Đây không phải là ví dụ duy nhất cho thấy vũ khí thời Liên Xô vẫn được sử dụng ở phương Tây, và không chỉ dùng cho mục đích quân sự và cả dân sự. Vậy việc này có gây ra mối đe dọa nào cho Lực lượng vũ trang Nga?Trên bầu trời Estonia, nơi NATO đang diễn ra cuộc tập trận "Bão mùa xuân - 2021", máy bay chiến đấu Su-22M4 mang phù hiệu của Không quân Ba Lan đã được phát hiện. Đây là những chiếc máy bay khá cũ, được Quân đội Ba Lan đưa vào biên chế từ đầu những năm 1980, khi Ba Lan còn là thành viên của Hiệp ước Warsaw và nhận phần lớn vũ khí từ Moscow.Máy bay tiêm kích bom Su-22M4 của Ba Lan, là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, có tính năng tương đối tốt. Đây là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô có thiết kế “cánh cụp-cánh xòe”, thiên về tiến công mặt đất. Su-22 đã tham gia chiến tranh ở Afghanistan, trong vai trò máy bay ném bom của Quân đội Liên Xô.Hiện tại ở Nga, Su-17/22 chỉ có thể được nhìn thấy trong một số bảo tàng hàng không. Tổng cộng có 2.867 chiếc loại máy bay này đã được Sukhoi sản xuất. Ngoài Không quân Liên Xô, Su-17/22 còn phục vụ tại 15 quốc gia, bao gồm cả những quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw.Su-17/22 đã ngừng hoạt động trong Lực lượng Không quân Nga từ năm 1998; nhưng ở một số quốc gia, bao gồm cả Ba Lan, chúng vẫn tiếp tục được sử dụng trong một số phiên bản hiện đại hóa. Ba Lan hiện cũng là quốc gia duy nhất ở châu Âu vẫn đang sử dụng chiến đấu cơ Su-22M4K.Hiện Không quân Ba Lan còn 12 chiếc Su-22M4K và 6 chiếc làm nhiệm vụ huấn luyện. Thời gian phục vụ của chúng đã được kéo dài đến năm 2026; số Su-22M4K của Ba Lan được nâng cấp theo tiêu chuẩn của NATO, thông qua các hệ thống liên lạc, dẫn đường, tác chiến điện tử và tên lửa hiện đại hơn.Ngoài chức năng tiến công mặt đất, nhưng phiên bản Su-22M4K còn có khả năng trinh sát. Trong cuộc tập trận của NATO tại Estonia, Su-22M4K của Ba Lan tham gia với tư cách là máy bay trinh sát đường không.Hiện nay Không quân Ba Lan không có loại chiến đấu cơ đặc biệt nào quá hiện đại; trong lực lượng Không quân của của họ, vẫn có tới 20 chiếc tiêm kích MiG-29A của Liên Xô, nhưng không được nâng cấp hiện đại như những chiếc MiG-29M của Nga.Không quân Ba Lan cũng đã mua 48 chiếc F-16 C/D của Mỹ (36 máy bay chiến đấu và 12 máy bay huấn luyện). Họ cũng đặt hàng 32 chiếc F-35, nhưng chưa được đưa vào trang bị. Để đảm bảo sức mạnh, Không quân Ba Lan cho biết, họ chỉ loại biên máy bay Liên Xô, khi nhận đủ máy bay chiến đấu của Mỹ.Hiện nay số vũ khí do Liên Xô sản xuất vẫn còn nhiều quốc gia thành viên NATO sử dụng; nổi bật nhất là Romania, Không quân nước này hiện biên chế 36 máy bay chiến đấu MiG-21. Ngoài số của Quân đội Romania, còn lại được Bulgaria và Hungary tặng.Số MiG-21 này đã được hiện đại hóa bởi công ty Aerostar của Romania và Elbit của Israel, và vẫn có thể đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên Romania đã loại biên MiG-23 và MiG-29, mặc dù hiện đại hơn, do thiếu phụ tùng thay thế.Bulgaria cũng có MiG-21 và MiG-29; số MiG-21 ngoài tặng cho Romania, thì còn được đưa vào niêm cất. Còn số MiG-29 hiện đang ở trong tình trạng kỹ thuật tồi tệ, đến mức các phi công Bulgaria từ chối bay chúng.Ngoài ra Không