Theo nhiều nguồn tin chưa xác thực, dù có mặt trong biên chế của Quân đội Việt Nam từ những năm 1970, tuy nhiên phải tới tận năm 2012, bức màn bí mật về khả năng của loại tên lửa Scud trong biên chế của Quân đội Việt Nam mới được công khai trên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân. Nguồn ảnh: Nhandan.Hiện tại, toàn bộ số tên lửa Scud của Việt Nam đều thuộc sự quản lý của Lữ đoàn 490 - Binh chủng Pháo binh. Nguồn ảnh: Thanhnien.Tên lửa đạn đạo Scud nằm trong biên chế của Việt Nam là loại Scud-B, mang tên mã là R-17 do Liên Xô sản xuất. Đây là phiên bản được sử dụng để xuất khẩu là chủ yếu và theo ước tính có tổng cộng 7000 tổ hợp Scud loại này từng được chế tạo. Nguồn ảnh: Baomoi.Tính tới thời điểm hiện tại, có tổng cộng 32 nước trên thế giới đang sử dụng loại tên lửa Scud-B, trong đó có cả Việt Nam. Ngoài ra, còn có 4 nước khác trên thế giới hiện vẫn đang nắm giữ công nghệ sản xuất loại tên lửa này được chuyển giao từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh:QĐND.Tên lửa Scud-B lần đầu được phóng thử vào năm 1961 và được đưa vào biên chế sử dụng từ năm 1964 tới nay. Kể từ đó tới nay, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ những Scud-B vẫn là thứ vũ khí đáng gờm ở nhiều quốc gia. Nguồn ảnh: QPVNTên lửa Scud-B lần đầu được phóng thử vào năm 1961 và được đưa vào biên chế sử dụng từ năm 1964 tới nay. Kể từ đó tới nay, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ những Scud-B vẫn là thứ vũ khí đáng gờm ở nhiều quốc gia. Nguồn ảnh:QPVN.Là phiên bản cải tiến của R-11 (Scud-A), R-17 có khả năng mang được các loại đầu đạn bao gồm cả đầu đạn hạt nhân, đầu đạn hóa học, đầu đạn thường, đầu đạn nổ mảnh. Nguồn ảnh: Tienphong.Ban đầu, các tên lửa Scud-B được đặt trên xe kéo bánh xích loại 2P19 giống với phiên bản Scud-A. Tuy nhiên, sau đó phiên bản xe bánh lốp loại MAZ-543 đã được thay thế để có hiệu năng cơ động tốt hơn so với phiên bản bánh xích. Nguồn ảnh: QPVN.Tên lửa Scud-B có trọng lượng tổng cộng 5900 kg, dài 11,25 mét và có đường kính 0.88 mét. Loại tên lửa này có thể cho tầm bắn tối đa lên tới 300 km. Nguồn ảnh: QPVN.Tốc độ tối đa của Scud-B có thể đạt được lên tới Mach 5, tương đương với khoảng 1,7 km/giây. Do có tốc độ quá cao, độ chính xác của tên lửa Scud-B chỉ đạt ở mức độ trung bình. Nguồn ảnh: VTV3.Trừ phiên bản hiện đại nhất là Scud-D sử dụng dẫn đường với thiệt bị dẫn hướng đầu cuối DSMAC, tất cả các phiên bản còn lại của Scud đều chỉ sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính nên có độ chính xác không cao. Phiên bản Scud-B của Việt Nam có độ lệch mục tiêu tối đa 450 mét trong điều kiện thử nghiệm. Nguồn ảnh: TTVNOL.Tuy nhiên, với khả năng mang theo đầu đạn nhiệt hạch có sức nổ từ 5 cho tới 80 kiloton, độ lệch mục tiêu khoảng 400 mét là hoàn toàn không có nghĩa lý gì do sức nổ của đầu đạn cỡ này là quá lớn. Nguồn ảnh: QPVN.Theo thông tin được tìm thấy trong báo cáo "Số lượng tên lửa đạn đạo khắp thế giới" được công bố vào ngày 27/6/2015 thì Việt Nam hiện có 24 tổ hợp tên lửa loại này, kèm theo đó là một lượng lớn tên lửa dự trữ do Liên Xô chuyển giao cho ta. Nguồn ảnh: TTVNOL. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tên lửa đạn đạo Scud-B trong kho biên chế của Lữ đoàn 490. Nguồn: QPVN.
