Mặc dù quân đội Israel đã điều động trực thăng vũ trang Apache và vũ khí tiên tiến khác để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào lực lượng vũ trang Hamas Palestine từ ngày 8/10, nhưng hai bên đã dần đưa giao tranh trở lại kịch bản “thông thường” quen thuộc.Tuy nhiên sự bị động, bất ngờ của Israel trước cuộc đột kích của Hamas vẫn khiến thế giới bên ngoài hết sức lo ngại. Đặc biệt là các loại thiết bị công nghệ cao, được Israel phát triển và nhập khẩu với chi phí rất lớn, tại sao lần này lại kém hiệu quả như vậy?Để đối phó với cuộc đột kích quy mô lớn do Hamas phát động, hãng tin Mỹ CNN ngày 8/10 đã có bài khiến dư luận đặt câu hỏi: Tại sao các biện pháp an ninh biên giới phức tạp của Israel không có tác dụng?CNN viết, trong nhiều thập kỷ, Israel đã trở thành một cường quốc công nghệ với lực lượng vũ trang ấn tượng và sở hữu một trong những cơ quan tình báo nổi bật nhất thế giới.Mặc dù Israel “không lạ” với cuộc tấn công bất ngờ của Hamas, nhưng cuộc tấn công vào ngày 7/10 vẫn khiến quân đội Israel bất ngờ. "Chưa bao giờ họ thấy sự xâm nhập và đột phá toàn diện như vậy vào các căn cứ quân sự và thị trấn"; CNN viết.Theo thông tin của CNN, kể từ khi Israel rút quân khỏi Dải Gaza vào năm 2005, nước này đã chi hàng tỷ USD để bảo vệ biên giới khỏi các cuộc tấn công của các nhóm vũ trang cực đoan người Palestine. Hệ thống bảo vệ của Israel bao gồm việc triển khai nhiều hệ thống phòng thủ khác nhau, để ngăn chặn bất kỳ loại vũ khí nào bắn từ dải đất Gaza vào Israel và xây dựng bức tường biên giới để ngăn chặn "những kẻ khủng bố", sử dụng đường hầm để vượt qua biên giới dưới lòng đất. Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Anh (BBC) đã giới thiệu chi tiết về bức tường biên giới thông minh của Israel. Theo thông tin, trước sự phong tỏa toàn diện của Israel, Hamas đã xây dựng một mạng lưới đường hầm phức tạp dưới lòng đất ở Gaza để buôn lậu thực phẩm, thuốc men và vũ khí.Vào tháng 7/2014, các chiến binh Hamas đã đột nhập vào Israel thông qua một trong các đường hầm và thực hiện thành công cuộc tấn công vào một tiền đồn của Israel, gây ra xung đột quân sự quy mô lớn giữa hai bên. Sau đó, quân đội Israel tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc xây dựng bức tường biên giới thông minh xung quanh Gaza, nhằm cắt đứt lối đi bí mật của Gaza với thế giới bên ngoài.Bức tường này trị giá khoảng 1,1 tỷ USD, dài 64 km, bề mặt là hàng rào dây thép gai cao 6m, phía trên lắp đặt hệ thống radar và camera, các trạm vũ khí tự động điều khiển từ xa. Với những khu vực dân cư, hàng rào thép gai được thay bằng tường bê tông đúc sẵn.Chân móng của hàng rào thép gai hoặc tường bê tông sâu vài mét và được trang bị các cảm biến có thể phát hiện các rung động trong lòng đất, để theo dõi các hoạt động đào hầm có thể xảy ra. Những cảm biến được xây dựng dọc theo hàng rào có thể chuyển tiếp tất cả thông tin giám sát đến các căn cứ quân sự gần đó.Đồng thời, quân đội Israel thường xuyên cử đội tuần tra kiểm tra dọc bức tường biên giới. Theo BBC, chỉ riêng trong quá trình xây dựng bức tường biên giới, quân đội Israel đã phát hiện và phá hủy 18 đường hầm.Bức tường biên giới cũng kéo dài từ đất liền ra biển, do đầu năm 2018, một sĩ quan hải quân cấp cao của Israel đã nêu bật mối đe dọa từ biển. Bức tường biên giới trên biển cũng gồm hai phần: phần dưới nước và phần dưới lòng đất, được trang bị hệ thống phát hiện người vượt biên trên biển và hệ thống vũ khí điều khiển từ xa.Bức tường bảo vệ biên giới cuối cùng đã hoàn thành vào năm 2021, khi đó Tham mưu trưởng Israel Aviv Kohawi từng tự hào tuyên bố: "Rào cản này là một phần của bức tường sắt phòng thủ trên bộ, trên không và trên biển của chúng tôi". Chưa hết, Quân đội Israel còn triển khai nhiều vũ khí đánh chặn laser dọc theo bức tường biên giới để bảo vệ lãnh thổ Israel khỏi tên lửa, rocket và UAV.Tuy nhiên, trong cuộc đột kích do Hamas phát động vào ngày 7/10, bức tường biên giới thông minh, được xây dựng với sự đầu