quân Bulgaria còn có 8 chiếc cường kích Su-25, gần đây đã được hiện đại hóa tại nhà máy sửa chữa máy bay ở Belarus. Trên thực tế, đây là một cuộc đại tu lớn. Tuổi thọ của thân máy bay được kéo dài thêm 800 giờ bay, tuổi thọ động cơ R-95Sh thêm 500 giờ; đồng thời hiện đại hóa hệ thống vũ khí.Slovakia hiện cũng có 14 chiếc MiG-29 từ thời Liên Xô, nhưng chỉ có 4 chiếc có thể sẵn sàng chiến đấu, nhưng đã "ăn" hết 70% ngân sách của Không quân nước này. Những chiếc MiG-29 cũng được Không quân Đức sử dụng đến tận năm 2004, sau đó được bán cho Ba Lan.Ngay cả Mỹ hiện nay cũng đang sở hữu một số lượng lớn máy bay MiG-29 của Liên Xô. Vào năm 1997, Mỹ đã mua 21 máy bay MiG-29 từ Moldova, để tránh số máy bay này Moldova bán cho Iran. Hiện Lầu Năm Góc sử dụng số MiG-29 làm mục tiêu huấn luyện cho máy bay chiến đấu của họ.Có thể giả định rằng, số Su-22M4K của Ba Lan hiện có thể được sử dụng như một loại máy bay “trợ giảng” cho các phi công NATO khác, nhằm mục đích cho phi công NATO quen với các mục tiêu máy bay Nga.Nhưng việc các phi công NATO lấy Su-22M4K giả làm máy bay của Nga, để giúp thành thạo các chiến thuật không chiến với máy bay chiến đấu của Nga là một sai lầm; vì các loại máy bay chiến đấu của Nga hiện nay như Su-20SM hay Su-35S, đang “săn đuổi” máy bay NATO trên Biển Baltic hoàn toàn không có điểm gì giống Su-22M4. Nguồn ảnh: Pinterest. Không quân Bulgaria dùng MiG-29 bay huấn luyện cùng F-16 của NATO. Nguồn: USAF.
Đây không phải là ví dụ duy nhất cho thấy vũ khí thời Liên Xô vẫn được sử dụng ở phương Tây, và không chỉ dùng cho mục đích quân sự và cả dân sự. Vậy việc này có gây ra mối đe dọa nào cho Lực lượng vũ trang Nga?
Trên bầu trời Estonia, nơi NATO đang diễn ra cuộc tập trận "Bão mùa xuân - 2021", máy bay chiến đấu Su-22M4 mang phù hiệu của Không quân Ba Lan đã được phát hiện. Đây là những chiếc máy bay khá cũ, được Quân đội Ba Lan đưa vào biên chế từ đầu những năm 1980, khi Ba Lan còn là thành viên của Hiệp ước Warsaw và nhận phần lớn vũ khí từ Moscow.
Máy bay tiêm kích bom Su-22M4 của Ba Lan, là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, có tính năng tương đối tốt. Đây là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô có thiết kế “cánh cụp-cánh xòe”, thiên về tiến công mặt đất. Su-22 đã tham gia chiến tranh ở Afghanistan, trong vai trò máy bay ném bom của Quân đội Liên Xô.
Hiện tại ở Nga, Su-17/22 chỉ có thể được nhìn thấy trong một số bảo tàng hàng không. Tổng cộng có 2.867 chiếc loại máy bay này đã được Sukhoi sản xuất. Ngoài Không quân Liên Xô, Su-17/22 còn phục vụ tại 15 quốc gia, bao gồm cả những quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw.
Su-17/22 đã ngừng hoạt động trong Lực lượng Không quân Nga từ năm 1998; nhưng ở một số quốc gia, bao gồm cả Ba Lan, chúng vẫn tiếp tục được sử dụng trong một số phiên bản hiện đại hóa. Ba Lan hiện cũng là quốc gia duy nhất ở châu Âu vẫn đang sử dụng chiến đấu cơ Su-22M4K.
Hiện Không quân Ba Lan còn 12 chiếc Su-22M4K và 6 chiếc làm nhiệm vụ huấn luyện. Thời gian phục vụ của chúng đã được kéo dài đến năm 2026; số Su-22M4K của Ba Lan được nâng cấp theo tiêu chuẩn của NATO, thông qua các hệ thống liên lạc, dẫn đường, tác chiến điện tử và tên lửa hiện đại hơn.
