“Chúng tôi đang thể hiện sự gắn kết với luật pháp quốc tế và quyền tự do đi lại trong khu vực thông qua hoạt động của Hải quân Pháp. Điều này được phản ánh thông qua sự hiện diện của các tàu do thám như Dupuy de Lôme ở eo biển Đài Loan", Bộ trưởng Quốc phòng, bà Florence Parly nói hôm 12/10 trong cuộc điều trần tại Thượng viện Pháp.Phát biểu được đưa ra sau khi nghị sĩ Olivier Cadic, người vừa trở về từ Đài Loan, đặt câu hỏi về cách Pháp thể hiện sự sẵn sàng trong bảo vệ quyền tự do hàng hải quanh hòn đảo.Tuy nhiên, Bộ trưởng Parly không cho biết thời điểm tàu do thám Dupuy de Lôme đi qua eo biển Đài Loan. Con tàu được triển khai tới Thái Bình Dương từ tháng 5, cập cảng Guam vào tháng 8 và rời quân cảng Sasebo ở Nhật Bản hôm 1/10.Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và phản đối tàu chiến nước ngoài đi qua eo biển này, trong khi Mỹ và nhiều quốc gia xem tuyến đường này là vùng biển quốc tế.Tàu chiến Mỹ thường xuyên di chuyển qua eo biển Đài Loan để thực hiện quyền tự do hàng hải, trong khi các đồng minh của Washington hiếm khi thực hiện hoạt động tương tự.Pháp cũng từng điều tàu hải quân qua eo biển Đài Loan, nhưng thường sử dụng tàu hộ vệ tên lửa, thay vì tàu do thám như Dupuy de Lôme.Dupuy de Lôme (A759) là một con tàu được tạo ra nhằm mục đích thu thập tín hiệu và thông tin bên ngoài phòng tuyến của đối phương. Con tàu được đưa vào biên chế Hải quân Pháp vào tháng 4/2006.Dupuy de Lôme được thiết kế và chế tạo bởi nhà máy đóng tàu Royal Niestern Sander của Hà Lan với số hiệu là 816. Hải quân Thales của Pháp đảm nhận việc thiết kế bộ phận tình báo của con tàu.Kích thước con tàu tương đối lớn, với chiều dài thân là 101,75m, tải trọng choán nước của nó tới 3.100 tấn (đầy tải đạt 3.600 tấn). Con tàu cung cấp đủ chỗ cho tới 108 người bao gồm kỹ thuật viên và các thủy thủ đoàn.Với việc được tạo ra với mục đích trinh thám, dò xét. Chiếc Dupuy de Lôme được trang bị 2 radar dẫn đường DRBN38A, máy dò radar ARBR-21 để đánh chặn liên lạc vệ tinh. Những hệ thống này sẽ giúp con tàu có những thông tin tình báo chính xác nhất và tránh khỏi sự phát hiện hay đánh chặn của đối phương.Đương nhiên, để tự vệ thì Dupuy de Lôme chỉ trang bị cho mình 2 khẩu súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7mm. Tuy nhiên, như vậy là không thể đủ, đòi hỏi Pháp phải triển khai các các tàu hộ vệ đi kèm khi làm nhiệm vụ gần vùng quân sự.Cùng với các hệ thống trên, con tàu có phạm vi bao quát lên tới 3.900 dặm, cho phép có những thông tin tình báo sớm nhất có thể cho lực lượng này.Dupuy de Lôme cũng được trang bị 2 động cơ Mak 9M25, cho phép nó di chuyển với vận tốc tối đa lên tới 16 hải lý/giờ.Cho đến nay, Dupuy de Lôme vẫn thuộc biên chế của Hải quân Pháp và được tin tưởng giao trọng trách làm các nhiệm vụ tình báo, thu thập thông tin ở những vùng biển nhạy cảm khắp thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest. Hình ảnh chiếc tàu tình báo Dupuy de Lôme của Hải quân Pháp đi qua eo biển Istanbul hồi tháng 9/2020. Nguồn: Cavit Ege Tulça.
