Trước sức ép lên từ nước ngoài, đảo Đài Loan đã tuyên bố sẽ bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên, trong tổng số 8 chiếc mới, được phát triển trong nước.Đảo Đài Loan tuyên bố, họ sẽ tiếp tục thực hiện dự án được khởi xướng từ lâu, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo, trước sức ép ngày càng gia tăng từ bên kia eo biển.Trong những năm vừa qua, Hải quân Trung Quốc đã tích cực hiện đại hóa lực lượng hải quân của họ, và hiện có hơn 300 tàu chiến và tàu ngầm trong biên chế, và vẫn đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa. Điều này là lý do khiến đảo Đài Loan đang đẩy mạnh đầu tư cho quốc phòng và vũ khí thời gian vừa qua.Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, do khoảng cách địa lý giữa hai bờ eo biển tương đối xa và quy mô khổng lồ của hạm đội Trung Quốc, cách hữu hiệu và "rẻ tiền" nhất để đối phó với lực lượng này, đó chính là tác chiến tàu ngầm theo kiểu phi đối xứng.Những tàu ngầm do Đài Loan tự phát triển, sẽ có tính năng hiện đại, bổ sung kịp thời cho hải đội tàu ngầm của hòn đảo này, vốn đã ít ỏi, lại chuẩn bị hết niên hạn sử dụng. Những chiếc tàu ngầm mới này, được đóng tại nhà máy đóng tàu "đặc biệt" của Tập đoàn CSBC ở thành phố Cao Hùng, Đài Loan.Việc Đài Loan tự phát triển và đóng mới tàu ngầm, là do các quốc gia khác có thể cung cấp tàu ngầm như Nga, Đức hay Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản đều không dám bán tàu ngầm cho Đài Loan vì sức ép của Bắc Kinh; Mỹ là quốc gia dám bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng từ lâu Mỹ không chế tạo loại tàu ngầm điện-diesel, và tất nhiên Mỹ sẽ không đời nào chịu xuất khẩu tàu ngầm sử dụng động cơ hạt nhân ra nước ngoài.8 tàu ngầm mới theo kế hoạch, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024, có khả năng sẽ thay thế hạm đội 4 tàu ngầm đã hết hoặc gần hết niên hạn sử dụng Hải quân Đài Loan, bao gồm 2 tàu mua từ Hà Lan vào những năm 1980 và hai chiếc mua của Mỹ vào những năm 1970.Vào tháng 1/2017, Đài Loan thông báo rằng tàu ngầm Hải Sư (SS-794) có tuổi đời gần… 80 năm, sẽ được sửa chữa, nâng cấp để nó có thể tiếp tục hoạt động cho đến năm 2026. Khoản kinh phí trị giá 19 triệu USD được cho là nhằm cải thiện thân tàu và hệ thống điều khiển của con tàu.Trước khi mang tên Hải Sư (Sư tử biển), chiếc tàu ngầm này mang tên USS Cutlass, thuộc biên chế của Hải quân Mỹ. Đây là tàu ngầm thuộc lớp Tench, có lượng giãn nước 1.570 tấn, được hạ thủy vào ngày 5/11/1944, nhằm phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.Tuy nhiên khi đưa được chiếc USS Cutlass vào biên chế, thì thế chiến hai đã gần kết thúc, và thậm chí USS Cutlass còn không đến được khu vực tuần tra đầu tiên là gần quần đảo Kuril, vì khi đó Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng. Năm 1974, USS Cutlass đã được bán cho Đài Loan.Hai tàu ngầm mới hơn mua của Hà Lan (chiếc Hải Long và Chiến Lang), cũng dự kiến sẽ được nâng cấp vào năm 2024; như vậy khi đó, lực lượng tàu ngầm tấn công hiện đại của Đài Loan lên 10 chiếc.Giới chuyên gia ước tính, với 8 tàu ngầm tấn công mới của Đài Loan, sẽ có trị giá tổng cộng