Trong Chiến tranh Việt Nam, hoả lực súng chống tăng B-40 được Việt Nam sử dụng rất nhiều trong tác chiến dù không phải lúc nào mục tiêu cũng là thiết giáp và xe tăng. Nguồn ảnh: Naver.Đây được xem là một trong những loại vũ khí "huyền thoại" sánh ngang cùng khẩu súng trường tấn công AK-47 được quân giải phóng sử dụng trong cuộc chiến tranh này. Nguồn ảnh: TL.Loại vũ khí này còn có tên là RPG-2, được Liên Xô phát triển ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ hai với mục đích biến đây thành loại vũ khí chống tăng nhỏ gọn nhưng uy lực cao, giúp một người lính duy nhất có thể "thổi bay" được xe tăng hoặc thiết giáp của địch. Nguồn ảnh: TL.Với quân giải phóng, các loại hoả lực chống tăng từ lâu đã được gắn liền với cái tên Bazooka do ông Trần Đại Nghĩa sáng tạo ra và chúng ta cũng "Việt hoá" cái tên của RPG-2 thành Bazooka-40 vì nó có cỡ nòng 40mm sau đó gọi tắt là B-40. Nguồn ảnh: Pinterest.Với tiêu chí sản xuất là rẻ, bền và hiệu quả, súng chống tăng B-40 có thiết kế đơn giản với hệ thống ngắm có thể gập gọn dọc thân súng. Ngoài ra khẩu súng chống tăng này cũng có cơ cấu ngắm cực kỳ đơn giản vì tầm bắn tối đa của nó chỉ khoảng 100 mét trở lại. Nguồn ảnh: Pinterest.Xét trên lý thuyết, tầm bắn này là không hiệu quả với kiểu tác chiến quy mô lớn trên địa hình rộng rãi bằng phẳng của Liên Xô nhưng vô tình, tầm tác chiến dưới 100 mét lại là sở trường của quân giải phóng với các chiến thuật bộ binh được phát triển theo nghệ thuật "nắm thắt lưng địch mà đánh" của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.Và đây là "sản phẩm" của những phát bắn bằng súng chống tăng B-40 hiệu quả, chính xác ở khoảng cách gần. Nguồn ảnh: Vietnamgear.Theo "hướng dẫn sử dụng" của Liên Xô, mỗi khẩu B-40 có khả năng bắn với tốc độ tối đa 6 phát/phút kèm theo đó là khả năng xuyên 180mm thép cán tiêu chuẩn ở mọi khoảng cách. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi người lính chỉ nên bắn không quá 3 phát B-40 trước khi cần thay người. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Đơn giản là do khi bắn, B-40 yêu cầu tư thế của xạ thủ phải kê thân súng sát mang tai và tiếng nổ phát ra của loại vũ khí này là rất lớn, dễ làm người lính bị tổn thương thính lực hoặc thậm chí là tổn thương não nếu sử dụng quá nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên trong Chiến tranh Việt Nam, có không ít tài liệu ghi chép lại về những tấm gương anh hùng đã nã hàng chục phát B-40 trong những trận đánh ác liệt mà không hề hấn gì hoặc chỉ bị ngất xỉu. Đây cũng là điều khiến nhiều chuyên gia Liên Xô phải sừng sốt vào thời gian đó. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau này, các loại súng chống tăng B-40 hay RPG-2 đã được Việt Nam thay thế hết bằng súng chống tăng B-41 hay RPG-7. Tới nay, súng chống tăng RPG-7 vẫn là một trong những loại vũ khí chống tăng tiêu chuẩn và hiệu quả bậc nhất của bộ binh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Mời độc giả xem Video: Khẩu "đại bác" trên vai người lính. Nguồn: QPVN
Trong Chiến tranh Việt Nam, hoả lực súng chống tăng B-40 được Việt Nam sử dụng rất nhiều trong tác chiến dù không phải lúc nào mục tiêu cũng là thiết giáp và xe tăng. Nguồn ảnh: Naver.
Đây được xem là một trong những loại vũ khí "huyền thoại" sánh ngang cùng khẩu súng trường tấn công AK-47 được quân giải phóng sử dụng trong cuộc chiến tranh này. Nguồn ảnh: TL.
Loại vũ khí này còn có tên là RPG-2, được Liên Xô phát triển ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ hai với mục đích biến đây thành loại vũ khí chống tăng nhỏ gọn nhưng uy lực cao, giúp một người lính duy nhất có thể "thổi bay" được xe tăng hoặc thiết giáp của địch. Nguồn ảnh: TL.
Với quân giải phóng, các loại hoả lực chống tăng từ lâu đã được gắn liền với cái tên Bazooka do ông Trần Đại Nghĩa sáng tạo ra và chúng ta cũng "Việt hoá" cái tên của RPG-2 thành Bazooka-40 vì nó có cỡ nòng 40mm sau đó gọi tắt là B-40. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với tiêu chí sản xuất là rẻ, bền và hiệu quả, súng chống tăng B-40 có thiết kế đơn giản với hệ thống ngắm có thể gập gọn dọc thân súng. Ngoài ra khẩu súng chống tăng này cũng có cơ cấu ngắm cực kỳ đơn giản vì tầm bắn tối đa của nó chỉ khoảng 100 mét trở lại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xét trên lý thuyết, tầm bắn này là không hiệu quả với kiểu tác chiến quy mô lớn trên địa hình rộng rãi bằng phẳng của Liên Xô nhưng vô tình, tầm tác chiến dưới 100 mét lại là sở trường của quân giải phóng với các chiến thuật bộ binh được phát triển theo nghệ thuật "nắm thắt lưng địch mà đánh" của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Và đây là "sản phẩm" của những phát bắn bằng súng chống tăng B-40 hiệu quả, chính xác ở khoảng cách gần. Nguồn ảnh: Vietnamgear.
Theo "hướng dẫn sử dụng" của Liên Xô, mỗi khẩu B-40 có khả năng bắn với tốc độ tối đa 6 phát/phút kèm theo đó là khả năng xuyên 180mm thép cán tiêu chuẩn ở mọi khoảng cách. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi người lính chỉ nên bắn không quá 3 phát B-40 trước khi cần thay người. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Đơn giản là do khi bắn, B-40 yêu cầu tư thế của xạ thủ phải kê thân súng sát mang tai và tiếng nổ phát ra của loại vũ khí này là rất lớn, dễ làm người lính bị tổn thương thính lực hoặc thậm chí là tổn thương não nếu sử dụng quá nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên trong Chiến tranh Việt Nam, có không ít tài liệu ghi chép lại về những tấm gương anh hùng đã nã hàng chục phát B-40 trong những trận đánh ác liệt mà không hề hấn gì hoặc chỉ bị ngất xỉu. Đây cũng là điều khiến nhiều chuyên gia Liên Xô phải sừng sốt vào thời gian đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau này, các loại súng chống tăng B-40 hay RPG-2 đã được Việt Nam thay thế hết bằng súng chống tăng B-41 hay RPG-7. Tới nay, súng chống tăng RPG-7 vẫn là một trong những loại vũ khí chống tăng tiêu chuẩn và hiệu quả bậc nhất của bộ binh Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Khẩu "đại bác" trên vai người lính. Nguồn: QPVN