Theo tờ Defencexp của Ấn Độ, Tập đoàn hàng không vũ trụ Saab của Thụy Điển, mới đây đã khuyến nghị bán tiêm kích JAS-39 Gripen cho Không quân Ấn Độ, với giá chỉ bằng một nửa tiêm kích Rafale của Pháp.Mặc dù Saab đang vận dụng mọi mối quan hệ để cố gắng bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, nhưng tất cả những nỗ lực này đều vô ích. Trong dự án đấu thầu “Máy bay chiến đấu đa năng 2.0 (MMRCA 2.0)” của Không quân Ấn Độ, khả năng lựa chọn máy bay chiến đấu của Thụy Điển gần như không đáng kể. JAS-39 là một máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ một động cơ, do Tập đoàn hàng không vũ trụ Saab của Thụy Điển sản xuất. JAS-39 sử dụng thiết kế khí động học cánh Delta lớn và cánh vịt (cánh canal) ở mũi, đồng thời trang bị hệ thống lái bằng phần mềm (điều khiển bằng dây) tiên tiến. JAS-39 được phát triển để thay thế các máy bay chiến đấu JAS-37 Thunder và JAS-35 Dragon cũ của Không quân Thụy Điển. Ngoài Không quân Thụy Điển, khách hàng của JAS-39 bao gồm Không quân Brazil, Nam Phi, Séc và ở khu vực Đông Nam Á là Thái Lan.Chiến đấu cơ JAS-39 Gripen được trang bị một động cơ phản lực cánh quạt RM12 của Volvo; đây là phiên bản phát sinh từ động cơ F404 của Công ty General Electric của Mỹ. Có một điều đặc biệt là khi Không quân Ấn Độ mua bất kỳ loại vũ khí nào, thì sẽ trở thành đại sứ thương hiệu của loại vũ khí đó. Thế giới đã chứng kiến thị trường khổng lồ của lực lượng không quân lớn thứ 4 thế giới và đang tìm cách bán nhiều loại máy bay chiến đấu cho lực lượng này. Kể từ khi Ấn Độ mua chiến đấu cơ Rafale, họ đã giúp cho loại máy bay chiến đấu này của Pháp gặt hái được nhiều thành công trên thị trường xuất khẩu. Sau khi Ấn Độ mua Rafale, UAE đã đặt hàng 80 chiếc Rafale tiếp theo từ Pháp. Saab cũng hy vọng giành được thị phần quốc tế lớn hơn cho Gripen thông qua xuất khẩu cho Không quân Ấn Độ. Đây là lý do tại sao công ty rất tích cực chào bán JAS-39 cho Ấn Độ. Mặc dù hiệu suất của máy bay chiến đấu Thụy Điển có thể rất tốt, nhưng về cơ bản Không quân Ấn Độ không mua nó, chủ yếu vì ba lý do sau: Đầu tiên là tính năng kỹ chiến thuật của máy bay chiến đấu Rafale, như đã thảo luận nhiều lần trước đây, việc Không quân Ấn Độ tiếp tục mua máy bay chiến đấu Rafale sẽ có ý nghĩa hơn. Vừa qua do Ấn Độ đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để khai thác chiến đấu cơ Rafale, nên việc mua sắm tiếp Rafale sẽ là một quyết định thiết thực. Ngoài ra việc tiếp tục mua mua lô Rafale mới, cũng không cần đầu tư nhiều, vì phi công, thợ kỹ thuật cũng như dẫn đường mặt đất của Không quân Ấn Độ, đã được đào tạo để sử dụng Rafale; và sẽ dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ hậu cần, và tất nhiên giá cũng rẻ hơn. Thứ hai là yếu tố về những chiếc máy bay chiến đấu nội địa Tejas do Ấn Độ phát triển và sản xuất. Hiện tại chiến đấu cơ Tejas và Gripen đều là máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Cả hai loại đều sử dụng động cơ F404 của General Electric, nên về bản chất đều không có sự khác biệt quá lớn. Ngoài ra, Không quân Ấn Độ đã đặt hàng 83 máy bay chiến đấu Tejas MK1A, so với máy bay chiến đấu JAS-39 của Thụy Điển, Tejas MK1A là nền tảng tương đối mới, nên có thể sử dụng nhiều công nghệ mới hơn.Hiện Ấn Độ cũng đang chuẩn bị phát triển phiên bản Tejas MK2 mới. Do đó, nếu Không quân Ấn Độ cần máy bay chiến đấu một động cơ, thì Tejas và tương lai là Tejas MK2 sẽ là lựa chọn tốt nhất, thay vì JAS-39. Thứ ba là vấn đề động cơ máy bay chiến đấu, đây cũng là vấn đề quan trọng nhất. Ngay từ năm 1978, chính phủ Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận với Saab để mua máy bay chiến đấu JAS-37 Thunder. