Với lịch sử hoạt động gần 50 năm, AH-1 Cobra không phải là cái tên quá xa lạ trong nhiều cuộc chiến trên thế giới. Nó là một trong những dòng trực thăng vũ trang thành công nhất của Quân đội Mỹ. Và tiếp nối thành công của AH-1 Cobra chính là AH-1Z Viper - thanh gươm duy nhất của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ trên mọi chiến trường. Nguồn ảnh: military-todaySở dĩ nói như vậy là bởi AH-1Z Viper là dòng trực thăng tấn công duy nhất mà LTĐB Mỹ được trang bị, thậm chí nó cũng mới được đưa vào biên chế chính thức từ năm 2012 sau hơn 10 năm phát triển từ nền tảng AH-1 trước đó. Nguồn ảnh: YouTubeTrong tất cả các biến thể của AH-1 Cobra thì trực thăng tấn công AH-1Z Viper được xem là biến thể nâng cấp toàn diện nhất kể từ năm 1965 cho tới nay. Chương trình phát triển AH-1Z Viper được LTĐB Mỹ thai nghén từ tận giữa những năm 1990 và dĩ nhiên thực hiện kế hoạch này vẫn là hãng Bell cha đẻ của AH-1 Cobra, song song với AH-1Z Viper còn có UH-1Y Venom cả hai đều nằm trong cùng một chương trình. Nguồn ảnh: military-todayĐể giảm thiểu chi phí dành cho việc đưa vào trang bị Viper, Lầu Năm Góc đã tận dụng tối đa số AH-1W cũ đã loại biên và nâng cấp chúng lên chuẩn AH-1Z, trong khi đó số AH-1Z được sản xuất mới chỉ khoảng 58 chiếc. Về cơ bản thiết kế của AH-1W và AH-1Z khá tương đồng do đó quá trình nâng cấp khá dễ dàng chủ yếu tập chung vào hệ thống vũ khí và trang thiết bị điện tử. Nguồn ảnh: military-todayAH-1Z được phát triển và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến của LTĐB Mỹ trong môi trường chiến tranh hiện đại khi các dòng trực thăng vũ trang ngày càng đóng vai trò sống còn trên chiến trường. Và LTĐB Mỹ cần tới ít nhất 189 chiếc AH-1Z trong giai đoạn từ nay đến trước năm 2020. Nguồn ảnh: military-todayBên cạnh việc sở hữu thiết kế và trang thiết bị điện tử mới, một trong những điểm nhấn khác của trực thăng AH-1Z chính là hệ thống động cơ đôi turboshaft General Electric T700-GE-401C kết hợp với đó là hệ thống cánh quạt nâng bốn cánh thay vì chỉ hai như các phiên bản AH-1 trước đó. Hệ thống cánh quạt nâng mới giúp AH-1Z tăng khả năng hoạt động ổn định lên đến 70% và cho phép máy bay có thể đạt tới vận tốc hơn 400km/h. Nguồn ảnh: military-todayDù thiết kế buồng lái cũng như giao diện điều khiển trên AH-1Z được thay đổi hoàn toàn so với AH-1W khiến quá trình làm quen với máy bay mới trở nên khó khăn hơn, nhưng bù lại nó lại hướng đến sự tối ưu hóa giúp phi công giảm thiểu tối đa mọi hoạt động dư thừa trong suốt quá trình bay cũng như tác chiến trên không. Nguồn ảnh: WikimediaMũ bay mới cũng là điểm sáng trên AH-1Z khi nó hổ trợ tối đa phi hành đoàn trong tác chiến không hề thua kém so với mẫu mũ bay thông minh trên trực thăng tấn công AH-64 Apache. Bên cạnh việc hiển thị thông số bay hệ thống mũ bay thông minh còn cho phép phi công AH-1Z điều khiển hệ thống vũ khí mà nó được tích hợp. Nguồn ảnh: WikimediaTrong ảnh là bội đôi trực thăng AH-1Z Viper và UH-1Y Venom của LTĐB Mỹ và đây cũng là lực lượng duy nhất thuộc Quân đội Mỹ được trang bị hai dòng trực thăng này. Nguồn ảnh: PinteresVới việc cải thiện hệ thống động cơ cùng trang thiết bị điện tử, AH-1Z có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm hoặc trong điều kiện thời tiết bất lợi. Hổ trợ cho nó là hệ thống thiết bị quan sát hồng ngoại tiên tiến dành cho phi công cho phép quan sát các mục tiêu tầm xa ngay cả trong điều kiện đêm tối, hay hiện đại hơn là hệ thống kiểm soát bay tự động và hệ thống radar điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: military-todayNhìn chung AH-1Z chỉ là bài toán tạm thời dành cho LTĐB Mỹ trong việc duy trì khả năng hổ trợ hỏa lực trên không khi lực lượng này vẫn chưa được trang bị một dòng trực thăng tấn công nào khác phù hợp hơn. Nhưng điều này cũng không thể kéo dài mãi mãi trong tương lai gần. Nguồn ảnh: battlefield.wikiaHệ thống vũ khí trên AH-1Z về cơ bản vẫn được giữ nguyên so với AH-1W với pháo tự động ba nòng 20mm M197 cùng 750 viên đạn. Còn hệ thống tên lửa tấn công được triển khai trên 6 giá treo vũ khí được đặt ở cánh phụ. Nguồn ảnh: YouTubeMỗi cánh phụ của AH-1Z có thể mang theo tới ba loại tên lửa tấn công khác nhau với ít nhất 4 tên lửa chống tăng dẫn đường AGM-114 Hellfire, hệ thống rocket phóng loạt 70mm Hydra 70 hoặc APKWS II và tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Với hệ thống vũ khí này AH-1Z có thể tham gia tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau từ mặt đất cho đến cả không chiến. Nguồn ảnh: Grubby FingersNgoài việc cải thiện sức mạnh hỏa lực, AH-1Z cũng được tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường với một trong những cải tiến dễ nhận thấy nhất là hệ thống ống xả động cơ đặc biệt nhằm vô hiệu hóa đầu dẫn hồng ngoại từ tên lửa không đối không hoặc không đối đất. Cùng với đó là một số biện pháp phòng vệ thụ động khác như cảnh báo sớm, gây nhiễu điện tử. Nguồn ảnh: Defense Industry DailyDo hoạt động thường xuyên ở môi trường biển nên phần thân, cánh quạt nâng hay lớp sơn bên ngoài của AH-1Z cũng được chế tạo từ các loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn nhằm kéo dài thời gian phục vụ của trực thăng trước mỗi chu kỳ bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Asian DefenceTechnology
Với lịch sử hoạt động gần 50 năm, AH-1 Cobra không phải là cái tên quá xa lạ trong nhiều cuộc chiến trên thế giới. Nó là một trong những dòng trực thăng vũ trang thành công nhất của Quân đội Mỹ. Và tiếp nối thành công của AH-1 Cobra chính là AH-1Z Viper - thanh gươm duy nhất của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ trên mọi chiến trường. Nguồn ảnh: military-today
Sở dĩ nói như vậy là bởi AH-1Z Viper là dòng trực thăng tấn công duy nhất mà LTĐB Mỹ được trang bị, thậm chí nó cũng mới được đưa vào biên chế chính thức từ năm 2012 sau hơn 10 năm phát triển từ nền tảng AH-1 trước đó. Nguồn ảnh: YouTube
Trong tất cả các biến thể của AH-1 Cobra thì trực thăng tấn công AH-1Z Viper được xem là biến thể nâng cấp toàn diện nhất kể từ năm 1965 cho tới nay. Chương trình phát triển AH-1Z Viper được LTĐB Mỹ thai nghén từ tận giữa những năm 1990 và dĩ nhiên thực hiện kế hoạch này vẫn là hãng Bell cha đẻ của AH-1 Cobra, song song với AH-1Z Viper còn có UH-1Y Venom cả hai đều nằm trong cùng một chương trình. Nguồn ảnh: military-today
Để giảm thiểu chi phí dành cho việc đưa vào trang bị Viper, Lầu Năm Góc đã tận dụng tối đa số AH-1W cũ đã loại biên và nâng cấp chúng lên chuẩn AH-1Z, trong khi đó số AH-1Z được sản xuất mới chỉ khoảng 58 chiếc. Về cơ bản thiết kế của AH-1W và AH-1Z khá tương đồng do đó quá trình nâng cấp khá dễ dàng chủ yếu tập chung vào hệ thống vũ khí và trang thiết bị điện tử. Nguồn ảnh: military-today
AH-1Z được phát triển và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến của LTĐB Mỹ trong môi trường chiến tranh hiện đại khi các dòng trực thăng vũ trang ngày càng đóng vai trò sống còn trên chiến trường. Và LTĐB Mỹ cần tới ít nhất 189 chiếc AH-1Z trong giai đoạn từ nay đến trước năm 2020. Nguồn ảnh: military-today