“Chúng tôi đang thể hiện sự gắn kết với luật pháp quốc tế và quyền tự do đi lại trong khu vực thông qua hoạt động của Hải quân Pháp. Điều này được phản ánh thông qua sự hiện diện của các tàu do thám như Dupuy de Lôme ở eo biển Đài Loan", Bộ trưởng Quốc phòng, bà Florence Parly nói hôm 12/10 trong cuộc điều trần tại Thượng viện Pháp.
Phát biểu được đưa ra sau khi nghị sĩ Olivier Cadic, người vừa trở về từ Đài Loan, đặt câu hỏi về cách Pháp thể hiện sự sẵn sàng trong bảo vệ quyền tự do hàng hải quanh hòn đảo.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Parly không cho biết thời điểm tàu do thám Dupuy de Lôme đi qua eo biển Đài Loan. Con tàu được triển khai tới Thái Bình Dương từ tháng 5, cập cảng Guam vào tháng 8 và rời quân cảng Sasebo ở Nhật Bản hôm 1/10.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và phản đối tàu chiến nước ngoài đi qua eo biển này, trong khi Mỹ và nhiều quốc gia xem tuyến đường này là vùng biển quốc tế.
Tàu chiến Mỹ thường xuyên di chuyển qua eo biển Đài Loan để thực hiện quyền tự do hàng hải, trong khi các đồng minh của Washington hiếm khi thực hiện hoạt động tương tự.
Pháp cũng từng điều tàu hải quân qua eo biển Đài Loan, nhưng thường sử dụng tàu hộ vệ tên lửa, thay vì tàu do thám như Dupuy de Lôme.
Dupuy de Lôme (A759) là một con tàu được tạo ra nhằm mục đích thu thập tín hiệu và thông tin bên ngoài phòng tuyến của đối phương. Con tàu được đưa vào biên chế Hải quân Pháp vào tháng 4/2006.
Dupuy de Lôme được thiết kế và chế tạo bởi nhà máy đóng tàu Royal Niestern Sander của Hà Lan với số hiệu là 816. Hải quân Thales của Pháp đảm nhận việc thiết kế bộ phận tình báo của con tàu.
Kích thước con tàu tương đối lớn, với chiều dài thân là 101,75m, tải trọng choán nước của nó tới 3.100 tấn (đầy tải đạt 3.600 tấn). Con tàu cung cấp đủ chỗ cho tới 108 người bao gồm kỹ thuật viên và các thủy thủ đoàn.
Với việc được tạo ra với mục đích trinh thám, dò xét. Chiếc Dupuy de Lôme được trang bị 2 radar dẫn đường DRBN38A, máy dò radar ARBR-21 để đánh chặn liên lạc vệ tinh. Những hệ thống này sẽ giúp con tàu có những thông tin tình báo chính xác nhất và tránh khỏi sự phát hiện hay đánh chặn của đối phương.
Đương nhiên, để tự vệ thì Dupuy de Lôme chỉ trang bị cho mình 2 khẩu súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7mm. Tuy nhiên, như vậy là không thể đủ, đòi hỏi Pháp phải triển khai các các tàu hộ vệ đi kèm khi làm nhiệm vụ gần vùng quân sự.
Cùng với các hệ thống trên, con tàu có phạm vi bao quát lên tới 3.900 dặm, cho phép có những thông tin tình báo sớm nhất có thể cho lực lượng này.
Dupuy de Lôme cũng được trang bị 2 động cơ Mak 9M25, cho phép nó di chuyển với vận tốc tối đa lên tới 16 hải lý/giờ.
Cho đến nay, Dupuy de Lôme vẫn thuộc biên chế của Hải quân Pháp và được tin tưởng giao trọng trách làm các nhiệm vụ tình báo, thu thập thông tin ở những vùng biển nhạy cảm khắp thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hình ảnh chiếc tàu tình báo Dupuy de Lôme của Hải quân Pháp đi qua eo biển Istanbul hồi tháng 9/2020. Nguồn: Cavit Ege Tulça.