Ngoài chức năng tiến công mặt đất, nhưng phiên bản Su-22M4K còn có khả năng trinh sát. Trong cuộc tập trận của NATO tại Estonia, Su-22M4K của Ba Lan tham gia với tư cách là máy bay trinh sát đường không.
Hiện nay Không quân Ba Lan không có loại chiến đấu cơ đặc biệt nào quá hiện đại; trong lực lượng Không quân của của họ, vẫn có tới 20 chiếc tiêm kích MiG-29A của Liên Xô, nhưng không được nâng cấp hiện đại như những chiếc MiG-29M của Nga.
Không quân Ba Lan cũng đã mua 48 chiếc F-16 C/D của Mỹ (36 máy bay chiến đấu và 12 máy bay huấn luyện). Họ cũng đặt hàng 32 chiếc F-35, nhưng chưa được đưa vào trang bị. Để đảm bảo sức mạnh, Không quân Ba Lan cho biết, họ chỉ loại biên máy bay Liên Xô, khi nhận đủ máy bay chiến đấu của Mỹ.
Hiện nay số vũ khí do Liên Xô sản xuất vẫn còn nhiều quốc gia thành viên NATO sử dụng; nổi bật nhất là Romania, Không quân nước này hiện biên chế 36 máy bay chiến đấu MiG-21. Ngoài số của Quân đội Romania, còn lại được Bulgaria và Hungary tặng.
Số MiG-21 này đã được hiện đại hóa bởi công ty Aerostar của Romania và Elbit của Israel, và vẫn có thể đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên Romania đã loại biên MiG-23 và MiG-29, mặc dù hiện đại hơn, do thiếu phụ tùng thay thế.
Bulgaria cũng có MiG-21 và MiG-29; số MiG-21 ngoài tặng cho Romania, thì còn được đưa vào niêm cất. Còn số MiG-29 hiện đang ở trong tình trạng kỹ thuật tồi tệ, đến mức các phi công Bulgaria từ chối bay chúng.
Ngoài ra Không quân Bulgaria còn có 8 chiếc cường kích Su-25, gần đây đã được hiện đại hóa tại nhà máy sửa chữa máy bay ở Belarus. Trên thực tế, đây là một cuộc đại tu lớn. Tuổi thọ của thân máy bay được kéo dài thêm 800 giờ bay, tuổi thọ động cơ R-95Sh thêm 500 giờ; đồng thời hiện đại hóa hệ thống vũ khí.
Slovakia hiện cũng có 14 chiếc MiG-29 từ thời Liên Xô, nhưng chỉ có 4 chiếc có thể sẵn sàng chiến đấu, nhưng đã "ăn" hết 70% ngân sách của Không quân nước này. Những chiếc MiG-29 cũng được Không quân Đức sử dụng đến tận năm 2004, sau đó được bán cho Ba Lan.
Ngay cả Mỹ hiện nay cũng đang sở hữu một số lượng lớn máy bay MiG-29 của Liên Xô. Vào năm 1997, Mỹ đã mua 21 máy bay MiG-29 từ Moldova, để tránh số máy bay này Moldova bán cho Iran. Hiện Lầu Năm Góc sử dụng số MiG-29 làm mục tiêu huấn luyện cho máy bay chiến đấu của họ.
Có thể giả định rằng, số Su-22M4K của Ba Lan hiện có thể được sử dụng như một loại máy bay “trợ giảng” cho các phi công NATO khác, nhằm mục đích cho phi công NATO quen với các mục tiêu máy bay Nga.
Nhưng việc các phi công NATO lấy Su-22M4K giả làm máy bay của Nga, để giúp thành thạo các chiến thuật không chiến với máy bay chiến đấu của Nga là một sai lầm; vì các loại máy bay chiến đấu của Nga hiện nay như Su-20SM hay Su-35S, đang “săn đuổi” máy bay NATO trên Biển Baltic hoàn toàn không có điểm gì giống Su-22M4. Nguồn ảnh: Pinterest.
Không quân Bulgaria dùng MiG-29 bay huấn luyện cùng F-16 của NATO. Nguồn: USAF.