Bên cạnh việc sở hữu thiết kế và trang thiết bị điện tử mới, một trong những điểm nhấn khác của trực thăng AH-1Z chính là hệ thống động cơ đôi turboshaft General Electric T700-GE-401C kết hợp với đó là hệ thống cánh quạt nâng bốn cánh thay vì chỉ hai như các phiên bản AH-1 trước đó. Hệ thống cánh quạt nâng mới giúp AH-1Z tăng khả năng hoạt động ổn định lên đến 70% và cho phép máy bay có thể đạt tới vận tốc hơn 400km/h. Nguồn ảnh: military-today
Dù thiết kế buồng lái cũng như giao diện điều khiển trên AH-1Z được thay đổi hoàn toàn so với AH-1W khiến quá trình làm quen với máy bay mới trở nên khó khăn hơn, nhưng bù lại nó lại hướng đến sự tối ưu hóa giúp phi công giảm thiểu tối đa mọi hoạt động dư thừa trong suốt quá trình bay cũng như tác chiến trên không. Nguồn ảnh: Wikimedia
Mũ bay mới cũng là điểm sáng trên AH-1Z khi nó hổ trợ tối đa phi hành đoàn trong tác chiến không hề thua kém so với mẫu mũ bay thông minh trên trực thăng tấn công AH-64 Apache. Bên cạnh việc hiển thị thông số bay hệ thống mũ bay thông minh còn cho phép phi công AH-1Z điều khiển hệ thống vũ khí mà nó được tích hợp. Nguồn ảnh: Wikimedia
Trong ảnh là bội đôi trực thăng AH-1Z Viper và UH-1Y Venom của LTĐB Mỹ và đây cũng là lực lượng duy nhất thuộc Quân đội Mỹ được trang bị hai dòng trực thăng này. Nguồn ảnh: Pinteres
Với việc cải thiện hệ thống động cơ cùng trang thiết bị điện tử, AH-1Z có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm hoặc trong điều kiện thời tiết bất lợi. Hổ trợ cho nó là hệ thống thiết bị quan sát hồng ngoại tiên tiến dành cho phi công cho phép quan sát các mục tiêu tầm xa ngay cả trong điều kiện đêm tối, hay hiện đại hơn là hệ thống kiểm soát bay tự động và hệ thống radar điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: military-today
Nhìn chung AH-1Z chỉ là bài toán tạm thời dành cho LTĐB Mỹ trong việc duy trì khả năng hổ trợ hỏa lực trên không khi lực lượng này vẫn chưa được trang bị một dòng trực thăng tấn công nào khác phù hợp hơn. Nhưng điều này cũng không thể kéo dài mãi mãi trong tương lai gần. Nguồn ảnh: battlefield.wikia
Hệ thống vũ khí trên AH-1Z về cơ bản vẫn được giữ nguyên so với AH-1W với pháo tự động ba nòng 20mm M197 cùng 750 viên đạn. Còn hệ thống tên lửa tấn công được triển khai trên 6 giá treo vũ khí được đặt ở cánh phụ. Nguồn ảnh: YouTube
Mỗi cánh phụ của AH-1Z có thể mang theo tới ba loại tên lửa tấn công khác nhau với ít nhất 4 tên lửa chống tăng dẫn đường AGM-114 Hellfire, hệ thống rocket phóng loạt 70mm Hydra 70 hoặc APKWS II và tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Với hệ thống vũ khí này AH-1Z có thể tham gia tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau từ mặt đất cho đến cả không chiến. Nguồn ảnh: Grubby Fingers
Ngoài việc cải thiện sức mạnh hỏa lực, AH-1Z cũng được tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường với một trong những cải tiến dễ nhận thấy nhất là hệ thống ống xả động cơ đặc biệt nhằm vô hiệu hóa đầu dẫn hồng ngoại từ tên lửa không đối không hoặc không đối đất. Cùng với đó là một số biện pháp phòng vệ thụ động khác như cảnh báo sớm, gây nhiễu điện tử. Nguồn ảnh: Defense Industry Daily
Do hoạt động thường xuyên ở môi trường biển nên phần thân, cánh quạt nâng hay lớp sơn bên ngoài của AH-1Z cũng được chế tạo từ các loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn nhằm kéo dài thời gian phục vụ của trực thăng trước mỗi chu kỳ bảo dưỡng. Nguồn ảnh: Asian DefenceTechnology