Nếu quan sát kỹ sàn đáp của tàu sân bay duy nhất của Nga, bạn có thể thấy rằng, Hải quân Nga có nhiều hơn một loại tiêm kích hạm hoạt động trên tàu sân bay.Ngoài loại tiêm kích hạm hạng nặng Su-33, Hải quân Nga còn có máy bay hoạt động trên tàu sân bay hạng trung là MIG-29K và máy bay huấn luyện trên tàu sân bay Su-25UTG. Như vậy trên tàu sân bay của Hải quân Nga, có nhiều loại tiêm kích hạm.Tiêm kích hạm Su-33 được Liên Xô phát triển và sản xuất, dựa trên dòng tiêm kích Su-27 Flanker nổi danh; được lãnh đạo Liên Xô kỳ vọng, có thể cạnh tranh được với F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ. Nhưng tại sao sau này, Nga lại không tiếp tục sản xuất và trang bị đại trà Su-33 cho tàu sân bay duy nhất của họ?Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do Liên Xô tan rã và Nga không có khả năng tái sản xuất tiêm kích hạm hạng nặng Su-33; nên có thể nói, không phải Hải quân Nga từ bỏ Su-33, mà chính xác là Hải quân Nga không có nguồn lực để tiếp tục.Tổng cộng không quân hải quân Nga được kế thừa 24-33 chiếc Su-33 của Quân đội Liên Xô; nhưng số lượng 24 chiếc Su-33 biên chế trên một tàu sân bay là không đủ, do vậy Hải quân Nga cần thêm các loại máy bay hoạt động trên các tàu sân bay khác. Lúc này Hải quân Nga xem xét tiêm kích MiG-29K, một phương án rẻ hơn, nhưng cũng do không đủ kinh phí nên dự án đã bị dừng lại. Đúng lúc này, một quốc gia đã xuất hiện, giải quyết sự “khó khăn” của Hải quân Nga, đó là Ấn Độ.Ấn Độ lúc này cần một tàu sân bay và Nga đề nghị tặng tàu sân bay đã qua sử dụng cho Hải quân Ấn Độ, nhưng Ấn Độ cần phải trả chi phí chuyển đổi tàu sân bay; đồng thời phải mua tiêm kích hạm của Nga sản xuất.Loại tiêm kích hạm được Ấn Độ lựa chọn là MiG-29K chứ không phải Su-33; vì vậy, dự án MiG-29K được khởi động lại, khi có nguồn kinh phí từ Ấn Độ và không quân hải quân Nga cũng được hưởng lợi từ dự án này.Hải quân Nga đã sử dụng nguồn vốn do Ấn Độ cung cấp để mua máy bay hoạt động trên tàu sân bay MiG-29K với chi phí thấp hơn, giải quyết vấn đề nan giải về tình trạng không đủ máy bay hoạt động trên tàu sân bay Kuznetsov.Tuy nhiên khả năng tác chiến của tiêm kích hạm MiG-29K kém xa so với tiêm kích hạm hạng nặng Su-33. Mẫu trên bộ MiG-29 có danh hiệu "hậu vệ sân bay phía trước", có nghĩa là máy bay chiến đấu MiG-29 có bán kính chiến đấu và tải trọng hạn chế.Tiêm kích hạm MiG-29K được cải tiến từ mẫu MiG-29, cũng “thừa hưởng” những khuyết điểm về tải trọng nhỏ và tầm hoạt động ngắn của phiên bản trên mặt đất; điều mà Hải quân Nga không chỉ ra, trong khi Hải quân Ấn Độ đã “thẳng thừng” chỉ ra.Đồng thời Hải quân Ấn Độ nhận thấy, MiG-29 có nhiều sai sót về thiết kế khi sử dụng, do vậy Ấn Độ đã yêu cầu Nga giải quyết. Nhưng Nga cho biết, họ hoàn toàn có thể giải quyết được, nhưng phải trả phí nâng cấp MiG-29K và Ấn Độ lại tiếp tục phải chi thêm tiền.Ở một khía cạnh khác, Hải quân Ấn Độ không hài lòng với tiêm kích hạm MiG-29K khi lựa chọn tiêm kích hạm cho tàu sân bay tiếp theo của họ. Hải quân Ấn Độ quyết định không sử dụng MiG-29K nữa, mà có ý định sử dụng tiêm kích hạm Rafale-M của Pháp, hoặc F/A-18 của Mỹ hoặc LCA do Ấn Độ tự sản xuất.Với loại tiêm kích hạm MiG-29K, không chỉ Hải quân Ấn Độ gặp nhiều tai nạn khi sử dụng, mà khi Hải quân Nga đã sử dụng MIG-29K để tham gia các hoạt động chiến đấu ở Syria, cũng thường xảy ra tai nạn mất máy bay. Nhưng đến thời điểm hiện tại, không có tổn thất trong chiến đấu của phiên bản chiến đấu này.Hiện Hải quân Nga không còn phương án nào khác, đó là tiếp tục sử dụng tiêm kích hạm MiG-29K và Su-33K. Hải quân Nga vẫn chưa loại bỏ MiG-29K, vì không thể tái khởi động dây chuyền sản xuất Su-33, vì nhu cầu không thực sự lớn và không có khách hàng quốc tế.Trong vài thập kỷ tới, số tiêm kích hạm của Hải quân Nga vẫn là Su-33 và MIG-29K; hiện Quân đội Nga không có kế hoạch phát triển tiêm kích hạm mới. Bản thân Su-57 không thích hợp để sử dụng làm tiêm kích hạm và giờ đây, sự hy vọng của Hải quân Nga là máy bay hạng nhẹ thế hệ thứ năm Su-75 Checkmate.