tư lớn nhưng phát huy vai trò rất hạn chế, do Hamas đã tổ chức và thực hiện cẩn thận các hoạt động chung phức tạp trên bộ, trên biển và trên không.Trong số đó, đội tấn công đường không đã sử dụng dù lượn có động cơ để vượt qua bức tường biên giới từ trên không; tuy quân số thực tế không lớn, nhưng đã thành công khi thu hút được phần lớn sự chú ý của quân đội Israel.Trang "Momentum" của Mỹ cho rằng, đoạn video do Hamas công bố cho thấy, UAV đóng vai trò quan trọng trong việc chọc thủng hàng phòng thủ biên giới của Israel. Những khối chất nổ do những chiếc UAV này thả, đã phá hủy trạm vũ khí tự động gần bức tường biên giới, xe tăng Merkava cũng như binh lính của lực lượng tuần tra Israel.Tiếp sau màn “hỏa lực chuẩn bị”, Hamas đã sử dụng máy ủi để phá bỏ hàng rào thép gai mà không bị can thiệp, giúp hàng trăm nhân viên vũ trang dễ dàng vượt qua nhiều lỗ hổng trên bức tường biên giới và tiến vào lãnh thổ Israel.Các chuyên gia quân sự được trang Sohu của Trung Quốc phỏng vấn thì cho rằng, bức tường biên giới thông minh được Israel xây dựng với sự đầu tư lớn, nhưng phát huy khả năng bảo vệ hạn chế và chỉ có thể ngăn chặn các cuộc xâm nhập quy mô nhỏ, chứ không thể đối phó với các cuộc tấn công trực diện. Theo tầm nhìn của quân đội Israel, với khả năng thu thập thông tin tình báo mạnh mẽ của họ, nếu Hamas muốn tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn, các manh mối sẽ được phát hiện ngay trong giai đoạn tập hợp, và quân đội Israel có thể điều động lực lượng để thực hiện “các cuộc tấn công phủ đầu”. Tuy nhiên, lần này quân đội Israel quá lỏng lẻo và không hề chuẩn bị cho trận chiến. Và các hoạt động chung được lên kế hoạch tốt của Hamas đã phát huy tác dụng đánh lạc hướng, ngay cả truyền thông phương Tây cũng phải ngạc nhiên rằng, "cuộc tấn công trên bộ của Hamas không có sự kháng cự".Tuy nhiên, bức tường biên giới của Israel không phải là không có tác dụng. Đơn vị đột kích hàng hải của Hamas trên tàu cao tốc đã hứng chịu hỏa lực của Israel và chịu tổn thất nặng nề.
Mặc dù quân đội Israel đã điều động trực thăng vũ trang Apache và vũ khí tiên tiến khác để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào lực lượng vũ trang Hamas Palestine từ ngày 8/10, nhưng hai bên đã dần đưa giao tranh trở lại kịch bản “thông thường” quen thuộc.
Tuy nhiên sự bị động, bất ngờ của Israel trước cuộc đột kích của Hamas vẫn khiến thế giới bên ngoài hết sức lo ngại. Đặc biệt là các loại thiết bị công nghệ cao, được Israel phát triển và nhập khẩu với chi phí rất lớn, tại sao lần này lại kém hiệu quả như vậy?
Để đối phó với cuộc đột kích quy mô lớn do Hamas phát động, hãng tin Mỹ CNN ngày 8/10 đã có bài khiến dư luận đặt câu hỏi: Tại sao các biện pháp an ninh biên giới phức tạp của Israel không có tác dụng?
CNN viết, trong nhiều thập kỷ, Israel đã trở thành một cường quốc công nghệ với lực lượng vũ trang ấn tượng và sở hữu một trong những cơ quan tình báo nổi bật nhất thế giới.
Mặc dù Israel “không lạ” với cuộc tấn công bất ngờ của Hamas, nhưng cuộc tấn công vào ngày 7/10 vẫn khiến quân đội Israel bất ngờ. "Chưa bao giờ họ thấy sự xâm nhập và đột phá toàn diện như vậy vào các căn cứ quân sự và thị trấn"; CNN viết.
Theo thông tin của CNN, kể từ khi Israel rút quân khỏi Dải Gaza vào năm 2005, nước này đã chi hàng tỷ USD để bảo vệ biên giới khỏi các cuộc tấn công của các nhóm vũ trang cực đoan người Palestine.
Hệ thống bảo vệ của Israel bao gồm việc triển khai nhiều hệ thống phòng thủ khác nhau, để ngăn chặn bất kỳ loại vũ khí nào bắn từ dải đất Gaza vào Israel và xây dựng bức tường biên giới để ngăn chặn "những kẻ khủng bố", sử dụng đường hầm để vượt qua biên giới dưới lòng đất.
Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Anh (BBC) đã giới thiệu chi tiết về bức tường biên giới thông minh của Israel. Theo thông tin, trước sự phong tỏa toàn diện của Israel, Hamas đã xây dựng một mạng lưới đường hầm phức tạp dưới lòng đất ở Gaza để buôn lậu thực phẩm, thuốc men và vũ khí.
