trang bị HMD đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn trong không chiến tầm ngắn với các máy bay F-16. Từ ưu thế này, trang bị HMD và thiết bị tìm kiếm quang-hồng ngoại đã trở thành trang bị không thể thiếu trên các chiến đấu cơ Nga.Về phần mình, năm 2011, Mỹ vừa cho ra mắt hệ thống thiết bị tích hợp trên mũ phi công có thể tháo rời thế hệ mới JHMCS. Điểm đặc biệt của JHMCS phiên bản II là khả năng nhận diện điểm ảnh mắt phi công nhìn tới và điều khiển đầu dò tên lửa hướng theo.Điều này cho phép phi công có thể khai khỏa tên lửa vào mục tiêu với khả năng nhìn và góc bắn tên lửa tầm gần cực rộng (>120 độ) ở bán cầu trước máy bay. Ngoài ra, JHMCS cũng được thiết kế sao cho phi công có thể hoạt động thoải mái nhất, nhưng chi phí chế tạo không mấy dễ chịu với 1 triệu USD/mũ.Điểm nhấn nữa của JHMCS là việc tích hợp hiển thị thông tin trạng thái máy bay lên kính mũ tương tự như màn hình hiển thị phía trước trên máy bay (HUD). Với trang bị này, phi công chiến đấu hầu như không cần nhìn xuống bảng điều khiển. So với máy bay thế hệ cũ, JHMCS cho phi công “thảnh thơi hơn” để cơ động tới các vị trí tác xạ thích hợp.Các chuyên gia đánh giá, những “tối giản” của HMD mang lại cho phi công lợi thế “10 giây”. Ưu thế này trong không chiến quần vòng, vốn có thể thay đổi trong tích tắc, được coi là bước tiến cách mạng trong không chiến tầm gần.Tuy nhiên, để làm chủ được thiết bị hiện đại này, phi công cần thêm tới hàng trăm giờ bay. Đây chính là yếu tố giải thích nhiều thập kỷ qua, Nga và Trung Quốc luôn chi nhiều tiền hơn cho quá trình đào tạo phi công so với phương Tây.Ngoài Mỹ, Israel cũng là quốc gia đầu tư mạnh cho công nghệ này với việc phát triển mũ phi công DASH. Hãng Elbit nhờ việc tiếp cận với công nghệ trên JHMCS đã “nội địa hóa” chúng trên DASH với nhiều tính năng phù hợp hơn cho phi công Israel.Điểm trừ chính đối với công nghệ HMD là do tích hợp nhiều thiết bị làm trọng lượng mũ phi công rất nặng gây ảnh hưởng tới hoạt động của cổ. Đối với phi công, mũ không được nặng quá 2kg vì rất có hại cho xương và cơ ở vùng cổ. Thậm chí ở những động tác bay quá tải trọng lực lớn (lực G) trọng lượng dồn ép lên cổ phi công có thể đạt tới 17,2kg.Để khắc phục tình trạng trên, nhiều thập kỷ qua, phi công đã phải luyện tập “chiến thắng điểm yếu” trên. Trong thực tế hoạt động, nhiều phi công khi mang mũ quá nặng đã gặp phải tình trạng khó thở, thậm chí là bất tỉnh ngắn vì “thiết bị quá khổ” này.Để tận dụng điểm mạnh của HMD, các thế hệ tên lửa không đối không tầm gần sử dụng đầu do quang truyền hình, hồng ngoại-cực tím đều được mở rộng góc quét tương ứng với góc nhìn của phi công.Thậm chí một số dòng đạn tên lửa thế hệ mới như: Python 5, AIM-9X, R-73M2 có góc quét gần như 180 độ xung quanh máy bay. HMD cũng cho phép thực hiện một số thuật phóng tên lửa chưa từng có từ trước tới nay như: Khóa mục tiêu sau khi phóng và phóng tên lửa ngược về phía sau máy bay. Nguồn ảnh: Foxt.
Một trong những yếu tố mang tính cách mạng trong không chiến hiện nay chính là những thay đổi cốt yếu trong phương thức và cách tiếp cận của kỹ năng không chiến quần vòng (không chiến trong tầm nhìn – dogfight). Cách tân trên có được nhờ sự phát triển vượt bậc của hệ thống cảm biến nhận diện, bám bắt quang-điện từ và dải bước sóng hồng ngoại-cực tím.
Phi công chiến đấu ngày nay không phải cố đưa mục tiêu vào dải ngắm bắn (đạn tên lửa hay pháo hàng không) như trước đây. Công việc của họ được đơn giản hóa theo phương thức mới “nhìn và bắn”. Điều này cho phép họ tự tin hơn và ra quyết định nhanh chóng hơn.
Thực tế trong nhiều thập kỷ qua (kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên), trên thế giới hầu như không xảy ra các cuộc không chiến quy mô lớn, vốn là nền tảng tạo ra các cuộc cách mạng về công nghệ hàng không chiến đấu.