Nếu quan sát kỹ sàn đáp của tàu sân bay duy nhất của Nga, bạn có thể thấy rằng, Hải quân Nga có nhiều hơn một loại tiêm kích hạm hoạt động trên tàu sân bay.
Ngoài loại tiêm kích hạm hạng nặng Su-33, Hải quân Nga còn có máy bay hoạt động trên tàu sân bay hạng trung là MIG-29K và máy bay huấn luyện trên tàu sân bay Su-25UTG. Như vậy trên tàu sân bay của Hải quân Nga, có nhiều loại tiêm kích hạm.
Tiêm kích hạm Su-33 được Liên Xô phát triển và sản xuất, dựa trên dòng tiêm kích Su-27 Flanker nổi danh; được lãnh đạo Liên Xô kỳ vọng, có thể cạnh tranh được với F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ. Nhưng tại sao sau này, Nga lại không tiếp tục sản xuất và trang bị đại trà Su-33 cho tàu sân bay duy nhất của họ?
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do Liên Xô tan rã và Nga không có khả năng tái sản xuất tiêm kích hạm hạng nặng Su-33; nên có thể nói, không phải Hải quân Nga từ bỏ Su-33, mà chính xác là Hải quân Nga không có nguồn lực để tiếp tục.
Tổng cộng không quân hải quân Nga được kế thừa 24-33 chiếc Su-33 của Quân đội Liên Xô; nhưng số lượng 24 chiếc Su-33 biên chế trên một tàu sân bay là không đủ, do vậy Hải quân Nga cần thêm các loại máy bay hoạt động trên các tàu sân bay khác.
Lúc này Hải quân Nga xem xét tiêm kích MiG-29K, một phương án rẻ hơn, nhưng cũng do không đủ kinh phí nên dự án đã bị dừng lại. Đúng lúc này, một quốc gia đã xuất hiện, giải quyết sự “khó khăn” của Hải quân Nga, đó là Ấn Độ.
Ấn Độ lúc này cần một tàu sân bay và Nga đề nghị tặng tàu sân bay đã qua sử dụng cho Hải quân Ấn Độ, nhưng Ấn Độ cần phải trả chi phí chuyển đổi tàu sân bay; đồng thời phải mua tiêm kích hạm của Nga sản xuất.
Loại tiêm kích hạm được Ấn Độ lựa chọn là MiG-29K chứ không phải Su-33; vì vậy, dự án MiG-29K được khởi động lại, khi có nguồn kinh phí từ Ấn Độ và không quân hải quân Nga cũng được hưởng lợi từ dự án này.
Hải quân Nga đã sử dụng nguồn vốn do Ấn Độ cung cấp để mua máy bay hoạt động trên tàu sân bay MiG-29K với chi phí thấp hơn, giải quyết vấn đề nan giải về tình trạng không đủ máy bay hoạt động trên tàu sân bay Kuznetsov.
Tuy nhiên khả năng tác chiến của tiêm kích hạm MiG-29K kém xa so với tiêm kích hạm hạng nặng Su-33. Mẫu trên bộ MiG-29 có danh hiệu "hậu vệ sân bay phía trước", có nghĩa là máy bay chiến đấu MiG-29 có bán kính chiến đấu và tải trọng hạn chế.
Tiêm kích hạm MiG-29K được cải tiến từ mẫu MiG-29, cũng “thừa hưởng” những khuyết điểm về tải trọng nhỏ và tầm hoạt động ngắn của phiên bản trên mặt đất; điều mà Hải quân Nga không chỉ ra, trong khi Hải quân Ấn Độ đã “thẳng thừng” chỉ ra.
Đồng thời Hải quân Ấn Độ nhận thấy, MiG-29 có nhiều sai sót về thiết kế khi sử dụng, do vậy Ấn Độ đã yêu cầu Nga giải quyết. Nhưng Nga cho biết, họ hoàn toàn có thể giải quyết được, nhưng phải trả phí nâng cấp MiG-29K và Ấn Độ lại tiếp tục phải chi thêm tiền.
Ở một khía cạnh khác, Hải quân Ấn Độ không hài lòng với tiêm kích hạm MiG-29K khi lựa chọn tiêm kích hạm cho tàu sân bay tiếp theo của họ. Hải quân Ấn Độ quyết định không sử dụng MiG-29K nữa, mà có ý định sử dụng tiêm kích hạm Rafale-M của Pháp, hoặc F/A-18 của Mỹ hoặc LCA do Ấn Độ tự sản xuất.
Với loại tiêm kích hạm MiG-29K, không chỉ Hải quân Ấn Độ gặp nhiều tai nạn khi sử dụng, mà khi Hải quân Nga đã sử dụng MIG-29K để tham gia các hoạt động chiến đấu ở Syria, cũng thường xảy ra tai nạn mất máy bay. Nhưng đến thời điểm hiện tại, không có tổn thất trong chiến đấu của phiên bản chiến đấu này.
Hiện Hải quân Nga không còn phương án nào khác, đó là tiếp tục sử dụng tiêm kích hạm MiG-29K và Su-33K. Hải quân Nga vẫn chưa loại bỏ MiG-29K, vì không thể tái khởi động dây chuyền sản xuất Su-33, vì nhu cầu không thực sự lớn và không có khách hàng quốc tế.
Trong vài thập kỷ tới, số tiêm kích hạm của Hải quân Nga vẫn là Su-33 và MIG-29K; hiện Quân đội Nga không có kế hoạch phát triển tiêm kích hạm mới. Bản thân Su-57 không thích hợp để sử dụng làm tiêm kích hạm và giờ đây, sự hy vọng của Hải quân Nga là máy bay hạng nhẹ thế hệ thứ năm Su-75 Checkmate.