Theo nhiều nguồn tin chưa xác thực, dù có mặt trong biên chế của Quân đội Việt Nam từ những năm 1970, tuy nhiên phải tới tận năm 2012, bức màn bí mật về khả năng của loại tên lửa Scud trong biên chế của Quân đội Việt Nam mới được công khai trên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân. Nguồn ảnh: Nhandan.
Hiện tại, toàn bộ số tên lửa Scud của Việt Nam đều thuộc sự quản lý của Lữ đoàn 490 - Binh chủng Pháo binh. Nguồn ảnh: Thanhnien.
Tên lửa đạn đạo Scud nằm trong biên chế của Việt Nam là loại Scud-B, mang tên mã là R-17 do Liên Xô sản xuất. Đây là phiên bản được sử dụng để xuất khẩu là chủ yếu và theo ước tính có tổng cộng 7000 tổ hợp Scud loại này từng được chế tạo. Nguồn ảnh: Baomoi.
Tính tới thời điểm hiện tại, có tổng cộng 32 nước trên thế giới đang sử dụng loại tên lửa Scud-B, trong đó có cả Việt Nam. Ngoài ra, còn có 4 nước khác trên thế giới hiện vẫn đang nắm giữ công nghệ sản xuất loại tên lửa này được chuyển giao từ thời Liên Xô. Nguồn ảnh:QĐND.
Tên lửa Scud-B lần đầu được phóng thử vào năm 1961 và được đưa vào biên chế sử dụng từ năm 1964 tới nay. Kể từ đó tới nay, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ những Scud-B vẫn là thứ vũ khí đáng gờm ở nhiều quốc gia. Nguồn ảnh: QPVN
Tên lửa Scud-B lần đầu được phóng thử vào năm 1961 và được đưa vào biên chế sử dụng từ năm 1964 tới nay. Kể từ đó tới nay, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ những Scud-B vẫn là thứ vũ khí đáng gờm ở nhiều quốc gia. Nguồn ảnh:QPVN.
Là phiên bản cải tiến của R-11 (Scud-A), R-17 có khả năng mang được các loại đầu đạn bao gồm cả đầu đạn hạt nhân, đầu đạn hóa học, đầu đạn thường, đầu đạn nổ mảnh. Nguồn ảnh: Tienphong.
Ban đầu, các tên lửa Scud-B được đặt trên xe kéo bánh xích loại 2P19 giống với phiên bản Scud-A. Tuy nhiên, sau đó phiên bản xe bánh lốp loại MAZ-543 đã được thay thế để có hiệu năng cơ động tốt hơn so với phiên bản bánh xích. Nguồn ảnh: QPVN.
Tên lửa Scud-B có trọng lượng tổng cộng 5900 kg, dài 11,25 mét và có đường kính 0.88 mét. Loại tên lửa này có thể cho tầm bắn tối đa lên tới 300 km. Nguồn ảnh: QPVN.
Tốc độ tối đa của Scud-B có thể đạt được lên tới Mach 5, tương đương với khoảng 1,7 km/giây. Do có tốc độ quá cao, độ chính xác của tên lửa Scud-B chỉ đạt ở mức độ trung bình. Nguồn ảnh: VTV3.
Trừ phiên bản hiện đại nhất là Scud-D sử dụng dẫn đường với thiệt bị dẫn hướng đầu cuối DSMAC, tất cả các phiên bản còn lại của Scud đều chỉ sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính nên có độ chính xác không cao. Phiên bản Scud-B của Việt Nam có độ lệch mục tiêu tối đa 450 mét trong điều kiện thử nghiệm. Nguồn ảnh: TTVNOL.
Tuy nhiên, với khả năng mang theo đầu đạn nhiệt hạch có sức nổ từ 5 cho tới 80 kiloton, độ lệch mục tiêu khoảng 400 mét là hoàn toàn không có nghĩa lý gì do sức nổ của đầu đạn cỡ này là quá lớn. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo thông tin được tìm thấy trong báo cáo "Số lượng tên lửa đạn đạo khắp thế giới" được công bố vào ngày 27/6/2015 thì Việt Nam hiện có 24 tổ hợp tên lửa loại này, kèm theo đó là một lượng lớn tên lửa dự trữ do Liên Xô chuyển giao cho ta. Nguồn ảnh: TTVNOL.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tên lửa đạn đạo Scud-B trong kho biên chế của Lữ đoàn 490. Nguồn: QPVN.