Bắt đầu từ thập kỷ 1970, Mỹ đã xây dựng “thư viện” không chiến thông qua thông tin và kinh nghiệm của phi công thu được trong quá trình huấn luyện. Đây chính là nền tảng cho việc phát triển công nghệ hàng không quân sự Mỹ trong những năm tiếp theo. Đối với không chiến quần vòng, yếu tố cách mạng đến từ việc ra mắt mũ phi công điều khiển tích hợp (HMD).
Cần nhấn mạnh rằng, tuy Mỹ có những tiến bộ vượt bậc về công nghệ HMD, nhưng Liên Xô mới là quốc gia áp dụng rộng rãi công nghệ này. Điều này do đặc thù chiến thuật không chiến của Nga và thể hiện rõ nhất trên chiến đấu cơ MiG-29.
Được thiết kế là máy bay đánh chặn điểm tầm ngắn, MiG-29 mang chủ yếu là tên lửa không đối không, trong đó có tên lửa dẫn bắn hồng ngoại. Việc tích hợp HMD trên máy bay MiG-29, phối hợp với hệ thống sục sạo quang-hồng ngoại và đặc tính khí động học ưu thế cho phép nó có góc bắn tầm gần rộng hơn hẳn đối thủ cùng lớp ở Phương Tây là F-16.
Trong các cuộc tập trận giữa Đức và Mỹ, tiêm kích MiG-29 với trang bị HMD đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn trong không chiến tầm ngắn với các máy bay F-16. Từ ưu thế này, trang bị HMD và thiết bị tìm kiếm quang-hồng ngoại đã trở thành trang bị không thể thiếu trên các chiến đấu cơ Nga.
Về phần mình, năm 2011, Mỹ vừa cho ra mắt hệ thống thiết bị tích hợp trên mũ phi công có thể tháo rời thế hệ mới JHMCS. Điểm đặc biệt của JHMCS phiên bản II là khả năng nhận diện điểm ảnh mắt phi công nhìn tới và điều khiển đầu dò tên lửa hướng theo.
Điều này cho phép phi công có thể khai khỏa tên lửa vào mục tiêu với khả năng nhìn và góc bắn tên lửa tầm gần cực rộng (>120 độ) ở bán cầu trước máy bay. Ngoài ra, JHMCS cũng được thiết kế sao cho phi công có thể hoạt động thoải mái nhất, nhưng chi phí chế tạo không mấy dễ chịu với 1 triệu USD/mũ.
Điểm nhấn nữa của JHMCS là việc tích hợp hiển thị thông tin trạng thái máy bay lên kính mũ tương tự như màn hình hiển thị phía trước trên máy bay (HUD). Với trang bị này, phi công chiến đấu hầu như không cần nhìn xuống bảng điều khiển. So với máy bay thế hệ cũ, JHMCS cho phi công “thảnh thơi hơn” để cơ động tới các vị trí tác xạ thích hợp.
Các chuyên gia đánh giá, những “tối giản” của HMD mang lại cho phi công lợi thế “10 giây”. Ưu thế này trong không chiến quần vòng, vốn có thể thay đổi trong tích tắc, được coi là bước tiến cách mạng trong không chiến tầm gần.
Tuy nhiên, để làm chủ được thiết bị hiện đại này, phi công cần thêm tới hàng trăm giờ bay. Đây chính là yếu tố giải thích nhiều thập kỷ qua, Nga và Trung Quốc luôn chi nhiều tiền hơn cho quá trình đào tạo phi công so với phương Tây.
Ngoài Mỹ, Israel cũng là quốc gia đầu tư mạnh cho công nghệ này với việc phát triển mũ phi công DASH. Hãng Elbit nhờ việc tiếp cận với công nghệ trên JHMCS đã “nội địa hóa” chúng trên DASH với nhiều tính năng phù hợp hơn cho phi công Israel.
Điểm trừ chính đối với công nghệ HMD là do tích hợp nhiều thiết bị làm trọng lượng mũ phi công rất nặng gây ảnh hưởng tới hoạt động của cổ. Đối với phi công, mũ không được nặng quá 2kg vì rất có hại cho xương và cơ ở vùng cổ. Thậm chí ở những động tác bay quá tải trọng lực lớn (lực G) trọng lượng dồn ép lên cổ phi công có thể đạt tới 17,2kg.
Để khắc phục tình trạng trên, nhiều thập kỷ qua, phi công đã phải luyện tập “chiến thắng điểm yếu” trên. Trong thực tế hoạt động, nhiều phi công khi mang mũ quá nặng đã gặp phải tình trạng khó thở, thậm chí là bất tỉnh ngắn vì “thiết bị quá khổ” này.
Để tận dụng điểm mạnh của HMD, các thế hệ tên lửa không đối không tầm gần sử dụng đầu do quang truyền hình, hồng ngoại-cực tím đều được mở rộng góc quét tương ứng với góc nhìn của phi công.
Thậm chí một số dòng đạn tên lửa thế hệ mới như: Python 5, AIM-9X, R-73M2 có góc quét gần như 180 độ xung quanh máy bay. HMD cũng cho phép thực hiện một số thuật phóng tên lửa chưa từng có từ trước tới nay như: Khóa mục tiêu sau khi phóng và phóng tên lửa ngược về phía sau máy bay. Nguồn ảnh: Foxt.