Vào tháng 7/2014, các chiến binh Hamas đã đột nhập vào Israel thông qua một trong các đường hầm và thực hiện thành công cuộc tấn công vào một tiền đồn của Israel, gây ra xung đột quân sự quy mô lớn giữa hai bên.
Sau đó, quân đội Israel tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc xây dựng bức tường biên giới thông minh xung quanh Gaza, nhằm cắt đứt lối đi bí mật của Gaza với thế giới bên ngoài.
Bức tường này trị giá khoảng 1,1 tỷ USD, dài 64 km, bề mặt là hàng rào dây thép gai cao 6m, phía trên lắp đặt hệ thống radar và camera, các trạm vũ khí tự động điều khiển từ xa. Với những khu vực dân cư, hàng rào thép gai được thay bằng tường bê tông đúc sẵn.
Chân móng của hàng rào thép gai hoặc tường bê tông sâu vài mét và được trang bị các cảm biến có thể phát hiện các rung động trong lòng đất, để theo dõi các hoạt động đào hầm có thể xảy ra. Những cảm biến được xây dựng dọc theo hàng rào có thể chuyển tiếp tất cả thông tin giám sát đến các căn cứ quân sự gần đó.
Đồng thời, quân đội Israel thường xuyên cử đội tuần tra kiểm tra dọc bức tường biên giới. Theo BBC, chỉ riêng trong quá trình xây dựng bức tường biên giới, quân đội Israel đã phát hiện và phá hủy 18 đường hầm.
Bức tường biên giới cũng kéo dài từ đất liền ra biển, do đầu năm 2018, một sĩ quan hải quân cấp cao của Israel đã nêu bật mối đe dọa từ biển. Bức tường biên giới trên biển cũng gồm hai phần: phần dưới nước và phần dưới lòng đất, được trang bị hệ thống phát hiện người vượt biên trên biển và hệ thống vũ khí điều khiển từ xa.
Bức tường bảo vệ biên giới cuối cùng đã hoàn thành vào năm 2021, khi đó Tham mưu trưởng Israel Aviv Kohawi từng tự hào tuyên bố: "Rào cản này là một phần của bức tường sắt phòng thủ trên bộ, trên không và trên biển của chúng tôi". Chưa hết, Quân đội Israel còn triển khai nhiều vũ khí đánh chặn laser dọc theo bức tường biên giới để bảo vệ lãnh thổ Israel khỏi tên lửa, rocket và UAV.
Tuy nhiên, trong cuộc đột kích do Hamas phát động vào ngày 7/10, bức tường biên giới thông minh, được xây dựng với sự đầu tư lớn nhưng phát huy vai trò rất hạn chế, do Hamas đã tổ chức và thực hiện cẩn thận các hoạt động chung phức tạp trên bộ, trên biển và trên không.
Trong số đó, đội tấn công đường không đã sử dụng dù lượn có động cơ để vượt qua bức tường biên giới từ trên không; tuy quân số thực tế không lớn, nhưng đã thành công khi thu hút được phần lớn sự chú ý của quân đội Israel.
Trang "Momentum" của Mỹ cho rằng, đoạn video do Hamas công bố cho thấy, UAV đóng vai trò quan trọng trong việc chọc thủng hàng phòng thủ biên giới của Israel. Những khối chất nổ do những chiếc UAV này thả, đã phá hủy trạm vũ khí tự động gần bức tường biên giới, xe tăng Merkava cũng như binh lính của lực lượng tuần tra Israel.
Tiếp sau màn “hỏa lực chuẩn bị”, Hamas đã sử dụng máy ủi để phá bỏ hàng rào thép gai mà không bị can thiệp, giúp hàng trăm nhân viên vũ trang dễ dàng vượt qua nhiều lỗ hổng trên bức tường biên giới và tiến vào lãnh thổ Israel.
Các chuyên gia quân sự được trang Sohu của Trung Quốc phỏng vấn thì cho rằng, bức tường biên giới thông minh được Israel xây dựng với sự đầu tư lớn, nhưng phát huy khả năng bảo vệ hạn chế và chỉ có thể ngăn chặn các cuộc xâm nhập quy mô nhỏ, chứ không thể đối phó với các cuộc tấn công trực diện.
Theo tầm nhìn của quân đội Israel, với khả năng thu thập thông tin tình báo mạnh mẽ của họ, nếu Hamas muốn tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn, các manh mối sẽ được phát hiện ngay trong giai đoạn tập hợp, và quân đội Israel có thể điều động lực lượng để thực hiện “các cuộc tấn công phủ đầu”.
Tuy nhiên, lần này quân đội Israel quá lỏng lẻo và không hề chuẩn bị cho trận chiến. Và các hoạt động chung được lên kế hoạch tốt của Hamas đã phát huy tác dụng đánh lạc hướng, ngay cả truyền thông phương Tây cũng phải ngạc nhiên rằng, "cuộc tấn công trên bộ của Hamas không có sự kháng cự".
Tuy nhiên, bức tường biên giới của Israel không phải là không có tác dụng. Đơn vị đột kích hàng hải của Hamas trên tàu cao tốc đã hứng chịu hỏa lực của Israel và chịu tổn thất nặng nề.