khoảng 16 tỷ USD; và theo nhà chức trách Đài Loan, số tiền mà Đài Bắc chi cho phát triển và đóng mới những tàu ngầm này, là khoản đầu tư cho an ninh của quốc gia.Trong khi PLAN có thể có lợi thế áp đảo số lượng so với Đài Loan về cả lượng tàu nổi, tàu ngầm. Nhưng muốn vượt qua eo biển, PLAN sẽ phải tiến hành một cuộc đổ bộ bằng tàu nổi, và các tàu ngầm có thể mang lại cho đảo Đài Loan một lợi thế đáng kể.Owen Cote, phó giám đốc Nghiên cứu An ninh của Viện nghiên cứu MIT và là chuyên gia về tàu ngầm và tác chiến chống tàu ngầm, trả lời Taiwan News: “Vùng nước nông và lẫn nhiều tiếng ồn của eo biển Đài Loan, rất thuận lợi cho việc sử dụng tàu ngầm, nếu so với lực lượng trên không và trên mặt nước”.Ông nói thêm rằng, “ngay cả một đội tàu ngầm nhỏ của Đài Loan” cũng có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của bất cứ cường quốc hải quân nào; lý do đơn giản là điều kiện địa lý của eo biển Đài Loan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc che giấu tàu ngầm nhỏ.Hiện nay năng lực chống ngầm (ASW) của Hải quân Trung Quốc cũng được đánh giá là rất hạn chế, do vậy với số tàu ngầm sau khi hoàn thành (và thậm chí có thể đóng thêm), có thể khiến bất kỳ cuộc đổ bộ nào của Trung Quốc lên với hòn đảo này, sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Nguồn ảnh: Damblev. Hải quân Trung Quốc đã phát triển từ lực lượng ven bờ, thành lực hạm đội hùng mạnh hàng đầu ra sao? Nguồn: Military.
Trước sức ép lên từ nước ngoài, đảo Đài Loan đã tuyên bố sẽ bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên, trong tổng số 8 chiếc mới, được phát triển trong nước.
Đảo Đài Loan tuyên bố, họ sẽ tiếp tục thực hiện dự án được khởi xướng từ lâu, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo, trước sức ép ngày càng gia tăng từ bên kia eo biển.
Trong những năm vừa qua, Hải quân Trung Quốc đã tích cực hiện đại hóa lực lượng hải quân của họ, và hiện có hơn 300 tàu chiến và tàu ngầm trong biên chế, và vẫn đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa. Điều này là lý do khiến đảo Đài Loan đang đẩy mạnh đầu tư cho quốc phòng và vũ khí thời gian vừa qua.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, do khoảng cách địa lý giữa hai bờ eo biển tương đối xa và quy mô khổng lồ của hạm đội Trung Quốc, cách hữu hiệu và "rẻ tiền" nhất để đối phó với lực lượng này, đó chính là tác chiến tàu ngầm theo kiểu phi đối xứng.
Những tàu ngầm do Đài Loan tự phát triển, sẽ có tính năng hiện đại, bổ sung kịp thời cho hải đội tàu ngầm của hòn đảo này, vốn đã ít ỏi, lại chuẩn bị hết niên hạn sử dụng. Những chiếc tàu ngầm mới này, được đóng tại nhà máy đóng tàu "đặc biệt" của Tập đoàn CSBC ở thành phố Cao Hùng, Đài Loan.
Việc Đài Loan tự phát triển và đóng mới tàu ngầm, là do các quốc gia khác có thể cung cấp tàu ngầm như Nga, Đức hay Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản đều không dám bán tàu ngầm cho Đài Loan vì sức ép của Bắc Kinh; Mỹ là quốc gia dám bán vũ khí cho Đài Loan, nhưng từ lâu Mỹ không chế tạo loại tàu ngầm điện-diesel, và tất nhiên Mỹ sẽ không đời nào chịu xuất khẩu tàu ngầm sử dụng động cơ hạt nhân ra nước ngoài.