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận của Mỹ đối với động cơ do Mỹ sản xuất, giao dịch cuối cùng đã bị hủy bỏ, do sự cản trở của Mỹ.Cho dù hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể từ sự cố này, vấn đề tương tự vẫn sẽ gặp phải ngày nay. Trong cuộc đấu thầu dự án máy bay chiến đấu MMRCA 2.0 của Ấn Độ, hai máy bay chiến đấu của Mỹ cạnh tranh với Gripen, đó là F-21 và F/A-18E/F Super Hornet. Động cơ RM-12 mà tiêm kích Thụy Điển sử dụng, là động cơ phái sinh từ động cơ General Electric F404 của Mỹ; chưa hết toàn bộ phần mềm điều khiển và hệ điều hành JAS-39 đều thuộc quyền của các công ty Mỹ; chưa kể vật liệu chế tạo máy bay cũng như nhiều thiết bị khác đều có nguồn gốc Mỹ. Bỏ qua những vấn đề khác như hiệu suất của máy bay chiến đấu, nếu cuối cùng JAS-39 thực sự đánh bại máy bay chiến đấu của Mỹ và thắng thầu, liệu Mỹ có cho phép điều này xảy ra hay không? Lịch sử sẽ lặp lại, và Mỹ chắc chắn sẽ áp đặt lệnh cấm vận như với chiếc JAS-37 Thunder trước đây. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng, Ấn Độ khó có thể chọn Gripen trong dự án máy bay chiến đấu MMRCA 2.0 của mình. Saab nên tìm kiếm các thị trường khác, chứ không phải Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo tờ Defencexp của Ấn Độ, Tập đoàn hàng không vũ trụ Saab của Thụy Điển, mới đây đã khuyến nghị bán tiêm kích JAS-39 Gripen cho Không quân Ấn Độ, với giá chỉ bằng một nửa tiêm kích Rafale của Pháp.
Mặc dù Saab đang vận dụng mọi mối quan hệ để cố gắng bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, nhưng tất cả những nỗ lực này đều vô ích. Trong dự án đấu thầu “Máy bay chiến đấu đa năng 2.0 (MMRCA 2.0)” của Không quân Ấn Độ, khả năng lựa chọn máy bay chiến đấu của Thụy Điển gần như không đáng kể.
JAS-39 là một máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ một động cơ, do Tập đoàn hàng không vũ trụ Saab của Thụy Điển sản xuất. JAS-39 sử dụng thiết kế khí động học cánh Delta lớn và cánh vịt (cánh canal) ở mũi, đồng thời trang bị hệ thống lái bằng phần mềm (điều khiển bằng dây) tiên tiến.
JAS-39 được phát triển để thay thế các máy bay chiến đấu JAS-37 Thunder và JAS-35 Dragon cũ của Không quân Thụy Điển. Ngoài Không quân Thụy Điển, khách hàng của JAS-39 bao gồm Không quân Brazil, Nam Phi, Séc và ở khu vực Đông Nam Á là Thái Lan.
Chiến đấu cơ JAS-39 Gripen được trang bị một động cơ phản lực cánh quạt RM12 của Volvo; đây là phiên bản phát sinh từ động cơ F404 của Công ty General Electric của Mỹ.
Có một điều đặc biệt là khi Không quân Ấn Độ mua bất kỳ loại vũ khí nào, thì sẽ trở thành đại sứ thương hiệu của loại vũ khí đó. Thế giới đã chứng kiến thị trường khổng lồ của lực lượng không quân lớn thứ 4 thế giới và đang tìm cách bán nhiều loại máy bay chiến đấu cho lực lượng này.
Kể từ khi Ấn Độ mua chiến đấu cơ Rafale, họ đã giúp cho loại máy bay chiến đấu này của Pháp gặt hái được nhiều thành công trên thị trường xuất khẩu. Sau khi Ấn Độ mua Rafale, UAE đã đặt hàng 80 chiếc Rafale tiếp theo từ Pháp.