8 tàu ngầm mới theo kế hoạch, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024, có khả năng sẽ thay thế hạm đội 4 tàu ngầm đã hết hoặc gần hết niên hạn sử dụng Hải quân Đài Loan, bao gồm 2 tàu mua từ Hà Lan vào những năm 1980 và hai chiếc mua của Mỹ vào những năm 1970.
Vào tháng 1/2017, Đài Loan thông báo rằng tàu ngầm Hải Sư (SS-794) có tuổi đời gần… 80 năm, sẽ được sửa chữa, nâng cấp để nó có thể tiếp tục hoạt động cho đến năm 2026. Khoản kinh phí trị giá 19 triệu USD được cho là nhằm cải thiện thân tàu và hệ thống điều khiển của con tàu.
Trước khi mang tên Hải Sư (Sư tử biển), chiếc tàu ngầm này mang tên USS Cutlass, thuộc biên chế của Hải quân Mỹ. Đây là tàu ngầm thuộc lớp Tench, có lượng giãn nước 1.570 tấn, được hạ thủy vào ngày 5/11/1944, nhằm phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tuy nhiên khi đưa được chiếc USS Cutlass vào biên chế, thì thế chiến hai đã gần kết thúc, và thậm chí USS Cutlass còn không đến được khu vực tuần tra đầu tiên là gần quần đảo Kuril, vì khi đó Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng. Năm 1974, USS Cutlass đã được bán cho Đài Loan.
Hai tàu ngầm mới hơn mua của Hà Lan (chiếc Hải Long và Chiến Lang), cũng dự kiến sẽ được nâng cấp vào năm 2024; như vậy khi đó, lực lượng tàu ngầm tấn công hiện đại của Đài Loan lên 10 chiếc.
Giới chuyên gia ước tính, với 8 tàu ngầm tấn công mới của Đài Loan, sẽ có trị giá tổng cộng khoảng 16 tỷ USD; và theo nhà chức trách Đài Loan, số tiền mà Đài Bắc chi cho phát triển và đóng mới những tàu ngầm này, là khoản đầu tư cho an ninh của quốc gia.
Trong khi PLAN có thể có lợi thế áp đảo số lượng so với Đài Loan về cả lượng tàu nổi, tàu ngầm. Nhưng muốn vượt qua eo biển, PLAN sẽ phải tiến hành một cuộc đổ bộ bằng tàu nổi, và các tàu ngầm có thể mang lại cho đảo Đài Loan một lợi thế đáng kể.
Owen Cote, phó giám đốc Nghiên cứu An ninh của Viện nghiên cứu MIT và là chuyên gia về tàu ngầm và tác chiến chống tàu ngầm, trả lời Taiwan News: “Vùng nước nông và lẫn nhiều tiếng ồn của eo biển Đài Loan, rất thuận lợi cho việc sử dụng tàu ngầm, nếu so với lực lượng trên không và trên mặt nước”.
Ông nói thêm rằng, “ngay cả một đội tàu ngầm nhỏ của Đài Loan” cũng có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của bất cứ cường quốc hải quân nào; lý do đơn giản là điều kiện địa lý của eo biển Đài Loan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc che giấu tàu ngầm nhỏ.
Hiện nay năng lực chống ngầm (ASW) của Hải quân Trung Quốc cũng được đánh giá là rất hạn chế, do vậy với số tàu ngầm sau khi hoàn thành (và thậm chí có thể đóng thêm), có thể khiến bất kỳ cuộc đổ bộ nào của Trung Quốc lên với hòn đảo này, sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Nguồn ảnh: Damblev.
Hải quân Trung Quốc đã phát triển từ lực lượng ven bờ, thành lực hạm đội hùng mạnh hàng đầu ra sao? Nguồn: Military.