Saab cũng hy vọng giành được thị phần quốc tế lớn hơn cho Gripen thông qua xuất khẩu cho Không quân Ấn Độ. Đây là lý do tại sao công ty rất tích cực chào bán JAS-39 cho Ấn Độ. Mặc dù hiệu suất của máy bay chiến đấu Thụy Điển có thể rất tốt, nhưng về cơ bản Không quân Ấn Độ không mua nó, chủ yếu vì ba lý do sau:
Đầu tiên là tính năng kỹ chiến thuật của máy bay chiến đấu Rafale, như đã thảo luận nhiều lần trước đây, việc Không quân Ấn Độ tiếp tục mua máy bay chiến đấu Rafale sẽ có ý nghĩa hơn.
Vừa qua do Ấn Độ đã đầu tư rất nhiều tiền vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để khai thác chiến đấu cơ Rafale, nên việc mua sắm tiếp Rafale sẽ là một quyết định thiết thực.
Ngoài ra việc tiếp tục mua mua lô Rafale mới, cũng không cần đầu tư nhiều, vì phi công, thợ kỹ thuật cũng như dẫn đường mặt đất của Không quân Ấn Độ, đã được đào tạo để sử dụng Rafale; và sẽ dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ hậu cần, và tất nhiên giá cũng rẻ hơn.
Thứ hai là yếu tố về những chiếc máy bay chiến đấu nội địa Tejas do Ấn Độ phát triển và sản xuất. Hiện tại chiến đấu cơ Tejas và Gripen đều là máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Cả hai loại đều sử dụng động cơ F404 của General Electric, nên về bản chất đều không có sự khác biệt quá lớn.
Ngoài ra, Không quân Ấn Độ đã đặt hàng 83 máy bay chiến đấu Tejas MK1A, so với máy bay chiến đấu JAS-39 của Thụy Điển, Tejas MK1A là nền tảng tương đối mới, nên có thể sử dụng nhiều công nghệ mới hơn.
Hiện Ấn Độ cũng đang chuẩn bị phát triển phiên bản Tejas MK2 mới. Do đó, nếu Không quân Ấn Độ cần máy bay chiến đấu một động cơ, thì Tejas và tương lai là Tejas MK2 sẽ là lựa chọn tốt nhất, thay vì JAS-39.
Thứ ba là vấn đề động cơ máy bay chiến đấu, đây cũng là vấn đề quan trọng nhất. Ngay từ năm 1978, chính phủ Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận với Saab để mua máy bay chiến đấu JAS-37 Thunder. Tuy nhiên, do lệnh cấm vận của Mỹ đối với động cơ do Mỹ sản xuất, giao dịch cuối cùng đã bị hủy bỏ, do sự cản trở của Mỹ.
Cho dù hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể từ sự cố này, vấn đề tương tự vẫn sẽ gặp phải ngày nay. Trong cuộc đấu thầu dự án máy bay chiến đấu MMRCA 2.0 của Ấn Độ, hai máy bay chiến đấu của Mỹ cạnh tranh với Gripen, đó là F-21 và F/A-18E/F Super Hornet.
Động cơ RM-12 mà tiêm kích Thụy Điển sử dụng, là động cơ phái sinh từ động cơ General Electric F404 của Mỹ; chưa hết toàn bộ phần mềm điều khiển và hệ điều hành JAS-39 đều thuộc quyền của các công ty Mỹ; chưa kể vật liệu chế tạo máy bay cũng như nhiều thiết bị khác đều có nguồn gốc Mỹ.
Bỏ qua những vấn đề khác như hiệu suất của máy bay chiến đấu, nếu cuối cùng JAS-39 thực sự đánh bại máy bay chiến đấu của Mỹ và thắng thầu, liệu Mỹ có cho phép điều này xảy ra hay không? Lịch sử sẽ lặp lại, và Mỹ chắc chắn sẽ áp đặt lệnh cấm vận như với chiếc JAS-37 Thunder trước đây.
Do đó chúng ta có thể kết luận rằng, Ấn Độ khó có thể chọn Gripen trong dự án máy bay chiến đấu MMRCA 2.0 của mình. Saab nên tìm kiếm các thị trường khác, chứ không phải Không quân Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.